7. Kết cấu của đề tài
2.1. Giới thiệu chung về Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên
2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên
Với chức năng và nhiệm vụ được giao, hoạt động của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên có đặc điểm như:
- Địa bàn và phạm vi hoạt động rất rộng: bao gồm từ địa bàn nội địa cho đến các vùng biên giới. Trên thị trường nội địa, nhiệm vụ của Cục QLTT là chống buôn lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ,… Tuy nhiên, lực lượng QLTT chỉ thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính, khơng đi sâu vào việc phát hiện, kiểm tra và xử lý các vi phạm có tính chất hình sự (đường dây, tụ điểm, ổ nhóm,…). Khi thực hiện hoạt động cơng vụ, lực lượng QLTT cũng có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn. Nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm do lực lượng QLTT phát hiện đã được chuyển giao cho lực lượng công an truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lực lượng QLTT có phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực: lĩnh vực thương mại (hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển lưu thơng hàng hóa trên thị trường), lĩnh vực văn hóa thơng tin (quảng cáo, kinh doanh sách báo, băng đĩa,…), lĩnh vực an toàn thực phẩm (các hoạt động liên quan đến chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng,…), lĩnh vực đầu tư kinh doanh (liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện,…),…
- Đối tượng của QLTT rất linh hoạt: đối tượng không ổn định, không biết trước, phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm, phát hiện các đối tượng vi phạm, tiến hành điều tra, tiếp cận đối tượng, mua tin,… Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi thời gian, địa điểm giao nhận hàng, cất giấu ở nhiều địa điểm khác nhau, cũng gây khó khăn cho việc phát hiện của lực lượng chức năng.
Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm khách quan, chính xác, cơng khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. (2) Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. (3) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phịng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. (4) Bảo vệ bí mật nguồn thơng tin, tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra chuyên ngành. (5) Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.