42 Vấn đề môi trường trong các làng nghề cơ kim

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí phùng xá, tỉnh hà tây đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 37 (Trang 26 - 29)

tỉnh Hà Tây được đưa ra ở bảng I 10

I 4 2 Vấn đề môi trường trong các làng nghề cơ kimkhí khí

Tác động đến môi trường đất, nước, không khí:

Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống Dải đất phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm Ước tính trong khoảng 5 đến 7 năm tới, diện tích đất canh tác và mặt nước liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được Nước thải, nước mưa mang theo các chất độc hại làm ô nhiễm hệ thống nước mặt, nước ngầm

Môi trường không khí tại khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng do bụi và khí thải, tiếng ồn, nhiệt độ cao

từ các lò đúc, cán thép, máy cắt cóc, dập đinh, xưởng mạ và hoạt động giao thông vận tải

Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, ở các làng nghề cơ kim khí hiện nay chưa xây dựng các hệ thống xử lý

chất thải, khói bụi độc hại Khu vực sản xuất thiếu sự quy hoạch tổng thể ở một số làng nghề cơ kim khí đã có sự báo động xuống cấp và nạn ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề Hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ lo sản xuất kinh doanh, không chăm lo đến bảo vệ môi trường sinh thái Nhiều nơi quy mô đã vượt quá sự

chịu đựng của môi trường Những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng đang trở thành những vấn đề bức xúc ở các khu vực này Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã làm ô nhiễm và thay đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực Vật tư, sản phẩm và các loại chất thải đổ xung quanh nơi sản xuất và cả trên đường giao thông; các nhà ở và xưởng sản xuất xen nhau, bụi, mức ồn cao và liên tục…, đã tạo nên một khung cảnh hỗn loạn và ô nhiễm

Môi trường lao động:

An toàn và sức khoẻ của người lao động trong làng nghề không được đảm bảo Số giờ làm việc liên tục

trung bình mỗi ngày 10–12 giờ trong điều kiện diện tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao Trong các nhà xưởng không có sự chuẩn bị nào cho an toàn cháy nổ, mặc dù trong các làng đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy nổ do điện, lò, hoá chất…Trong các nhà mạ kẽm, các loại hoá chất độc hại như axit, muối gốc xyanua, muối kim loại không được bảo quản đúng quy định

Hầu hết công nhân làm việc trong điều kiện thiếu hiểu biết về nghề nghiệp và an toàn lao động; không có trang bị bảo hộ lao động, do đó sức khoẻ suy giảm

nhanh, tai nạn lao động xảy ra hàng ngày ở các lò nấu thép, xưởng mạ, sau thời gian làm việc lâu nhất là 5 năm, người lao động buộc phải bỏ việc vì không đủ sức khoẻ

Tác động tới sức khoẻ cộng đồng:

Tất cả các yếu tố trên tác động trực tiếp và thường xuyên tới người lao động và dân cư trong làng nghề Các bệnh thần kinh, đường hô hấp, ngoài da, khô mắt, điếc… chiếm tỷ lệ trên 60% tổng số dân cư trong khu vực làng nghề Đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh trên ở nhóm người tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất tương đương nhau Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do khu sản xuất vẫn đan xen lẫn với khu dân cư, hoạt động sản xuất thường trong khuôn

viên hộ gia đình nên khả năng tiếp xúc với các chất thải của người tham gia sản xuất và người không tham gia sản xuất là tương đương nhau

Chương II : Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với ngành nghề cơ kim khí

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nói chung và làng nghề cơ kim khí nói riêng, cần thực hiện tốt việc quản lý và bảo vệ môi trường Các địa phương có làng nghề cần sớm tiến hành các biện pháp về quản lý và kỹ thuật cụ thể, phù hợp với quy mô và khả năng của mình Sau đây, là một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề sản xuất cơ kim khí :

II 1 Biện pháp quản lý:II 1 1 Thu gom rác thải

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí phùng xá, tỉnh hà tây đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 37 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w