Một số đặc điểm trong tiến trình phát triển:

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn 37 (Trang 62 - 75)

2. Sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến, bƣớc phát triển của hệ thống báo chí Việt Nam đƣơng đại:

2.2. Một số đặc điểm trong tiến trình phát triển:

2.2.1. Phát triển gắn liền với thành tựu khoa học - công nghệ:

Trong lịch sử báo in, phát thanh và truyền hình, những thành tựu công nghệ đã góp phần thay đổi phƣơng thức làm báo – trong đó có những thay đổi

về bản chất truyền thông. Ví dụ: sự phát minh ra máy tính đã làm thay đổi công nghệ in theo kiểu sắp chữ (in typo) chuyển sang chế bản điện tử; sự phát minh ra công nghệ dựng video phi tuyến tính, biên tập âm thanh số đã thay đổi quy trình sản xuất các chƣơng trình phát thanh truyền hình bằng băng từ, phát minh ra Internet đã làm thay đổi phƣơng thức truyền dữ liệu (ví dụ: một bức ảnh đƣợc chụp cách tòa soạn nửa vòng trái đất có thể chuyển về trong vài phút). Hệ thống thiết bị phát thanh - truyền hình hiện đại cho phép sản xuất những chƣơng trình phát thanh – truyền hình trực tiếp với nhiều không gian sự kiện, với nhiều khả năng tƣơng tác dân chủ hơn, thay đổi phƣơng thức truyền thông “1 chiều” của phát thanh – truyền hình truyền thống.

Báo trực tuyến cũng thế, ngay từ lúc phôi thai, nhƣ đã nói, nó chỉ dừng lại ở hình thức “ấn bản số” trên mạng. Với phát minh tích hợp cơ sở dữ liệu trong ngôn ngữ world wide web, ngƣời ta đã xây dựng đƣợc các phần mềm quản lý online để làm phƣơng tiện phát hành. Phƣơng tiện này đã nhanh chóng tạo ra ƣu thế của đặc trƣng phi định kỳ của báo trực tuyến, khai thác thế mạnh này một cách hiệu quả. Khi đƣờng truyền Internet đƣợc cải thiện, số ngƣời dùng Internet nhiều hơn, hình thức đối thoại trực tuyến, diễn đàn đƣợc xây dựng trên mạng.

Cũng trong những năm gần đây, với sự tăng trƣởng về kinh tế, số lƣợng các thuê bao sử dụng kết nối Internet tốc độ cao đã gia tăng rất nhanh chóng. Hiện nay ở Việt Nam đã có trên 300.000 thuê bao Internet băng thông rộng, bao gồm cả leaseline và ADSL, với khoảng 1 triệu ngƣời Việt Nam thƣờng xuyên sử dụng mỗi ngày (1). Cũng nhƣ trên thế giới, Internet băng thông rộng phát triển làm nảy sinh ở nƣớc ta nhu cầu tiếp nhận truyền thông đa phƣơng tiện, trong đó đặc biệt đáng chú ý hình thức video-on-demand và IPTV (Internet protocol television, tạm dịch là truyền hình trực tuyến).

Với sự phổ thông và đã đƣợc chuẩn hóa của giao thức IP trên phạm vi

(1) Một thuê bao ADSL có thể chia sẻ đường truyền cho một mạng máy tính cục bộ (LAN) để cùng khai thác. Đây là hình thức mà các cơ quan hay các điểm dịch vụ Internet thường làm.

toàn thế giới, việc cung cấp các chƣơng trình truyền hình trực tuyến trở nên dễ dàng, không phụ thuộc vào phạm vi địa lý, có thể đƣợc xem bất cứ lúc nào với chiếc máy vi tính có kết nối Internet băng thông rộng hoặc thậm chí với chiếc máy điện thoại di động.

Thành quả kỹ thuật này đã nhanh chóng đƣợc đón đầu bằng những ứng dụng hội tụ (1) công nghệ trên các báo trực tuyến ở Việt Nam. Website của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (htv.com.vn), website của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (vtc.com.vn) là những tờ báo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam đƣa video (các chƣơng trình truyền hình) lên Internet dƣới cả hai hình thức online streamming và video on demand (tức là truyền hình trực tuyến hoặc xem truyền hình theo sự chọn lựa chƣơng trình đã upload trên mạng). Website của Đài Tiếng nói Việt Nam (vov.org.vn) là báo trực tuyến đầu tiên đƣa các chƣơng trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam lên mạng Internet. Từ năm 2003, việc tích hợp phát thanh – truyền hình đã trở nên phổ biến hơn. Nếu VnExpress là báo trực tuyến đi đầu trong việc khai thác đặc trƣng cập nhật phi định kỳ thì hiện nay, đơn vị này vẫn chƣa triển khai ứng dụng việc đƣa phát thanh – truyền hình lên mạng. Trong khi đó, đi tiên phong trong việc xây dựng truyền hình online lại là VietnamNet và gần đây là Tuổi trẻ online. Hai đơn vị này đã tổ chức xây dựng một đội ngũ làm truyền hình hẳn hoi. Một số tin, phóng sự của VietnamNetTV đã đƣợc Đài Truyền hình quốc gia (VTV) khai thác phát lại…

