1 Biện pháp quản lý:

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí phùng xá, tỉnh hà tây đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 37 (Trang 29)

Mỗi một xã có làng nghề sản xuất cơ khí nên thành lập một bộ phận, tổ vệ sinh môi trường được trang bị xe trở rác, dụng cụ lao động,…Công việc của là thu gom, chở rác thải ra bãi rác của xã và nạo vét cống thoát nước

Việc trả lương cho đội ngũ này được thu từ đóng góp của các hộ dân Ví dụ như: 5000 đồng/tháng đối với hộ không sản xuất và 25000 đồng/tháng đối với các hộ sản xuất

II 1 2 Bố trí bãi rác hợp vệ sinh:

Trong điều kiện hiện tại của địa phương, các loại rác thải sinh hoạt và sản xuất được thải bừa bãi ra môi trường như đường đi, bờ ao, mương…Vì vậy giải

pháp trước mắt đối với vấn đề này là lưạ chọn, bố trí một bãi đổ rác hợp vệ sinh Bãi rác được chọn nên là khu đất có khả năng canh tác kém, cách xa khu dân cư, cuối hướng gió chủ đạo thổi vào làng và có diện tích hợp lý đáp ứng được quy mô của làng nghề…

II 1 3 Vệ sinh hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước tại các làng nghề cơ khí hiện nay thường có đặc điểm là các cống rãnh hở, nhiều khi còn chưa được bê tông hoá Do đó để hệ thống thoát nước hoạt động tốt, lâu dài cần có hình thức vệ sinh thường xuyên Bùn thải được đưa đến một khu xử lý riêng của bãi rác Hệ thống mương rãnh nên tốt nhất là có nắp đậy và được cải tạo nâng cấp định kỳ

II 1 4 Thành lập bộ phân chuyên trách về môi trường

Trong làng nghề, cần có bộ phận chuyên trách về môi trường và an toàn lao động nhằm giám sát và quản lý chất lượng môi trường Các địa phương cần đưa ra các quy định về quản lý bảo vệ môi trường, các cán bộ kỹ thuật chuyên trách về môi trường sẽ giúp các cấp quản lý nắm vững tình hình thực hiện các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường và xử lý chất thải

Chính quyền địa phương cần phối hợp thực hiện với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của tỉnh Cần xây dựng phương án kiểm tra chất lượng môi trường làng nghề một cách hệ thống và duy trì đều đặn

II 1 5 Lập quỹ bảo vệ môi trường

Để thực hiện những biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất đến môi trường, cần có kinh phí cho công tác bảo vệ môi

trường Hơn nữa, việc này còn có tác động đến ý thức người sản xuất đề bảo vệ môi trường một cách thường xuyên

Ngân sách này có thể thu từ các hộ sản xuất tuỳ theo mức độ sản xuất của mỗi hộ Tuy nhiên, do đây chỉ là sản xuất nhỏ nên số kinh phí này cần được hỗ

trợ của nhà nước cũng như các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước Ngân sách với các nguồn kinh phí chủ yếu là: chi phí cho trồng cây xanh và bảo vệ môi trường, chi phí cho việc vệ sinh môi trường làng nghề, chi phí cho việc kiểm tra giám sát chất lượng môi trường làng nghề, chi phí cho việc mời tư vấn phổ biến các biện pháp cải thiện môi trường, phát triển sản xuất, nâng cao nhận thức môi trường,…

II 1 6 Giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đến môi trường Với nhân thức và trách nhiệm của mình góp phần vào bảo vệ và cải thiện môi trường Giáo dục môi trường bao gồm các mục tiêu sau:

- Giúp người dân có ý thức về môi trường và các

vấn đề liên quan, có thái độ bảo vệ lợi ích môi trường để họ tham gia tích cực vào giữ gìn vệ sinh môi trường

- Trang bị cho người dân những kiến thức về môi

trường và những vấn đề giải pháp có liên quan, giúp họ có những trách nhiệm và thói quen cần thiết để có các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường mà họ gặp

