Công ty nước mắm của Granval ở Hải Phòng chiếm lĩnh hầu hết thị trường nước mắ mở Bắc Kì Do muốn phát triển sang thị trường khác của Đông Dương nên đã dùng thế lực ngoại giao và bằng sáng chế đóng cha

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 29 - 35)

phát triển sang thị trường khác của Đông Dương nên đã dùng thế lực ngoại giao và bằng sáng chế đóng chai nước mắm hút hơi khơng nhiễm trùng nhãn hiệu Hermelicos để thúc dục chính quyền nên chỉ cấp phép cho các cơ sở sản xuất nước mắm đảm bảo vệ sinh được kiểm định bởi cơ quan độc lập như Viện Pasteur.

máy còn sản xuất xà bông thơm để gội đầu và tắm, với nhãn hiệu “Xà bông thơm Cơ Ba”, có hình Cơ Ba in trên hộp giấy, một người mẫu của kiểu con gái Nam Bộ. Nhà tư sản Trương Văn Bền xin phép in hình cơ lên bao bì để quảng cáo cho loại xà bông của hãng. Theo báo chí đương thời, bên cạnh xà bông thơm ngoại quốc hiệu Cadunm đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp cao sang, hầu hết người dân Việt Nam thời bấy giờ đều dùng xà bông Cô Ba [76, tr.210]. Đến năm 1943, mỗi năm nhà máy này đạt công suất 600 tấn xà bông.

In ấn là lĩnh vực cơng nghiệp văn hóa đặc trưng khá phát triển ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Những tư sản tham gia vào ngành in ấn trước năm 1930 vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời kỳ 1930 - 1945, những nhà tư sản có tiếng trong ngành in trước năm 1930 điển hình như là Bùi Huy Tín với nhà in Đắc Lập ở Huế không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn phát triển hơn so với trước đây. Khởi đầu kinh doanh ngành in ấn từ tháng 9/1919, trong bối cảnh tranh thương với Hoa kiều, do thiếu nguồn lực nên Thuận Thành thương quán không đủ điều kiện để lập nhà in, giao phó tất cả cho Bùi Huy Tín và ngay sau đó, ơng đã sang gặp ơng Bauguaert đề nghị mua sở đất về sau là nơi làm nhà in Đắc Lập. Sau khi mua đất, ơng trích ra số vốn 25.000 đồng để xây dựng nhà in, rồi về Bắc mua một nhà in cũ, cùng tất cả đồ cơ khí kèm theo với giá 10.000 đồng, cho xe lửa chở vào, thuê tạm hai gian nhà ở cửa Thượng Tứ (Kinh thành Huế) để vận hành xưởng in.

Toàn bộ cổ phần nhà in có 5 vạn, riêng Bùi Huy Tín chiếm 2,8 vạn cổ phần, nhưng trong quá trình vận hành vẫn thiếu vốn nên ông lại phải cho vay. Vạn sự khởi đầu nan, ba năm đầu nhà in lỗ vốn tới 25%, thay nhiều người quản lý mà vẫn chưa ổn, các cổ đông thấy lỗ vốn nên nhiều người xin rút. Theo điều lệ hội, nếu vốn chưa lỗ đến 50% thì cơng ty khơng được giải tán, khơng ai được rút vốn, nhưng Bùi Huy Tín mua lại hết cổ phần đó, lên đến 2/3 cổ đơng, mà lại trả đủ nguyên vốn, không trừ 25% đã lỗ. Theo điều lệ, Cơng ty Đắc Lập có hạn cam kết hoạt động 8 năm, tới hạn mà giải tán cơng ty Bùi Huy Tín phải mua lại tất cả trang thiết bị máy móc và hàng hóa theo như nguyên giá ban đầu.

Đến cuối năm 1928 mãn hạn và Đắc Lập ấn quán thuộc sở hữu riêng của gia đình Bùi Huy Tín [68]. Từ đó đến sau này. Cơng ty in Đắc Lập không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, in nhiều loại sản phẩm khác nhau. Bên cạnh sách vở, nhãn mác, bản đồ, biển hiệu..., Nhà in Đắc Lập là cơ sở in của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ như La Gazette de Huế, France - Annam, Tràng An báo, Viên Âm báo, Nam triều Công báo, Trung Kỳ Bảo hộ Công báo, Ai Lao Công báo, Bulletin Administratif de l’Annam... Nhiều sách chữ Quốc ngữ, kể cả bản dịch bộ sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên cũng được in ấn ở đây.