Trang phát thanh - truyền hình trực tuyến của Tuổi trẻ online

Giao diện trang truyền hình internet của VTC

Truyền hình trực tuyến và tiviweb giờ đây không chỉ xuất hiện ở các báo trực tuyến “lớn” tại Việt Nam. Nhiều website của các Đài cấp tỉnh cũng đã thử nghiệm thành công và đƣa vào báo trực tuyến của mình các chƣơng trình phát

thanh – truyền hình nhƣ website của Đài PTTH Hà Nội, Đài PTTH Đồng Nai…

Hai kênh truyền hình (ĐN-RTV1), (ĐN-RTV2) và kênh phát thanh FM của Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai cũng được phát trực tuyến trên mạng Internet

Việc phát sóng truyền hình qua điện thoại di động (tất nhiên cũng dựa trên nền tảng công nghệ Internet và đó cũng là một “biến thể” của báo chí trực tuyến) đã đƣợc thực hiện tại Việt Nam tuy chƣa phổ biến rộng trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, giá thành của các thiết bị công nghệ thông tin, đặc biệt là tài nguyên nhớ ngày càng rẻ hơn, giá dịch vụ hosting (đặt máy chủ) trên ISP (nhà cung cấp dịch vụ) ngày một giảm đã giúp cho các tòa soạn báo trực tuyến liên tục nâng cấp dung lƣợng website của mình. Dữ liệu đa dạng hơn, phong phú hơn. Trƣớc đây, các báo trực tuyến thƣờng thuê bao đặt máy chủ trên mạng với dung lƣợng 50 MB, dung lƣợng này không thể chứa nổi một tập phim để phát trên mạng (theo chuẩn nén hợp lý dành cho Internet). Ngày nay, nhiều báo trực tuyến đã thuê bao đƣờng truyền riêng (leaseline) đặt máy chủ tại cơ quan mình với dung lƣợng cực lớn. Điều này mở ra nhiều khả năng thuận lợi cho việc cập nhật, sửa chữa, bảo trì, thay đổi và có ý nghĩa tác nghiệp cao.

là đặc điểm có tính quy luật không chỉ ở Việt Nam. Có một điều đáng ghi nhận là, cùng với quá trình hội nhập quốc tế và môi trƣờng thông tin “dân chủ” của Internet, những ngƣời làm báo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay luôn có đầy đủ thông tin công nghệ mới và hết sức nhạy cảm trong việc ứng dụng công nghệ mới một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện hạ tầng Việt Nam.

2.2.2 Phát triển từ những cơ quan báo chí truyền thống:

Cũng giống nhƣ ngành truyền hình Việt Nam vốn ra đời từ trong lòng ngành phát thanh, ban đầu, đƣợc hình thành nhƣ một bộ phận của phát thanh, tận dụng một số đặc điểm chung về kỹ thuật, nhân sự và cả về yếu tố pháp lý, báo chí trực tuyến Việt Nam cũng thoát thai từ nền báo chí truyền thống. Nói cách khác, một đặc điểm trong quá trình hình thành và phát triển báo chí trực tuyến ở Việt Nam là sự ra đời của hệ thống báo mạng ở nƣớc ta xuất phát từ hệ thống báo chí cũ. Báo trực tuyến Việt Nam ra đời trong lòng nền báo chí truyền thống do những nỗ lực của các cơ quan báo chí “truyền thống” với sự năng động của đội ngũ làm báo truyền thống. Tất nhiên, vẫn có những ngoại lệ nhƣ trƣờng hợp của VnExpress hay VietnamNet hoặc một số trang tin điện tử chuyên ngành sau này. Nhƣng ngay cả những báo trực tuyến độc lập với báo in, phát thanh, truyền hình nhƣ thế, từ lúc mới thành lập và đến hiện nay, cũng phải dựa vào nguồn lực của báo in, phát thanh, truyền hình. Nguồn lực đó không chỉ là dữ liệu tin bài, hình ảnh, âm thanh, video clip… mà còn là nhân lực từ các cơ quan báo chí truyền thống chuyển sang. VnExpress do TS Thang Đức Thắng, trợ lý Tổng biên tập báo “Lao động” xây dựng và phát triển; VietnamNet (tiền thân là VASC – Orient) do nhà báo Thu Uyên, phóng viên Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng và tổ chức cùng nhiều cộng sự là các nhà báo giỏi. Hai tờ báo in có tòa soạn ở phía Nam khá uy tín trong lòng bạn đọc cả nƣớc là Tuổi trẻ (thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) và Thanh Niên (thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam) khi có “phiên bản” online đã sớm tạo đƣợc sự thu hút của giới trẻ ngay từ lúc đầu thành lập là nhờ “thƣơng hiệu” của chính tờ báo in. Thời gian đầu hầu hết các tin bài trên Thanh Niên online và

