Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 51 - 54)

2 Hà Văn Mao có mỏ tại các tỉnh Cao Bằng, Hịa Bình, Phú Thọ Nguyễn Văn Nhân (cịn gọi là Ký Sao) nổi tiếng trong giới mỏ, q làng Thịnh Liệt, Hà Đơng, có mỏ ở Hà Đông và Quảng Yên.

2.1.5. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác

Ngoài các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cơ bản như công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thời kỳ 1930 - 1945 còn xuất hiện một số lĩnh vực kinh doanh mới, nhưng nhỏ lẻ và chưa phổ biến đối với tư sản Việt Nam, cụ thể như trong lĩnh vực thể thao, xây dựng, tài chính - ngân hàng…

Đến thập niên 30 của thế kỷ XX, thể thao cũng bắt đầu du nhập vào nước ta, do đó một số tư sản Việt Nam cũng có sự chuyển biến trong kinh doanh phù hợp với tình hình mới, điều này càng chứng tỏ sự nhạy bén trong kinh doanh của tư sản Việt Nam. Tiêu biểu kinh doanh trong lĩnh vực thể thao là Cơng ty thể thao Nguyễn Văn Trân ở Sài Gịn. Nguyễn Văn Trân là hội viên đắc lực của Câu lạc bộ thể thao An Nam và có quan hệ rộng rãi trong giới tri thức, thương gia và nghệ sĩ ở Sài Gòn. Nguyễn Văn Trân bắt đầu sự nghiệp kinh doanh bằng cửa hàng bán dụng cụ thể dục thể thao, đồng thời cửa hàng của ông là nơi bán vé các trận đánh quần vợt như trận đấu giữa hai nhà thể thao quần vợt nổi tiếng Chim và Giao, vé dự các tuồng cải lương cho các đồn như Phúc Cương. Sau một thời gian, ơng đã giao cửa hàng thể thao cho Triệu Văn Yên làm giám đốc điều hành. Cơ sở kinh doanh của ông làm ăn phát đạt, nổi tiếng ở Sài Gòn và nơi các nhà thể thao chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đến để mua các dụng cụ, đồ dùng cho các môn thể thao. Theo báo L’Écho Annamatie số ra ngày 19/7/1930, Nguyễn Văn Trân tài trợ cho nhiều giải đấu thể thao diễn ra ở Sài Gịn thời bấy giờ. Ví dụ như trận đấu bóng đá ở sân Mayer của Ủy ban liên hội thể thao An

Nam được tổ chức ngày 20/7/1930 giữa hai đội mạnh nhất Sài Gịn là Victoria và Étoile de Giadinh (Ngơi sao Gia Định) tranh cúp Nguyễn Văn Trân; hay tài trợ cho đội đánh quần vợt Nam Kì tham gia giải vô địch ở Mã Lai [29, tr.261]. Trong lĩnh vực xây dựng có Cơng ty thiết kế và xây dựng của Nguyễn Văn Sâm trụ sở ở số 34, Quai de Cambodge, Chợ Lớn. Năm 1923, ông thành lập công ty, ông là Chủ tịch Hội đồng tương tế Sóc Trăng. Ơng viết và cộng tác với các tờ báo “Diễn đàn bản xứ”, “ Đuốc nhà Nam”, “Tiếng vọng An Nam” thuộc lập trường Lập hiến của các ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Phú Khai. Ông là chủ tịch của Hội ái hữu ký giả An Nam ở Nam Kì.

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho đến tận năm 1945, tư sản người Việt duy nhất chỉ có một ngân hàng được lập. Đó là Cơng ty tín dụng An Nam (Société Annammite de crédit) hay còn gọi là Việt Nam ngân hàng. Ngân hàng này được thành lập năm 1927, hoạt động gồm chiết khấu tiền lời của kỳ phiếu; cho vay có thời hạn; nhận tiền gửi vào ngân hàng có kỳ hạn lấy lãi. Ngân hàng với sự hùn vốn của nhiều tư sản và địa chủ, như Trần Trinh Trạch- địa chủ Bạc Liêu; Nguyễn Tấn Sử- địa chủ Bà Rịa; Lê Kim Đĩnh- thầu khoán ở Cần Thơ; Lê Phát An- nghiệp chủ Gia Định; Nguyễn Tấn Lợi đốc phủ sứ ở Ba Tri (Bến Tre), Nguyễn Thành Điểm, chủ hãng xe hơi Vĩnh Long, Nguyễn Hữu Sở, thầu khoán ở Phan Rang; Trần Huynh Ký, thầu khoán ở Phan Thiết; Lê Kim Đĩnh, thầu khoán Cần Thơ; Võ Đoan Gia, nhà kỹ nghệ ở Đà Nẵng; Bạch Thái Bưởi, chủ hãng tàu thủy ở Hải Phòng. Vốn đầu tiên là 250 ngàn đồng, chia làm 10 ngàn cổ phần. Tính đến năm 1929, vốn tăng lên 691.493 đồng [8, tr.96].