Điểm đáng chú ý là ngoài lớp tư sản xuất hiện trước năm 1930, trong lĩnh vực công nghiệp, thời kỳ 1930 - 1945 xuất hiện thêm lớp tư sản mới, kinh doanh trong các ngành công nghiệp như sản xuất xà bông, dệt nhuộm, nước mắm, khai thác mỏ, ép dầu, xay xát gạo...

Trong ngành công nghiệp sản xuất xà bơng, ngồi nhà máy xà bơng của Trương Văn Bền, cịn có nhiều nhà máy sản xuất xà bơng khác có quy mơ nhỏ hơn như nhà máy sản xuất xà bông của Ngô Hân, về sau Huỳnh Trinh Triệu kế tiếp tại Chợ Lớn được cấp giấy phép kinh doanh ngày 1/6/1932. Ở Bắc Kì cũng xuất hiện một số cơ sở sản xuất xà bơng ở Hải Phịng, Hà Nội [76, tr.211].

Cơng nghiệp dệt nhuộm vốn là nghề thủ công cổ truyền, tập trung chủ yếu ở Nam Kì, do người Việt và người Hoa cùng làm. Tuy là nghề thủ công hoạt động theo đơn vị gia đình, nhưng tổng số công nhân hành nghề cũng khá đông, và dần phát triển với tính chất cơng nghiệp. Sau năm 1930, riêng tại khu vực Gò Vấp (Sài Gòn) tập trung nhiều cơ sở nhuộm, lụa trắng từ Bắc Kì và Trung Kỳ đều đưa vào đây nhuộm. Các xưởng nhuộm ở Gò Vấp hàng năm đưa ra thị trường 50.000 tấm lụa. Mỗi toán thợ nhuộm 10 người, trong 15 ngày có thể hồn thành việc nhuộm 220 tấm lụa. Cùng với nghề nhuộm, các xưởng dệt ở Gị Vấp trung bình mỗi năm dệt được 4.000m lụa tơ. Sợi tơ người Gò Vấp mua từ các làng ở Ba Tri (Bến Tre) hoặc mua từ Phòng Tơ tằm Sài Gịn. Ở khu vực Chợ Lớn có một số xưởng dệt tiêu biểu như xưởng dệt của Tô Hội ở đường Huỳnh Thoại Yến được cấp giấy phép kinh doanh ngày 26/1/1932; xưởng dệt

của Lương Nhi ở đường Des Tanneurs được cấp giấy phép ngày 5/2/1932, đến ngày 2/11/1932 xưởng này chuyển cho Đô Dương; xưởng dệt của Ngu A Lục ở số 111 Bến Mỹ Tho được cấp phép ngày 9/1/1944…[76, tr.213].

Ở Bắc Kì có xưởng dệt của Trịnh Văn Mai, ơng Mai học được nghề dệt kim, dệt áo thun từ trước và chuyển sang ngành sản xuất này với tên hiệu Cự Gioanh (Cự Gioanh là tên gọi khác của ông Trịnh Văn Mai). Năm 1933, vợ chồng ông bà Cự Gioanh đã dọn xưởng dệt kim lên Hà Nội. Xưởng sản xuất được đặt ở số 44 - 46 hàng Quạt (Hoàn Kiếm, Hà Nội) trên mảnh đất của viên Tuần vũ Nghiêm Xuân Quảng bán lại, ở ngõ cạnh số 66 Hàng Đàn, còn được gọi là ngõ Tuần Nghiêm. Nhân cơng có lúc lên tới gần 200 người. Cơ sở sản xuất này là một trong những cơ xưởng kỹ nghệ to lớn vào bậc nhất ở Hà Nội thời điểm đó. Sản phẩm sản xuất ra có quầy giới thiệu sản phẩm ở Hàng Quạt, có xe ơ tô giao hàng. Những mặt hàng dệt kim của hiệu Cự Gioanh được nhiều người ưa chuộng, có mặt trong hầu hết các gia đình ở Bắc Kì lúc bấy giờ [81]. Để cung cấp nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp dệt đang có xu hướng ngày càng phát triển, trong thời kỳ 1930 - 1945, ở các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì, một số tư sản Việt Nam đã lập cơ sở nuôi tằm và sản xuất tơ tằm, điển hình như cơ sở của Nguyễn Đình Long, Lê Văn Năm, Trần Văn Tiến ở Nam Kì; cơ sở Nguyễn Đình Thiệu ở Bắc Kì... Cơng ty khai thác tơ tằm Nguyễn Đình Thiệu thành lập năm 1929, mục đích là ni tằm và sản xuất, bn bán tơ tằm. Nơi mở xưởng là ở làng Văn Trung, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Vốn đầu tiên là 8.400 đồng. Công ty thương mại kỹ nghệ lụa An Nam thành lập năm 1930 tại n Phụ (Hồng Long, Hà Đơng), hướng kinh doanh là mua bán kén tằm, ươm tơ, dệt lụa, với số vốn ban đầu là 3500 đồng [8, tr.129].

