SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TƯ SẢN VIỆT NAM
THỜI KỲ 1930 - 1945
2.1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 1930 - 1945
2.1.1. Lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp
Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, mục tiêu chủ yếu của họ là muốn Việt Nam thành một xứ thuộc địa, phụ thuộc hồn tồn vào chính quốc về mọi mặt. Do đó, chủ trương nhất quán của thực dân Pháp là không phát triển công nghiệp thuộc địa. Trong cơng nghiệp có chăng chỉ phát triển ở một chừng mực một số ngành công nghiệp phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa như công nghiệp khai thác mỏ, chế biến nông sản, một số ngành công nghiệp nhẹ. Trên tinh thần đó, khi bắt đầu khai thác thuộc địa ở Việt Nam với quy mô lớn, thực dân Pháp định hướng phát triển cho công nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ giới hạn nhất định với vị trí phụ thuộc, bổ sung cho kinh tế Pháp chứ không được phát triển độc lập. Cho nên, tư bản Pháp chỉ bỏ vốn nhiều vào các ngành khai thác nguyên liệu như than, thiếc, kẽm; trồng cao su và các cây công nghiệp khác. Chỉ có ít vốn vào lập xí nghiệp cơng nghiệp để phục vụ cho bộ máy thống trị như điện, vận tải; hay những xí nghiệp chế biến khơng có hại cho cơng nghiệp chính quốc như rượu, diêm, dệt...
Với chính sách hạn chế phát triển công nghiệp bản xứ của thực dân Pháp, lẽ tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp của tư sản Việt Nam. Trong hồn cảnh đầy khó khăn như vậy, tư sản Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực này lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh với tư bản Pháp. Do đó, ngay từ những năm đầu thống trị Việt Nam, thực dân Pháp chú ý ngăn cản sự thành lập các cơng ty, xí nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh với các cơng ty của tư sản Pháp, vì vậy, những chính sách chèn ép đối với tư sản Việt Nam của
thực dân Pháp là thường xuyên và đầy toan tính. Thế nhưng, một số tư sản Việt Nam khơng chịu thối lui. Trong quá trình kinh doanh, một khi có điều kiện thuận lợi lập tức họ tìm cách bước vào kinh doanh các ngành cơng nghiệp phù hợp với điều kiện vốn có, đồng thời chuyển đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp. Hơn nữa, do nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và của người Pháp trong quá trình đánh chiếm, một số làng nghề thủ công của Việt Nam, các chủ sản xuất nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường. Mặc dù thực dân Pháp thực hiện chính sách chèn ép công nghiệp Việt Nam, nhưng một số nhà tư sản Việt Nam không chịu khuất phục. Khi thực dân Pháp đem hàng hóa vào Việt Nam bán kiếm lời, họ cũng đưa vào một số cơng cụ, máy móc sản xuất, động cơ điện, nồi súp-de… Những công cụ sản xuất này phần lớn cung cấp cho các xí nghiệp của Pháp, nhưng một số tư sản Việt Nam đã mua một phần và lập nên những xí nghiệp có tính chất cơ khí. Bước vào thời kỳ 1930 - 1945, trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, một bộ phận của lớp tư sản xuất hiện trước năm 1930 tham gia kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị phá sản, bộ phận còn lại vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng khá khó khăn. Số này chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất nước mắm, dệt, khai thác mỏ và một số nghề thủ cơng. Điển hình như trường hợp Cơng ty Liên Thành.
Hưởng ứng phong trào Duy Tân, ở Phan Thiết (Bình Thuận) các nhân sĩ ở đây thành lập Công ty Liên Thành vào năm 1909, với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất nước mắm. Những người thành lập gồm các ông Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lê Chất, Ngô Văn Nhượng. Dưới thời ông Nguyễn Văn Nghị và ông Trần Lê Chất làm giám đốc công ty, Công ty Liên Thành phát triển lớn mạnh, có các chi nhánh ở các tỉnh, Lào và Campuchia. Năm 1925, cơng ty Liên Thành có thêm nhiều cổ đơng mới, nâng số vốn lên 133.500 đồng, đặt trụ sở chính tại ở Sài Gịn, mở rộng quy mơ kinh doanh. Đến thời kỳ 1930 -1945, thế hệ thứ hai là các ông Hồ Tá Khanh (con Hồ Tá Bang) và Nguyễn Minh Duệ (con Nguyễn Văn Nghi)
tham gia điều khiển công ty cùng với thê hệ trước như Nguyễn Văn Nghi, Trần Lê Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Từ Trường Phùng, công ty Liên Thành không chỉ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, mà còn phát triển mạnh hơn, cạnh tranh quyết liệt về thị phần với các công ty nước mắm khác ở Đông Dương, nhất là trên thị trường Nam Kì với cơng ty nước mắm của Granval ở Hải Phịng1.
Cùng với đó, thời kỳ 1930 - 1945, những tư sản vốn có tiếng trong sản xuất kinh doanh cơng nghiệp trước năm 1930 tiếp tục mở rộng quy mô và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trở thành những tư sản lớn thời bấy giờ.
Trong ngành công nghiệp sơn phải kể đến tên tuổi của Nguyễn Sơn Hà. Những năm 30 của thế kỷ XX, bắt đầu từ Hải Phòng, hiệu sơn dầu của Nguyễn Sơn Hà xuất hiện và dám cạnh tranh với các hãng sơn của người Pháp và người Hoa. Với giá thành hạ, chất lượng tốt, mau khơ và bóng đẹp, sản phẩm sơn của Nguyễn Sơn Hà ngày càng được khách hàng trong nước tín nhiệm. Với những mặt hàng phong phú như sơn Résistanco A - B dùng cho sơn xe đạp, sơn Durolac để sơn ô tô, sơn Ideal dùng sơn các vật dụng thông thường... Sau một thời gian ngắn, sản phẩm sơn của Nguyễn Sơn Hà đã cạnh tranh được với sản phẩm của hãng sơn Sauvage Cottu, Ripholin nhập từ Pháp sang. Nguyễn Sơn Hà nhanh chóng trở thành một doanh nhân giàu có, thành đạt, được giới kinh doanh xưng tụng là “ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam” [65].
Xà bông là loại vật phẩm cần dùng cho việc giặt giũ quần áo và tắm rửa do người Pháp du nhập vào Việt Nam. Về sau, tư sản Việt Nam học được cơng thức chế biến, nên xin phép chính quyền lập nhà máy sản xuất tại chỗ. Nhà máy có uy tín nhất và hoạt động lâu nhất là nhà máy xà bông của Trương Văn Bền tại bến Cam Bốt, Chợ Lớn theo giấy phép ngày 7/3/1932 và ngày 25/7/1932. Sản phẩm của nhà máy này bán khắp thị trường Nam Kì, ra cả Trung Kì và Bắc Kì. Ngồi loại xà bơng màu trắng và xanh với 72% dầu để giặt quần áo, nhà