II 1 7 Giải pháp quy hoạch

Một đề án quy hoạch phát triển đúng đắn sẽ mở ra khả năng phát triển một cách hài hoà của làng nghề, bên cạnh đó còn góp phần cải thiện chất lượng môi

trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng Một vài điểm cần lưu ý trong quy hoạch và lựa chọn địa điểm đặt khu sản xuất và bãi rác:

- Nên bố trí các cụm sản xuất tập trung, tránh

tình trạng phân tán gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý chất thải, cũng như để tạo sự thuận tiện trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Do đặc điểm sản xuất của ngành gia công cơ khí

tại các làng nghề là phát sinh nhiều khí thải độc hại, nên trong đề án quy hoạch tổng thể cần thiết phải chú ý dến các đặc điểm về đặc trưng khí hậu, hướng gió chủ đạo…Nơi được chọn nên là cuối hướng gió hoặc tránh được những hướng gió chủ đạo Đông Nam, Đông Bắc thổi vào làng

- Các địa phương có làng nghề cần có phương án

tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý điểm công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý môi trường cụ thể

- Nơi được chọn phải là khu vực có hiệu quả canh

tác kém và cách xa khu dân cư

- Nơi được chọn phải thuận lợi cho việc giao

thông và giao lưu buôn bán Hạ tầng cơ sở như đường xá, điện, nước, nhà xưởng ngay từ đầu cần phải được xây dựng và trang bị hợp lý

II 2 Biện pháp kỹ thuật

II 2 1 Các giải pháp mang tính phòng ngừa, giảmthiểu ô nhiễm thiểu ô nhiễm

Đây là những giải pháp mang tính chủ động phòng ngừa theo hướng sản xuất sạch hơn để tiết kiệm, giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu và năng lượng, giảm phát thải các chất ô nhiễm ngay từ đầu nguồn Các giải pháp mang tính phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm có thể bao gồm:

- Hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất cơ khí, xác

- Tăng cường bảo ôn các thiết bị và định mức sử

dụng hợp lý nguyên nhiên liệu…

- Thay đổi nhiên liệu: sử dụng loại than có hàm

lương lưu huỳnh thấp, sử dụng dầu DO thay cho than nhằm giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường…

- Cải tiến công nghệ: sửa chữa và thay mới các

chi tiết, thiết bị đã cũ và lạc hậu nhằm giảm tiêu hao năng lượng, chi phí sản xuất cũng như giảm phát sinh các chất ô nhiễm…

II 2 2 Các giải pháp xử lý chất thải

Đây là những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm ra môi trường xung quanh thông qua các hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải cũng như quản lý chất thải rắn Các hệ thống này chủ yếu phải đạt yêu cầu nhỏ gọn, phù hợp với quy mô sản xuất và diện tích

chật hẹp của làng nghề, không làm phát sinh chất thải mới…Các giải pháp có thể bao gồm: [15]

- Đối với các lò đúc, cán, ủ kim loại:

+ Xây dựng hệ thống xử lý bụi và khí

SO2 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nước vôi

+ Quy định các bãi tập kết xỉ than, xỉ

kim loại để sử dụng làm vật liệu san nền

- Nước thải sản xuất của các làng nghề cơ khí

thường chứa các kim loại nặng như Zn, Ni, Cu, Fe, Pb, Cr…với hàm lượng cao Chúng có thể được xử lý bằng các phương pháp kết tủa, điện hoá, hấp phụ, trao đổi ion, trích ly hoá học và phương pháp sinh học Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm, tuy nhiên đối với các làng nghề này thì xử lý nước thải bằng phương pháp kết tủa là thích hợp hơn cả, vì nó có chi phí thấp và vận hành hệ thống đơn giản, phù hợp với khả năng

kinh tế còn rất hạn hẹp của làng nghề Nhược

điểm lớn nhất của phương pháp này là tạo ra chất ô nhiễm thứ cấp bùn thải lớn

- Các thùng chứa axit, hoá chất mạ phải được bảo

quản đúng quy định (có nắp kín, có nhãn ghi tên hoá chất rõ ràng); cặn mạ kẽm phải được chôn lấp theo đúng quy định đối với chất thải độc hại