Tuổi trẻ online đều đƣợc lấy từ báo in. Nghĩa là về mặt nội dung, đọc báo mạng không khác gì báo in. Sau đó, có một mảng tin tức có nhiều khác biệt với báo in đó là mảng tin thế giới. Và càng về sau, tỷ lệ tin mới trên báo mạng so với báo in càng tăng lên. Những vấn đề “nhạy cảm”, những nội dung đối thoại phong phú chỉ có bản online mới chuyển tải hết. Từ đó, các báo trực tuyến này đang dần hình thành một xu thế ngƣợc lại. Nghĩa là báo in dƣờng nhƣ đang trở thành một phiên bản giấy của báo online. Vào buổi chiều và tối, ngƣời đọc đã có thể biết hầu hết tin tức sẽ có trên báo in phát hành ngày hôm sau, tất nhiên cũng trừ phần tin quốc tế. Có những bài, phóng sự, chuyên đề đã có mặt trên báo trực tuyến cả hai ngày trƣớc khi đƣợc xuất hiện trên bản in tƣơng ứng.

Lý do để hầu hết các báo trực tuyến ở Việt Nam đều phát triển từ báo in hoặc một Đài phát thanh, Đài truyền hình là việc tận dụng nguồn thông tin sẵn có, tận dụng nhân lực sẵn có và tận dụng thƣơng hiệu sẵn có. Việc xây dựng một website báo trực tuyến từ một tờ báo in, một Đài PTTH ít tốn kém chi phí (do có thể tận dụng đƣợc trang thiết bị chế bản, dựng băng vốn có vào việc sản xuất tin bài và không bị áp lực phải tự hạch toán kiểu báo chính nuôi báo “phụ”). Và các báo trực tuyến đã thành công cụ hiệu quả để quảng bá cho thƣơng hiệu của báo, của Đài và để tích hợp sức mạnh các loại hình trong hoạt động báo chí. Nhiều trò chơi truyền hình của VTV, của các đài phát thanh – truyền hình trong nƣớc đã tranh thủ thế mạnh của báo trực tuyến để tạo cơ hội cho khán giả tham gia nhiều hơn, phong phú hơn (nhƣ bình chọn website, gửi ý kiến qua email…). Chƣơng trình “Làm giàu không khó” của Ban chuyên đề (VTV) phối hợp với Công ty truyền thông Hoàng Gia (Hoàng Gia media) thực hiện đƣợc phát lại trên mạng Internet và cho phép khán giả bình chọn, góp ý, công bố giải thƣởng v.v… qua website. Sự ra đời của một website báo trực tuyến trong lòng một cơ quan báo chí truyền thống cũng là đặc điểm có tính quy luật của hầu hết báo trực tuyến trên thế giới. Tuy nhiên, đến lƣợt mình, báo chí trực tuyến lại phát huy đƣợc thế mạnh và làm thay đổi nếp tƣ duy ban đầu của các cơ quan báo chí truyền thống (hiện nay vẫn còn nhiều nơi xem báo trực tuyến nhƣ là công cụ của cơ quan báo chính, thậm chí có nơi xây dựng báo trực tuyến nhƣ một việc chạy

theo phong trào). Sự thay đổi tƣ duy này thể hiện rất rõ trong nội dung của nhiều báo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các tờ báo đã xây dựng đội ngũ làm báo trực tuyến độc lập. Đó là chƣa nói sự thành công về doanh thu quảng cáo, nguồn thu từ dịch vụ giá trị gia tăng trên một số báo trực tuyến cũng đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ của nhiều nhà quản lý báo chí.

Cũng giống nhƣ khi nhiều tỉnh thành phát triển hệ thống truyền hình, đội ngũ, phong cách làm báo, cung cách quản lý đều “vận dụng” từ hệ thống phát thanh nên dẫn đến nhiều hạn chế (chất lƣợng chƣơng trình truyền hình mang đậm phong cách phát thanh và sự mất thính giả phát thanh), mặt hạn chế của đặc điểm này trong quá trình phát triển báo chí trực tuyến Việt Nam là một đội ngũ làm báo vốn chƣa quen phong cách làm báo trực tuyến nên chƣa thể tận dụng hết sức mạnh của loại hình báo chí mới này. Và trong chừng mực nào đó, sự ra đời báo trực tuyến trong lòng một tờ báo nói, báo hình, báo in cụ thể có tác động đến việc giảm số lƣợng khán, thính, độc giả truyền thống của nó. Nhƣng những tác động này sẽ có ý nghĩa tích cực khi các nhà quản lý biết cách điều chỉnh tốt cho việc tích hợp thế mạnh của các loại hình trong cùng một cơ quan báo chí.

