MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 125)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Trung ƣơng

- Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ trung ƣơng cần tiếp tục chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở các loại hình cơ sở kinh tế tƣ nhân, kinh tế hợp tác xã... Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện, cần có sự hƣớng dẫn giải quyết kịp thời, đồng bộ của

các bộ, ngành Trung ƣơng đối với một số kiến nghị, vƣớng mắc ở địa phƣơng, đơn vị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ, tạo điều kiện cho việc thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả.

- Cần tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; tạo điều kiện giúp cho Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ các địa phƣơng đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài nƣớc.

- Thực hiện dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cƣơng, chấp hành pháp luật, vì vậy, Ban chỉ đạo trung ƣơng cần có sự hƣớng dẫn, quy định và chế tài cụ thể về xử lý nghiêm những cá nhân lợi dụng dân chủ vu khống cán bộ, đảng viên; kích động gây rối làm mất ổn định tình hình anh ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phƣơng.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Phú Yên

- Cần đầu tƣ xây dựng hệ thống máy móc, trang thiết bị, phần mềm ứng dụng một cửa điện tử, phần mềm kiểm soát thủ tục hành chính, phần mềm quản lý cán bộ, công chức thống nhất từ tỉnh đến phƣờng, xã và duy trì vận hành thông suốt. Tránh tình trạng đầu tƣ chắp vá, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phƣơng một kiểu khác nhau, không đồng bộ, gây lãng phí và không hiệu quả.

- Hàng năm mở lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, công chức chuyên trách công tác cải cách hành chính ở cơ quan, đơn vị, địa phƣơng, cán bộ, công chức ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và cán bộ, công chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính để thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng tốt hơn.

- Bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế và quy định tăng thêm số lƣợng cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, vì hiện nay tất cả các thủ tục hành chính đều quy định giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông nhƣng UBND tỉnh quy định bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ bố trí 05 ngƣời (trong đó 01 lãnh đạo kiêm nhiệm), còn lại 04 ngƣời

nên không đảm bảo cho việc tiếp nhận, kiểm tra và trả kết quả hồ sơ, thủ tục hành chính.

3.3.3. Đối với UBND thành phố Tuy Hòa

- UBND thành phố Tuy Hòa cần chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp công lập và UBND các xã, phƣờng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 9/1/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn và các văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ của trung ƣơng Đảng, Chính phủ, Bộ, ban, ngành… đến cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các văn bản quy định pháp luật có liên quan đến Quy chế dân chủ cơ sở; điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hƣơng ƣớc, quy ƣớc thôn, khu phố cho phù hợp với thực tế và đúng quy định của pháp luật.

- Hƣớng dẫn nội dung công khai việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tƣ, tài trợ theo chƣơng trình, dự án đối với xã, thị trấn, các khoản huy động nhân dân đóng góp; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến các dự án, công trình đóng trên địa bàn các xã, phƣờng của thành phố Tuy Hòa theo quy định. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ tại các cơ quan, đơn vị. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dƣơng, khen thƣởng những cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, Chƣơng 3 luận văn đã xác định các quan điểm trong thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn hiện nay. Đó là thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về dân chủ nói chung và thực hành dân chủ ở cơ sở nói riêng; gắn liền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở thành phố Tuy Hòa; gắn với đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ngƣời dân cơ sở.

Từ những quan điểm có tính chất định hƣớng, luận văn đã xác định 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa giai đoạn hiện nay. Đó là nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vai trò, nội dung, phƣơng pháp và hình thức thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở; Phát huy vai trò của HTCT tăng cƣờng hiệu quả thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, quán triệt phƣơng châm “Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ” trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần tăng cƣờng hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở… Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ những nội dung đƣợc trình bày trong luận văn, có thể nhận thấy, nghiên cứu về dân chủ cơ sở và phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên hiện nay là vấn đề rất cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Dân chủ là mục tiêu quan trọng của Đảng, nhà nƣớc, đồng thời cũng là nhu cầu, nguyện vọng thiết tha của nhân dân. Dân chủ là yêu cầu, là nguyên tắc hoạt động của toàn bộ HTCT từ trung ƣơng tới cơ sở, trong đó dân chủ ở cơ sở là bộ phận quan trọng, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Để có cơ sở nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hóa và trình bày cơ sở lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ cơ sở, vai trò của phát huy dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay. Thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã góp phần phát huy đƣợc vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc những công việc của địa phƣơng, đất nƣớc; góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, hƣơng ƣớc, quy ƣớc, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cƣ. Những khó khăn trong quá trình phát triển đƣợc nhân dân bàn bạc, tháo gỡ, giải quyết có hiệu quả, nhƣ vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi triển khai thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án; xây dựng các tập thể đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp… tạo khí thế phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất và đạt những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng Đảng, chính quyền và HTCT trong sạch, vững mạnh; tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, nhà nƣớc với nhân dân…

Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và quá trình thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, luận văn đã làm rõ những thành tựu và hạn chế trong phát huy dân chủ cơ sở trong những năm qua. Các chủ thể trong HTCT các cấp ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có kết quả Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Việc phát huy dân chủ thực hiện công khai các nội dung trong Quy chế và Pháp lệnh dân chủ đƣợc quan tâm thực hiện; thực hiện có hiệu quả các quyền “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hƣởng” trong phát huy dân chủ cơ sở, trong phát triển kinh tế - xã hội; vai trò làm chủ của nhân dân đã đƣợc phát huy... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên thì việc triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ việc thực hiện công khai các nội dung trong Quy chế và Pháp lệnh dân chủ còn hình thức; thực hiện các quyền “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hƣởng” chƣa đạt kết quả cao; công tác kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc coi trọng đúng mức; việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngƣời dân có lúc còn chƣa kịp thời...

Để tiếp tục phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trƣớc những yêu cầu của hội nhập và đổi mới mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội, cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp. Trên cơ sở xác định các quan điểm định hƣớng trong thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa hiện nay, luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể, trong đó các giải pháp nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vai trò, nội dung, phƣơng pháp và hình thức thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở; phát huy vai trò của HTCT; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh… là những giải pháp quan trọng góp phần tăng cƣờng hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa hiện nay.

Dân chủ và phát huy dân chủ cơ sở là một nội dung rất rộng lớn và phức tạp, với thời gian, trình độ có hạn và trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý Thầy, Cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, Thành ủy Tuy Hòa, Tháng 12 năm 2020 [2]. Báo cáo 5 năm thực hiện quy chế dân chủ 2016-2020, Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc thành phố Tuy Hòa, Tháng 4/2021

[3]. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 120/KL-BCT của Bộ Chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Tuy Hòa, Tháng 4.2021

[4]. Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế DCCS năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC thành phố Tuy Hòa, Tháng 12/2020

[5]. Hoàng Chí Bảo (2019), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

[6]. Trần Thanh Ca (2018), Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học

[7]. C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập (tập 1), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[8]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập (tập 3), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

[9]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, (tập 16), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội

[10]. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội

[11]. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội

[12]. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội

[13]. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), (tập 1), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

[14]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

[15]. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia

[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), (tập 1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021

[17]. Châu Thị Hiếu, (2011) Xây dựng hệ thống chính trị nhằm phát huy dân chủ ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quy Nhơn

[18]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 5),Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [19]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 6), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [20]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 7), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [21]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 8), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [22]. Bùi Nguyên Khánh (2020), Vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một

đảng lãnh đạo: Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp, Đề tài cấp nhà nƣớc, Mã số: KX.04.07/16-20

[23]. Dƣơng Thị Khánh Ly (2010), Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học

[24]. Nguyễn Văn Một (2017), Quan điểm của V.I. Lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Triết học, Mã số: 60 22 03 01

[25]. Mai Hải Oanh (2020), Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử

[26]. Nguyễn Đình Quyền (2019), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ, dân chủ ở xã, phường, thị trấn và đơn vị sự nghiệp công lập,

[27]. Ngô Văn Sỹ (2021), Nhìn lại hơn 20 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản điện tử

[28]. Lƣu Ngọc Tố Tâm (2017), Một số giải pháp phát huy dân chủ cơ sở,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

[29]. Nguyễn Tiến Thành (2016), Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Mã số: 62 38 01 01

[30]. Lê Chăm Thƣ (2017), Thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn của huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

[31]. Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử

[32]. UBND thành phố Tuy Hòa (2020), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 trên địa bàn thành phố Tuy Hòa và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030

[33]. V.I. Lênin (2005), Toàn tập (tập 32), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [34]. V.I. Lênin (2005), Toàn tập (tập 33), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [35]. V.I. Lênin (2006), Toàn tập (tập 36), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [36]. V.I. Lênin (2005), Toàn tập (tập 37), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [37]. V.I. Lênin (2006), Toàn tập (tập 38), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [38]. Nguyễn văn Vƣơng (2020), Thực hiện pháp lệnh dân chủ xã phường, thị

trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay,

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

[39].http://danvan.vn/Home/Hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong- cach-Ho-Chi-Minh/10677/Nghe-An-thuc-hien-Phat-huy-dan-chu-

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)