- Bố trí tập trung các hộ có máy cắt kim loại vào

một khu cách xa các khu khác để giảm tiếng ồn cho xung quanh; đặt các quạt thông gió tại các vị trí công nhân đổ khuôn, nấu thép, các lò ủ thép, máy cắt kim loại, các xưởng mạ kẽm; trang bị bảo hộ lao động cần thiết và thích hợp cho công nhân ở từng khâu sản xuất

Ngoài ra, cần nâng cấp và thường xuyên tu sửa các đoạn đường vận chuyển Tổ chức phun nước chống bụi nhiều lần trong ngày Đình chỉ hoạt động của các phương tiện vận chuyển có chất lượng quá kém Các cơ sở sản xuất phải xây dựng mái che và bờ ngăn nước cho các bãi chứa nguyên vật liệu, sản phẩm để giảm tối thiểu lượng nước mưa chảy tràn qua

Chương III

Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ kim khí phùng xá

III 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã PhùngXá Xá

Xã Phùng Xá thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 25 km về phía Tây

- Phía Bắc giáp với xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất - Phía Nam giáp với xã Thạch Thán, huyện Quốc

Oai

- Phía Đông giáp với xã Phượng Cách, huyện Quốc

Oai

- Phía Tây giáp với xã Bình Phú, huyện Thạch Thất

Với diện tích đất tự nhiên 440 ha, bao gồm hai thôn là thôn Vĩnh Lộc và thôn Bùng, trong đó có 304 ha đất canh tác nông nghiệp Phùng Xá là một vùng đất trũng và bằng phẳng nên hệ thống ao, hồ khá dày đặc được phân bố tương đối đều trong xã Phía Tây địa phận xã có sông Đồng Mô chảy qua cung cấp toàn bộ nước tưới tiêu nông nghiệp cho toàn bộ xã

Phùng Xá là một vùng đất cổ, đất chật người đông, hiện nay dân số trong xã là 9491 khẩu Người dân sống ở đây thường có quan hệ huyết thống, quan hệ làng xóm láng giềng rất thân mật Các công trình hạ tầng như điện đường, trường trạm đã được xây dựng theo hướng kiên cố hoá Trường học các cấp I và II đủ cho học sinh học một ca, nhà trẻ mẫu giáo, trạm y tế, nhà văn hoá được xây dựng khang trang Hệ thống đường làng, ngõ xóm hầu hết đã được mở rộng, được lát gạch và bê tông hoá nên rất thuận tiện cho giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và đi lại của người dân Tám trạm

suất 2450 KVA, đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã [9]

Xuất phát từ nơi có ruộng đất ít, người dân Phùng Xá đã duy trì và phát triển ngành nghề sản xuất cơ

kim khí và nghề mộc tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho người dân Nhờ đó mà đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, không còn hộ nào ở nhà tranh, nhiều ngôi nhà cao tầng đua nhau mọc lên, số hộ giàu và khá tăng lên và không còn hộ đói Hiện nay, xã có 2202 hộ, trong đó số hộ sản xuất CN–TTCN là 1747 chiếm tỷ lệ 79%; tổng số lao động là 4151

người, trong đó số lao động tham gia sản xuất CN–TTCN là 3672 người chiếm tỷ lệ 88%; tổng giá trị sản xuất là 45,5 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất CN–TTCN là 35 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 77%; thu nhập bình quân là 2,54 triệu đồng/người/năm [5]

Bảng III 1: Tình hình kinh tế-xã hội xã Phùng Xá

TT Danh mục Đơn vị Năm

1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Dân số Người 9206 9341 9491 2 Số hộ Hộ 2032 2112 2202 3 Số hộ sản xuất CN-TTCN Hộ 1401 1504 1747 4 Số lao động Người 3745 3929 4151 5 Số lao động sản xuất CN-TTCN Người 2917 3205 3672 6 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 31 38 45,5 7 Giá trị sản xuất CN-TTCN Tỷ đồng 25,5 29 35

8 Thu nhập bìnhquân đầu người/năm

Triệu

Hàng năm vào các dịp lễ tết, hội làng được tổ chức do ban lễ hội của làng dưới sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã và sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức và toàn thể nhân dân trong làng Lễ hội được tổ chức trang nghiêm, thành kính, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đồng thời tổ chức những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao vui tươi lành mạnh như: đánh cờ, vật cổ truyền, thổi cơm thi…[1]

