Khái niệm và bản chất về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú yên (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu đề tài

1.2.1. Khái niệm và bản chất về bảo hiểm xã hội

1.2.1.1. Khái niệm

Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết” [24]. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của bảo hiểm xã hội là hƣớng tới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mọi ngƣời.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với nguời lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động nhƣ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nƣớc theo đúng pháp luật. Nhằm bảo đảm an

toàn, ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo xã hội.

Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại khoản 1 điều 3 thì BHXH là Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội [21].

1.2.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, mối quan hệ thuê mƣớn lao động phát triển tới một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện. BHXH vừa để thực hiện các mục đích xã hội, vừa để thực hiện các mục đích kinh tế trong mỗi cộng đồng, quốc gia.

- Bản chất kinh tế của BHXH thể hiện ở chỗ những ngƣời tham gia cùng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập (khoản đóng góp này không ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất kinh doanh của cá nhân hoặc đơn vị) để lập một quỹ dự trữ. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH bao gồm: đóng góp của NLĐ, ngƣời sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Mục đích của việc hình thành quỹ BHXH để trợ cấp cho những NLĐ khi gặp rủi ro, tránh đƣợc những hụt hẫng về thu nhập cho họ. Sự hỗ trợ này đƣợc lấy từ quỹ BHXH nên giảm và tiết kiệm đƣợc chi NSNN. Đồng thời, bản chất kinh tế còn đƣợc thể hiện ở chỗ, NLĐ chỉ đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình, nhƣng do nhiều nguồn hình thành khác có khoản tiền lớn đảm bảo đủ chi trả tài chính cho họ khi phát sinh nhu cầu đƣợc thanh toán. Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”.

Những luận cứ trên đây đã chứng minh rằng bên cạnh mục tiêu hoạt động BHXH là an toàn xã hội về kinh tế cho mọi ngƣời trong cộng đồng, thì BHXH còn là một hình thức huy động vốn. Và với sức mạnh về tài chính của mình cùng với sự quản lý của Nhà nƣớc, BHXH sẽ góp phần ổn định tài chính, tiền tệ quốc gia.

BHXH thuộc phạm vi hệ thống chính sách xã hội, nó liên quan đến lợi ích của mọi ngƣời dân trong xã hội. Thể hiện ở chỗ quỹ BHXH là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nƣớc đƣợc xã hội tổ chức, quản lý, bảo tồn và phân phối lại thu nhập. BHXH còn là công cụ cải thiện điều kiện sống của mọi tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là NLĐ.

Kết quả của sự phân phối lại đó tạo ra đƣợc sự bình đẳng hơn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Chính từ đó góp phần tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, tạo đƣợc thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đồng thời phát triển tốt hơn các dịch vụ xã hội phục vụ cho con ngƣời nhƣ y tế, giáo dục, văn hoá.

Nhƣ vậy, thực tế cho thấy BHXH là công cụ quan trọng và hiệu quả để tạo nên một mạng lƣới an toàn cho con ngƣời, hoạt động BHXH không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)