2.2.3. Phát triển song hành cùng với sự thu hút ngày càng nhiều công chúng trẻ và người Việt Nam ở nước ngoài:

Một ghi nhận khác về thành công của báo trực tuyến sau 9 năm hình thành và phát triển chính là sự lôi cuốn của nó đối với độc giả trẻ tuổi. Có thể nói, những năm qua, báo chí trực tuyến đã tác động mạnh đến tâm hồn, tƣ tƣởng, nhân cách của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Báo chí trực tuyến không chỉ lôi cuốn giới trẻ trong các nội dung giải trí, các trò chơi tƣơng tác, các dịch vụ giá trị gia tăng, các sự kiện văn hóa – thể thao, mà đã thu hút họ vào các nội dung chính luận, thời sự chính trị - xã hội và các hoạt động báo chí thông qua sự tham gia tích cực của chính thế hệ trẻ. Các diễn đàn của Thanh niên online gần đây nhƣ “Nƣớc Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”, hoặc của Tuổi trẻ online nhƣ “Viết tiếp nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Tuổi trẻ với lễ chào cờ” v.v… đã thu hút nhiều ý kiến tâm huyết và sâu sắc của các bạn trẻ…

Cũng cần nói thêm, lứa tuổi sử dụng internet nhiều nhất hiện nay là thế hệ 7X, 8X và 9X. Họ say mê công nghệ và có lợi thế là tiếp cận cái mới khá nhanh. Theo thống kê của chúng tôi, 3 thế hệ này chiếm tới hơn 82% cƣ dân mạng của Việt Nam.

Những báo trực tuyến nổi tiếng nhƣ Vnexpess, sau nhiều cuộc khảo sát (1) đã đƣa ra chiến lƣợc tập trung vào những chuyên mục có thể thu hút giới trẻ: khai thác thông tin về những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, sân khấu, thời trang…, thông tin về thẩm mỹ, làm đẹp, xây dựng nhiều dạng trò chơi (nghe nhạc, gửi nhạc, thiệp, tải nhạc về điện thọai di động…). VietnamNet hiện nay là báo trực tuyến đi đầu trong lĩnh vực phát triển các công nghệ viễn thông cho các dịch vụ tƣơng tác giải trí cũng nhƣ dịch vụ giá trị gia tăng qua hệ thống tin nhắn, hệ thống thoại từ năm 2001. Hiện tại, báo trực tuyến VietnamNet đang sở hữu 30 hệ thống thoại và 3 hệ thống viễn thông tin nhắn lớn (99x, 8x99, 8x79) với tần suất đáp ứng của hệ thống hơn 800.000 tin nhắn SMS/1 giờ. VietnamNet cũng là báo trực tuyến liên tục sáng tạo đẩy mạnh việc phát triển hơn 600 loại dịch vụ giá trị gia tăng qua hệ thống thoại và tin nhắn. Ngoài ra hệ thống thoại 18001255 có khả năng giải đáp những thắc mắc của ngƣời truy cập về các dịch vụ của báo trực tuyến này. Những tìm tòi các hình thức trò chơi giải trí và thông tin đa dạng, tích hợp web và điện thoại di động nhƣ thế đã thu hút mạnh mẽ giới trẻ đến với báo trực tuyến của mình.

Bên cạnh đó, Internet nói chung và báo trực tuyến nói riêng thật sự là môi trƣờng để học và chơi, chơi mà học. Đặc biệt môi trƣờng học tập trên báo trực tuyến là rất thú vị và phù hợp với những ngƣời trẻ tuổi, nhạy bén.

Tuổi trẻ online ban đầu là phiên bản của báo in và đến giờ có thể vẫn đƣợc báo in bù lỗ nhƣng đây rõ ràng là một báo trực tuyến biết thu hút giới trẻ vào những mối quan tâm chính trị và từ đây các cƣ dân trẻ của mạng internet có thể đƣợc “học” một cách tự nhiên. Ví dụ nhƣ diễn đàn “Chào cờ sáng thứ hai” (1) Báo trực tuyến có thể khảo sát trực tuyến bằng nhiều công cụ online để có thể biết lưu lượng độc giả trong từng thời đoạn trong ngày, độc giả của từng trang, từng mục để cải tiến quản lý mà có người đó là “cuộc bỏ phiếu bằng phím chuột”

chẳng hạn: Có 97 trên tổng số trên 500 ý kiến gửi đến tòa soạn online đã đƣợc ban biên tập chọn đăng. Đây là một số lƣợng ý kiến mà báo in khó có thể

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn 37 (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w