PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Cơ sở và phát huy dân chủ cơ sở

- Khái niệm cơ sở và dân chủ cơ sở

Hiện nay khái niệm cơ sở đƣợc sử dụng khá rộng rãi ở nƣớc ta, với nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau. “Cơ sở là nơi trực tiếp nhất của thực tiễn,

thể hiện ý thức và năng lực làm chủ của nhân dân bằng cả phƣơng thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, cũng là nơi đầu tiên đối mặt với những yêu cầu bức xúc của dân chúng với những mâu thuẫn, thậm chí cả những xung đột nảy sinh trong đời sống dân sự” [29]. Cơ sở là thành tố, đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc của một hệ thống các sự vật, hiện tƣợng. Về mặt cấu trúc xã hội, cơ sở đƣợc hiểu là đơn vị xã hội nhỏ nhất mà nhân dân tổ chức nên, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Nói cách khác, cơ sở đƣợc hiểu là đơn vị ở cấp dƣới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động nhƣ sản xuất, công tác… của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận cấp trên. Bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội cũng tồn tại trong một tổ chức nhất định. Một tổ chức, xét theo hệ thống cấu trúc, bao gồm hệ thống cấu trúc từ nhỏ đến lớn. Những cấu trúc nhỏ nhất trong một hệ thống có tƣ cách nhƣ một chỉnh thể tƣơng đối hoàn chỉnh, độc lập, là nền tảng cho toàn bộ hệ thống đƣợc gọi là cơ sở. Nhƣ vậy, cơ sở là “tế bào” của hệ thống. Bất cứ một công dân, một thành viên nào của tổ chức cũng đều gắn bó và sinh sống, lao động, học tập ở một cơ sở nhất định trong hệ thống. Theo cách tiếp cận này, trong cấu trúc của HTCT ở Việt Nam hiện nay, dân cƣ ở cấp xã, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức – chính là các đơn vị cơ sở, nơi diễn ra các quan hệ cốt yếu, nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân.

Quan điểm về cơ sở trong cách tiếp cận của Quy chế dân chủ cơ sở của Đảng, cơ sở đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm xã, phƣờng, thị trấn; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (theo Nghị định 71/2008/NĐ – CP); doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (theo Nghị định 07/1999/NĐ – CP, Nghị định 87/2007/NĐ – CP). Theo quan điểm trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phƣờng, thị trấn thì cơ sở đƣợc hiểu là cấp xã (xã, phƣờng, thị trấn). Trong lý luận về nhà nƣớc thì cấp cơ sở (chính quyền cơ sở) là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ

quan nhà nƣớc bốn cấp ở nƣớc ta.

Nhƣ vậy có thể hiểu cơ sở là nơi quần chúng nhân dân trực tiếp sinh sống và tổ chức sản xuất. Trong phạm vi luận văn, cơ sở đƣợc tiếp cận đó là cấp xã (gọi chung cho đơn vị xã, phƣờng, thị trấn) trong HTCT bốn cấp ở nƣớc ta.

Trong quá trình thực thi quyền lực bao gồm quyền lực chính trị của Đảng và quyền lực nhà nƣớc thì cấp cơ sở có vai trò quan trọng. Bàn về vị trí, vai trò của cơ sở, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính ; cấp xã làm đƣợc thì mọi việc đều xong xuôi. Cấp cơ sở là nơi trực tiếp làm việc với nhân dân, trực tiếp đón nhận và trực tiếp thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và cấp trên tại cơ sở. Thực tiễn cho thấy chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của tỉnh, huyện đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Hiệu quả thực hiện đến đâu ? Phụ thuộc chủ yếu vào việc nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện ở cơ sở.

Cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức, thực hiện và kiểm nghiệm tính đúng đắn chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Trong xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa bàn cơ sở là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì chỉ có thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mới phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn cơ sở. Do đó có thể khẳng định cấp xã là cấp cơ sở nhưng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng dân . Cấp cơ sở có thể đƣợc ví nhƣ „„chiếc cầu nối‟‟ giữa dân với Đảng, là cái „„vi mô‟‟ nhƣng thực chất là cái „„vĩ mô‟‟ thu nhỏ ở địa phƣơng.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở cần dựa trên nguyên tắc toàn bộ quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể chính và trực tiếp thực hiện các quyền làm chủ của mình gắn với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn cơ sở. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là động lực mạnh mẽ để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để chống quan liêu, tham nhũng, độc đoán chuyên quyền - những hiện tƣợng trái với bản chất của chế độ XHCN.

