Chân dung công chúng truyền thông trực tuyến:

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn 37 (Trang 103 - 104)

1. Xu thế phát triển của báo chí trực tuyến: Một sự phát triển vƣợt bậc về Internet

1.5. Chân dung công chúng truyền thông trực tuyến:

Nhận diện đối tƣợng tiếp nhận truyền thông của báo trực tuyến hiện nay đã là việc khó khăn huống chi phác thảo chân dung công chúng truyền thông trực tuyến trong tƣơng lai. Những kết quả điều tra của các cơ quan nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ khảo sát của chúng tôi trong một phạm vi hẹp cũng cho thấy một số kết quả liên quan đến gƣơng mặt của công chúng truyền thông trực tuyến hiện nay về phƣơng diện nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nơi cƣ trú), các đặc điểm xã hội nhƣ nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, quan hệ xã hội… Điều rất thú vị rút ra đƣợc từ những khảo sát này là đặc điểm về trình độ học vấn và độ tuổi có vai trò tác động lớn trong hành vi và cách thức sử dụng truyền thông của cá nhân. Xét sự biến đổi của những thông số này, có thể phác thảo đôi nét về chân dung công chúng truyền thông trong tƣơng lai nhƣ một dự báo về xu thế phát triển.

Theo báo cáo Tình trạng thông tin Hoa Kỳ 2004 (SOTNM 2004) do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện, công bố ngày 24-5-2004, hiện có đến 66% ngƣời Mỹ xem tin tức trên báo trực tuyến (chia thành ba nhóm: khoảng 50% xem tin nóng; 30% xem tin cùng lúc với công việc trực tuyến khác, chẳng hạn kiểm tra email, chat hoặc mua sắm trên mạng; và còn lại là thành phần cố ý tìm thêm thông tin về vấn đề gì đó mà họ quan tâm). Những ngƣời đọc nhiều báo in cũng là thành phần thích khai thác báo trực tuyến (225 phút/tuần dành cho báo in và 201 phút/tuần dành cho báo trực tuyến) (1). Ở Việt Nam, ngƣời sử dụng Internet chủ yếu ở vào độ tuổi từ 18 – 34. Tuy nhiên, công chúng báo trực tuyến nói riêng và Internet nói chung ở Việt Nam đang “già” đi dần dần. Điều này cũng dễ hiểu, những thế hệ tiếp cận Internet các năm gần đây vẫn tiếp tục chung thủy với loại hình truyền thông mới này nếu chƣa nói ngày càng say mê hơn. Ở Việt Nam công chúng truyền thông của Internet dƣờng nhƣ ngày càng đa dạng hơn, thích phiêu lƣu hơn, có trình độ học vấn cao hơn, có thu nhập cao hơn mức trung bình và trẻ hơn những độc giả báo in - những ngƣời có độ tuổi trung bình là 46.

Bảng so sánh sự thay đổi cơ cấu tuổi tác của công chúng Internet Việt Nam từ 2004 - 2006

Thống kê từ các cuộc khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ những ngƣời trẻ tuổi lựa chọn Internet đang dần cao hơn so với lựa chọn truyền hình (xét về thời gian dành cho 2 loại phƣơng tiện truyền thông này bình quân một ngày). 40% những ngƣời đuợc hỏi nói rằng họ “lƣớt” web trung bình từ 2 đến 3 giờ mỗi tuần, chƣa kể thời gian dành cho việc đọc email và chat với bạn bè. 19% khác khẳng định họ ngồi trƣớc màn hình 4 đến 5 giờ mỗi ngày chỉ để download nhạc và chat. Trong khi đó, chỉ có 10% số ngƣơì đƣợc hỏi vẫn còn xem truyền hình hơn 3 giờ mỗi ngày. Thật vậy, thời gian online của họ tăng 2,5 lần và so với thời gian xem truyền hình là 1,25 lần. Đây chắc chắn là một con số liên tục biến động trong thời gian tới.

Lý do đƣợc nhiều bạn trẻ giải thích cho việc sử dụng nhiều thời gian vào Internet – báo chí trực tuyến: Lƣớt web là một hoạt động mang lại nhiều thông tin bổ ích chứ không phải chỉ là giải trí một cách đơn thuần. Mặt khác, “đọc báo mạng” là hành vi sáng tạo, chủ động chứ không thụ động đƣợc giải trí nhƣ xem những chƣơng trình truyền hình. Internet và báo trực tuyến với họ nhƣ một phƣơng tiện thông tin và giải trí đầy đủ, việc tiếp nhận thời sự, đọc truyện, nghe nhạc, xem film, mua bán, giao dịch trên mạng rất tiện lợi so với bình thƣờng vì họ không phải di chuyển nhiều mà chỉ cần click chuột tại nhà. Báo chí trực

tuyến đã dần dần làm thay đổi thói quen đọc báo, nghe đài, xem truyền hình theo cách cũ. Khẩu hiệu của công chúng truyền thông hôm nay là: “Tôi muốn (đọc, xem, nghe) những gì tôi muốn, vào thời điểm tôi lựa chọn và theo cách thức của tôi” (1). Một xu thế đang dần hình thành: công chúng trực tuyến nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi” và vấn đề đặt ra không còn là trực tuyến hay không trực tuyến (online/offline) mà là “thời gian thực của tôi với thời gian thực của bạn”

(1) I want: what I want, when I want it, the way I want it

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn 37 (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w