Đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc, thuật ngữ Internet bắt đầu xuất hiện trên báo chí Việt Nam. Nhiều hội thảo khoa học, diễn đàn trên báo chí nhắc đến Internet với những dự cảm về viễn cảnh khai thác thành tựu công nghệ này trong đời sống kinh tế - xã hội. Từ năm 1995, giao thức TPC/IP đƣợc giới công nghệ thông tin (1) Việt Nam biết đến và đã thử nghiệm trong phạm vi hẹp bởi truy cập Internet bấy giờ quá tốn kém do việc quay số đƣờng dài quốc tế. Sau đó, những mạng intranet đã nhanh chóng hình thành để đón đầu. Những cuộc “tổng diễn tập” nhƣ thế đã tạo tiền đề, tạo nguồn nhân lực quan trọng cho việc phát triển Internet tại Việt Nam.
Ngày 5/3/1997, ngày Thủ tƣớng Chính Phủ ký nghị định số 21/CP ban hành quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng internet Việt Nam và Quyết định số 13/TTg về việc thành lập Ban điều phối quốc gia mạng internet ở Việt Nam. Với sự chỉ đạo của Ban điều phối Internet quốc gia, ngày 19/11/1997,
Việt Nam chính thức hòa mạng Internet quốc tế. Chỉ sau vài năm, Internet đã
nhanh chóng trở thành một thực thể có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội nƣớc ta. Năm 2000, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 58 - CT/TW về việc "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá", trong đó nhấn mạnh mục tiêu: "Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nƣớc, với thông lƣợng lớn, tốc độ và chất lƣợng cao, giá rẻ; tỷ lệ ngƣời sử dụng internet đạt mức trung bình thế giới". Đến 23/8/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Nghị định này đã điều chỉnh việc quản lý, cung cấp và sử dụng internet tại Việt Nam, quy định một số điều khoản về quản lý, khiếu nại, thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm. Từ 2002, Chính phủ quyết tâm "đẩy nhanh việc phổ cập internet trong mọi hoạt động của nền kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng với chất lƣợng tốt, phát triển hạ tầng Internet thành môi trƣờng ứng dụng thuận lợi cho các loại hình dịch vụ điện tử về thƣơng mại, hành chính, báo chí, bƣu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo từ xa, y tế qua mạng… phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc" (1).
9 năm qua, sự phát triển Internet trên bình diện xã hội đã góp phần tạo ra tiền đề thúc đẩy việc ứng dụng internet trong môi trƣờng làm việc của hệ thống các cơ quan chính phủ, các ngành, các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC)
Biểu đồ số người sử dụng Internet ở Việt Nam 14,000,000 12,000,000 10,000,000 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2,000,000 0 3.098.007 6.345.049 10.710.980 13.157.156 Tính đến Năm 2003 Tính đến Năm 2004 Tính đến Năm 2005 Tháng 6 Năm 2006
(1) Quyết định số 33/200/QĐ-TTg ngày 08/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt kế hoạch phát triển internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Tình hình phát triển Internet
ở Việt Nam 2003 2004 2005 6 tháng đầu2006
Số lƣợng thuê bao qui đổi : 804528 1659013 2906422 3612208
Số ngƣời sử dụng : 3098007 6345049 10710980 13157156
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 3.80 % 7.69 % 12.90 % 15.83 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế 1036 Mbps 1892 Mbps 3615 Mbps 5795 Mbps Tổng số tên miền .vn đang hoạt động: 5478 9037 14345 20020
Tổng số địa chỉ IP đã cấp 152064 454912 755200 760576
Internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều trong đời sống của nhân dân cũng nhƣ trong hoạt động, công tác của các của các doanh nghiệp, các tố chức. Từ khi Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay chúng ta đã có hơn 13 triệu ngƣời sử dụng chiếm gần 16% dân số. Internet từ lúc chỉ là dịch vụ xa xỉ dành cho các cá nhân có thu nhập cao hay tổ chức kinh doanh thì nay Internet đã là dịch vụ phổ thông, thậm chí là thiết yếu ở một số nhóm đối tƣợng nhƣ sinh viên, doanh nghiệp. Các hoạt động thƣơng mại, kinh doanh, quản lý nhà nƣớc, điều hành công việc đã và đang hoà nhập vào môi trƣờng Internet. Chƣa thể đề cập đến thành công mỹ mãn về sự phát triển của Internet Việt Nam nhƣng chúng ta cũng đã ghi nhận đƣợc những thành tựu đáng kể. Ngày càng có nhiều ngƣời Việt Nam truy cập Internet để xem tin tức.
Tiến trình phát triển Internet Việt Nam đã kéo theo sự ra đời của một thực thể truyền thông mới với sự phát triển nhanh chƣa từng thấy: báo chí trực tuyến.