Có thể hiểu dân chủ ở cơ sở (luận văn gọi tắt là dân chủ cơ sở) là việc thực hiện quyền làm chủ, quyền tự quyết của nhân dân ở địa bàn cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đối với các nội dung có liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân ở cơ sở bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của pháp luật. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là xây dựng nền tảng của chế độ chính trị theo định hƣớng XHCN, là nội dung quantrọng, thiết yếu của dân chủ XHCN ở nƣớc ta hiện nay.

Dân chủ cơ sở là quyền dân chủ trực tiếp của ngƣời dân (mặc dù có cả dân chủ đại diện) đƣợc tiến hành từ cấp xã, phƣờng trở xuống (đến cấp thôn, xóm, đơn vị, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp) theo phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hƣởng. Dân chủ ở cơ sở trƣớc hết là dân chủ trực tiếp, là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí (qua ý kiến) nguyện vọng của mình đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền ở cơ sở. Có nhiều hình thức để thực hiện dân chủ ở cơ sở nhƣ trƣng cầu ý dân; bầu và bãi miễn đại biểu cơ quan dân cử; bàn bạc, thảo luận, tham gia quyết định, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trật tự an ninh ở cơ sở; tố cáo, khiếu nại; xây dựng quy định, quy ƣớc tự quản. Mặt khác dân chủ cơ sở còn thể hiện bằng hình thức dân chủ gián tiếp. Đây là hình thức quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua MTTQ và các tổ

chức chính trị - xã hội khác. Tuy nhiên, hình thức dân chủ trực tiếp là nội dung cơ bản của thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Nói đến dân chủ cơ sở là nói đến vị thế của ngƣời dân ở cơ sở, trƣớc hết và chủ yếu là các tầng lớp ngƣời lao động đang hằng ngày làm ra của cải vật chất và tinh thần để bảo đảm cho xã hội tồn tại, phát triển. Vì vậy, thực hiện dân chủ cơ sở chính là bảo đảm và nâng cao vị thế của ngƣời dân, làm nền tảng và động lực phát triển trực tiếp của xã hội; là giải quyết đúng đắn vấn đề dân chủ đang đƣợc đặt ra: mở rộng dân chủ và phát huy cao độ quyền làm chủ trực tiếp của ngƣời dân từ cơ sở, đẩy mạnh chiều sâu dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Phát huy dân chủ cơ sở

Theo Từ điển Tiếng Việt, phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục phát triển [45]. Phát huy dân chủ - nghĩa là phải tạo đƣợc bƣớc chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động. Để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng xã hội thực sự dân chủ. Phát huy dân chủ cơ sở là hành động nhằm đƣa các giá trị chính trị, kinh tế, văn hóa, tƣ tƣởng vào trong thực tiễn xã hội, thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm cho quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong thực tiễn ở cơ sở. Một cách khái quát, phát huy dân chủ ở cơ sở là bƣớc tiến mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao chất lƣợng dân chủ đại diện, đƣa phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hƣởng” vào cuộc sống ở cơ sở.

Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, nông dân chiếm 70% dân số, đa phần sống ở nông thôn. Nông thôn, nông dân nƣớc ta có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN. Trong công cuộc đổi mới, họ có những đóng góp hết sức to lớn cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bởi vậy, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở trƣớc hết phải hƣớng tới nông dân,

nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, chính quyền cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, tiếp xúc trực tiếp với quần chúng nhân dân. Trực tiếp tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng; thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nƣớc và cấp trên. Trực tiếp triển khai thực hiện quy định về dân chủ và tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Cán bộ, công chức ở cơ sở là những ngƣời sống tại cơ sở, sinh hoạt cùng với quần chúng nhân dân địa phƣơng. Chính vì vậy, chất lƣợng hoạt động của HTCT cơ sở; chất lƣợng tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở sẽ ảnh hƣởng lớn tới niềm tin của quần chúng nhân dân vào quá trình dân chủ hóa, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, bảo đảm và động viên, khích lệ quần chúng nhân dân thực hiện vai trò làm chủ đối với xã hội và quá trình dân chủ hóa. Nhƣ vậy, hiệu quả thực hiện dân chủ ở nƣớc ta phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có vai trò của quần chúng nhân dân ở cơ sở. Song, quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trong những năm qua còn nhiều hạn chế. Tình trạng mất dân chủ, vi phạm dân chủ ở cơ sở diễn ra khá phổ biến ở cơ sở. Quần chúng nhân dân chƣa đƣợc bảo đảm và phát huy vai trò trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Dẫn tới, niềm tin vào thực chất của thực hiện dân chủ của quần chúng nhân dân giảm mạnh. Thái độ thờ ơ, thiếu chủ động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là tâm trạng chung của một bộ phận quần chúng nhân dân. Vì vậy, làm thế nào để vừa kêu gọi, tập hợp, lôi cuốn và giáo dục nhân dân tham gia làm chủ, biết cách làm chủ; đồng thời củng cố và xây dựng cơ chế đảm bảo quyền làm chủ của họ là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2. Căn cứ pháp lý và nội dung thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam

1.2.2.1. Căn cứ pháp lý để thực hiện dân chủ ở cơ sở

Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các thiết chế tham gia vào quá trình thực hiện

mục tiêu trong một lĩnh vực cụ thể. Trên phƣơng diện thủ tục, pháp luật dân chủ ở cơ sở là sự hợp thành của các phƣơng pháp, trình tự, bƣớc đi, hậu quả pháp lý do pháp luật ghi nhận để đảm bảo tính hợp pháp của quá trình thực hiện mục tiêu trong một lĩnh vực nhất định. Vì vậy, pháp luật dân chủ ở cơ sở là tổng thể các nguyên tắc, thể chế, thiết chế và các điều kiện đảm bảo, gắn kết với nhau, hợp thành hệ thống, do pháp luật quy định, nhằm xác lập các quyền và khả năng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ tại cơ sở. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đề cập đến các văn bản pháp lý cơ bản và trực tiếp nhất về thực hiện và phát huy dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, đó là Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh dân chủ cơ sở.

- Quy chế dân chủ ở cơ sở

Để xác lập cơ sở pháp luật về dân chủ ở cơ sở, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị số 30/CT-TW đƣợc ban hành trong bối cảnh “quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều ngành; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân mang tính phổ biến. Phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chƣa đƣợc cụ thể hóa và việc thể chế hóa thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống”.

Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn đƣợc ban hành trong giai đoạn này khá đầy đủ và hệ thống, nhƣ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn; Chỉ thị số 22/1998/CT- TTg ngày 15/5/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai QCDC ở xã, phƣờng, thị trấn; Thông tƣ số 03/1998/TT- TCCP ngày 06/7/1998 về hƣớng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng và thị trấn…

Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, căn cứ vào Nghị quyết số 17/NQ - TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

(khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lƣợng HTCT cơ sở xã, phƣờng, thị trấn và Chỉ thị số 10 – CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Chính phủ đã có Nghị định số 79/2003/NĐ – CP ngày 07/7/2003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thay thế Nghị định số 29/1998/CP ngày 11/5/1998. Sau đó, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tƣ số 12/2004/TT – BNV ngày 20/02/2004 hƣớng dẫn thực hiện QCDC ở xã, phƣờng, thị trấn.

Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 29/1998/ NĐ-CP, căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lƣợng HTCT cơ sở xã, phƣờng, thị trấn và Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Chính phủ đã ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003), thay thế Nghị định số 29/1998/ NĐ-CP. Về cơ bản, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ vẫn giữ nguyên những nội dung cốt lõi về các quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp, đi vào thực chất, cụ thể hơn theo hƣớng tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của bộ máy chính quyền cấp

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)