Ngành chế biến nước mắm vẫn thu hút khá đông tư sản Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh. Ngành công nghiệp này gần như tư sản Việt Nam nắm phần lớn thị phần. Trong số những công ty nước mắm mới suất hiện sau năm 1930, điển hình nhất là Cơng ty nước mắm Vạn Vân ở Hải Phịng.

Đồn Đức Ban là người đầu tiên nghĩ tới việc sản xuất nước mắm đem đi bán cho người Kinh Bắc, sau khi đã học được nghề này từ người làng Vân, Bắc Ninh. Vạn Vân là cơ sở sản xuất nước mắm lớn nhất của Việt Nam thời Pháp thuộc, với 10.000 chum loại 400 kg. Với phương thức kinh doanh có phần sáng tạo của Đồn Đức Ban, đến năm 1936, Cơng ty Vạn Vân không chỉ được đánh giá là cơ sở sản xuất nước mắm lớn nhất, mà sản phẩm của nó khơng thể thiếu đối với bất cứ gia đình nào của Hà Nội nói riêng và tồn xứ Bắc Kì nói chung. Thương hiệu nước mắm Vạn Vân của Đồn Đức Ban thậm chí cịn đi vào ca dao. Bởi vậy đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao về những đặc sản nổi tiếng xứ Kinh Bắc: “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét” [69].

Ngành cơng nghiệp khai thác mỏ có bước phát triển trong thời kỳ 1930 - 1945. Việt Nam là xứ giàu tài ngun khống sản, do đó khi xâm lược và thống trị Việt Nam, thực dân Pháp xác định phải khai thác được số khoáng sản này để bổ trợ cho nền sản xuất tại chính quốc. Ngay từ sớm, người Pháp đã tước đoạt quyền quản lý và tổ chức khai thác mỏ từ tay chính quyền Nam triều và tiến hành điều tra, thăm dị, kiểm kê, hồn thiện bản đồ các khu mỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với đó, chính quyền thực dân cịn ban nhiều văn bản tạo hành lang pháp lí và một loạt biện pháp tài chính nhằm hỗ trợ cho giới chủ mỏ trong hoạt động thăm dò, khai thác.

Để đạt được mục đích khai thác nhiều nhất tài ngun khống sản phục vụ nền sản xuất ở chính quốc, thực dân Pháp khơng giới hạn thành phần chủ mỏ. Theo quy định, chỉ cần là “thần dân và dân bảo hộ Pháp” và “khơng có quan hệ với người nước ngồi” đều được cấp phép thăm dị và thụ đắc mỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngồi người Pháp, người Việt khơng bị cấm trong việc xin phép, thăm dị và khai thác mỏ. Do đó, thời kỳ trước năm 1930, một số tư sản Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh này và ít nhiều có tên tuổi trong giới chủ mỏ bấy giờ. Điển hình là trường hợp nhà tư sản Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Huề, Bùi Xuân

Trường... Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là trước năm 1930, chỉ có tư sản Việt Nam ở khu vực Bắc Kì tham gia khai thác mỏ và cũng chỉ chủ yếu trong khai thác than, đá và Atimion, bởi vì lĩnh vực này địi hỏi nguồn lực lớn về vốn, kinh nghiệm kinh doanh và tính cạnh tranh rất cao.