III 2 Sự phát triển của làng nghề Phùng Xá

Tương truyền rằng từ xa xưa, cụ Trạng Bùng-Phùng Khắc Khoan sau khi đi sứ nước tàu về đã hướng dẫn lại cho người dân thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá huyện Thạch Thất nghề cơ khí, sản xuất cày, bừa, cuốc, xẻng Tại đây đã có nhà thờ phường bừa mà trước đây vào dịp tết Âm lịch người dân ở đây vẫn tổ chức hôị thi cày, bừa để chọn ra người giỏi nhất làng Sinh hoạt của phường bừa được duy trì hàng năm, tại đó người ta có tổ chức lễ hội, ôn lại lịch sử nghề truyền thống của làng Nghề sản xuất cày bừa ở đây ngày càng thịnh đạt phát triển khắp làng, với thêm nhiều mặt hàng thông dụng như bản lề, cửa xếp, cửa hoa, sắt cây, ống nước … được nhân dân cả nước biết đến

Vào thời kỳ trước những năm 1957-1958, nghề cơ kim khí ở làng không được phát huy buộc người dân Phùng Xá đua nhau đi khắp nơi mở xưởng cơ khí làm ăn xa quê để kiếm sống

Vào những năm 1970, kinh tế hợp tác xã phát triển, nghề kim khí lại lên ngôi Trước đó, nông dân Phùng Xá vẫn phải nhập sắt, gang, răng bừa từ nơi khác đưa về Thời gian này, cày bừa Phùng Xá bán rất chạy, sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước để phục vụ sản xuất

Từ những năm 1980, cơ chế thị trường mở ra hướng làm ăn mới cho dân làng Phùng Xá Một số lò nấu thép, đúc gang, cán kéo sắt thép đã ra đời để sản xuất dụng cụ cày bừa như lưỡi cày, răng bừa Phùng Xá đã sản xuất thêm được loại máy tuốt lúa với ưu điểm nhẹ, dễ mang vác lại ít tiếng ồn được cả nước biết tiếng

Những sản phẩm có tiếng càng thôi thúc người dân làng Phùng Xá vươn xa hơn, tìm tòi ra những sản phẩm mới

Từ năm 1994 cả làng nghề Phùng Xá thêm sôi động hẳn lên khi người dân bắt đầu tiếp thu công nghệ mới, mạnh dạn đầu tư vào xây dựng lò nấu sắt Người dân Phùng Xá đua nhau đi mua gom sắt vụn phế liệu về bán cân cho các chủ xưởng Lò nấu sắt hoạt động hàng ngày tiêu thụ khoảng 55 tấn sắt thép phế liệu mà vẫn chưa hết công suất hoạt động Phùng Xá đã vinh dự đón nguyên Tổng Bí Thư Đảng Lê Khả Phiêu và nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến thăm, động viên khích lệ ngành nghề phát triển

Số liệu thống kê cho thấy hiện nay Phùng Xá có tới 641 hộ trở thành ông chủ làm ăn lớn thuê thêm lao động hợp đồng Sản phẩm ở đây rất đa dạng: sắt cây, bản lề, cửa xếp, xẻng, cuốc, sắt thép xây dựng Nhiều hộ có vốn lớn đã đầu tư mua các loại máy móc, thiết bị hiện đại về mở xưởng như một cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhà nước Trước yêu cầu của thị trường, ở Phùng Xá đã có tới 40 lò mạ kim loại được trang bị máy móc kỹ thuật công nghệ vào loại tiên tiến Nghề cơ khí ở đây đang phát triển với tốc độ chưa từng có, những mặt hàng tưởng như tư nhân không bao giờ làm được thì giờ đây đã sản xuất được và còn phong phú, đa dạng hơn nhiều Các chủ hộ lớn đã tập trung vốn mở mang nhà xưởng, mua máy móc phương tiện phục vụ cho sản xuất Nhiều hộ có vốn lớn, có điều

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí phùng xá, tỉnh hà tây đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 37 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w