Giai đoạn đầu, theo quảng cáo của ngân hàng trên báo chí, lãnh đạo ngân hàng có Ban trị sự danh dự và cố vấn, Ban trị sự và quản lý. Trần Trinh Trạch làm Phó chủ tịch danh dự, Trương Tấn Vị là Chủ tịch, quản lý gồm Nguyễn Tấn Văn, Bùi Quang Chi, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Trung Vinh. Đến đầu năm 1931, thành phần lãnh đạo ngân hàng có thay đổi, Huỳnh Đình Khiêm - chủ đất ở Gị Cơng làm Chủ tịch danh dự, Trần Trinh Trạch làm Phó chủ tịch danh dự; quản lý gồm Nguyễn Hữu Do, Trần Như Lâm, Nguyễn Đức Nhuận,

Nguyễn Văn Thơm, Ngơ Trung Tính và Võ Hà Tri, Lê Văn Gồng làm Giám đốc điều lệ [29, tr.236]. Đầu năm 1939, ngân hàng này mua lại tồ nhà ở góc đường Charner và Ohier của một cơng ty Pháp với số tiến là 120.000 đồng, trong đó 78.000 đồng là mua đất và nhà, 41.500 đồng là dùng để tu bổ và trang bị lại tồ nhà. Cơng ty sau đó dời trụ sở từ số nhà 54 đường Pellerin đến trụ sở mới số 117 đường Charner, Sài Gòn; đồng thời số vốn lúc này đã tăng gấp 5 lần, đó là chưa kể 1 triệu đồng trong tài khoản của các khách hàng [29, tr.238]. Từ năm 1942, ngân hàng này khơng cịn 2 trụ cột chính là Trần Trinh Trạch (mất năm 1942) và Lê Văn Gồng. Lúc này, quân Nhật đã vào Đơng Dương. Hoạt động tín dụng của cơng ty cũng khơng thuận lợi như trước. Chưa có tư liệu cho biết cơng ty hoạt động ra sao sau thời gian năm 1943. Thế nhưng có thể khẳng định Ngân hàng Việt Nam ra đời đã hỗ trợ vốn cho nhiều nhà công - thương nghiệp người Việt thời bấy giờ khởi nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người có vốn để mở rộng quy mơ, mua sắm trang thiết bị trong sản xuất kinh doanh. Đúng như tinh thần khi thành lập ngân hàng được đăng trên báo chí đương thời “Việt Nam ngân hàng là ngân hàng chung cho cả

dân tộc Việt Nam, chứ chẳng phải là nhà ngân hàng riêng của một số ít người trong xã hội. Cho nên ai là người Việt Nam cũng đều có cái bổn phận giúp đỡ vào công cuộc sáng lập ngân hàng vậy” [79].

Lĩnh vực bất động sản có Cơng ty Bất động sản Việt Nam của Trương Tấn Vị thành lập năm 1932, vốn đầu tiên là 100.000 đồng. Hướng kinh doanh của công ty là mua bán bất động sản ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn [8, tr.130]. Trong lĩnh vực nhiếp ảnh tiêu biểu có Nguyễn Đình Khánh, ơng chủ trương chú trọng dạy nghề, đào tạo thợ, ông Khánh đã làm cho dịch vụ nhiếp ảnh phát triển mạnh, mở ra thời kỳ người làng Lai Xá (Hà Nội) “làm mưa làm gió” trong nghề ảnh. Những năm 1920 - 1935, có tới 18 hiệu ảnh do người Lai Xá đứng đầu được lập nên ở khắp Việt Nam. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Hà Nội có trên 40 hiệu ảnh thì người làng Lai Xá nắm 33 hiệu với những tên hiệu vào loại nổi nhất Hà Nội như Kim Lai, Mỹ Lai, Vạn Hoa, Thủ đô ảnh viện…[45].

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)