Bước sang thời kỳ 1930 - 1945, tư sản Việt Nam tham gia công nghiệp khai thác mỏ mở rộng cả hai khu vực cả Bắc Kì và Trung Kì, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản Việt Nam trong ngành cơng nghiệp này có nhiều thay đổi, cùng chịu chung tình trạng suy thối với tư sản Pháp do tác động của khủng hoảng kinh tế và chiến tranh. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, hiện tượng “sốt rét mỏ” khơng cịn, cảnh tượng tư bản Pháp đổ xô vào ngành này trong những năm 20 của thế kỷ XX khơng cịn nữa, tư sản Pháp tỏ ra khơng mấy mặn mà với ngành sản xuất kinh doanh này nữa. Minh chứng cho điều này là hiện tượng số đơn xin thăm dị mỏ của giới chủ Pháp giảm nhanh chóng, từ 3.847 đơn vào năm 1930 giảm dần để đến năm 1935 chỉ còn 439 đơn. Số đơn xin lập nhượng địa mỏ của giới chủ Pháp cũng giảm nhanh, từ 125 đơn năm 1930 chỉ còn 10 đơn năm 1932 và 54 đơn năm 1936. Giá trị mỏ giảm liên tục từ năm 1930 đến năm 1935 và kéo dài cho đến tận năm 1939 [63, tr.102-105]. Theo kết quả điều tra thống kê đến năm 1945, ở Việt Nam có tổng số 925 chủ mỏ xuất hiện lần đầu, thuộc 5 loại quốc tịch: Pháp, Việt Nam, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong đó, người Pháp và sau đó là người Việt vẫn là những chủ nhân chính của các khu mỏ được cấp nhượng cho các chủ mỏ xuất hiện lần đầu, những người thuộc quốc tịch khác trước sau cũng bị đánh bật ra khỏi lĩnh vực này bằng quy định về đối tượng được cấp nhượng mỏ và việc thẩm xét nhân thân của những người đứng đơn ngày càng chặt chẽ. Riêng chủ mỏ người Việt Nam thuộc lớp chủ mỏ xuất hiện lần đầu có 367 người lần lượt xuất hiện, với tổng số mỏ được cấp nhượng là 473 mỏ và tổng diện tích 525.616,5972ha, tức là chiếm 39,68% tổng số chủ mỏ, 27,01% tổng số mỏ và 28,12% tổng diện tích mỏ. Bình qn mỗi chủ mỏ người Việt Nam sở hữu 1,29 mỏ và 1.432,20ha, thuộc loại đại sở hữu chủ so với các chủ mỏ là người Trung Quốc và người

Nhật. Trong các chủ mỏ người Việt Nam, chỉ có 2 cơng ty, chiếm 2 mỏ, với diện tích 1.513,55ha; 365 chủ cịn lại là các cá nhân, chiếm 471 mỏ với diện tích 524.103,0472ha. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.1

Bảng 2.1. Thống kê số lượng chủ mỏ xuất hiện lần đầu đến năm 1945

[Tác giả tập hợp từ B.E.I qua các năm]

Quốc tịch Cá nhân Công ty Mỏ khơng biết diện tích Số chủ Số mỏ Diện tích (ha) Số chủ Số mỏ Diện tích (ha) Pháp 501 1.113 1.192.445,4060 29 132 126.670,8939 159 Việt Nam 365 471 524.103,0472 2 2 1.513,5500 26 Trung Quốc, Hoa kiều 24 29 19.831,540 0 0 0 4 Nhật 3 3 3.449,4400 0 0 0 0 Anh 1 1 900 0 0 0 0 Tổng cộng 894 1.617 1.740.729,2476 31 134 128.184,4439 189

Về sở hữu mỏ của giới chủ người Việt Nam, trong số 367 chủ mỏ xuất hiện lần đầu có 320 chủ sở hữu 1 mỏ và 47 chủ sở hữu từ 2 mỏ trở lên. Trong số 47 chủ sở hữu từ 2 mỏ trở lên có 29 chủ sở hữu 2 mỏ; 10 chủ sở hữu 3 mỏ; 2 chủ sở hữu 4 mỏ là Hà Văn Mao và Nguyễn Văn Nhân2; 4 chủ sở hữu 6 mỏ là An Viết Đội, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Đắc Tôn và Nguyễn Hữu Thu3; 1 chủ sở hữu 13 mỏ là Đinh Văn Thiệu quê ở tỉnh Ninh Bình và 1 chủ sở hữu 19 mỏ là Nguyễn Hữu Lan được nhượng mỏ tại 5 tỉnh ở Bắc Kì. Tình hình sở hữu của giới chủ mỏ người Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.2.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của tư sản việt nam thời kỳ 1930 1945 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)