THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH DŨNG HÀ 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN DŨNG HÀ

Một phần của tài liệu Đề cương quản lý chức năng hoạt động tài chính (Trang 51 - 54)

1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN DŨNG HÀ

• 02/04/2015: nông sản Dũng Hà chính thức được thành lập.

• Năm 2106 với đà tăng trưởng thần tốc, thành lập website mangtay.net và website nongsandungha.com • Năm 2017 : 5.000 traffic hàng tháng (traffic: số lượng người truy cập website)

• Chi nhánh thương mại:

• Số 683 Giải Phóng, Hoàng Mai, HN • A11, ngõ 100, Trung Kính, Cầu Giấy, HN • Thới Tam Thôn, Hooc Môn, TP HCM • Chi nhánh vườn ươm:

• Gia Bình, Bắc Ninh • Lương Sơn, Hòa Bình • Phan Rang, Ninh Thuận • Đơn Dương, Lâm Đồng • Hướng Hóa, Quảng Trị • Chư Prong, Gia Lai

• Năm 2018, cung cấp gần 1000 mặt hàng tươi khô, với 10.000 traffic hàng tháng trên sàn thương mại điện tử

• Năm 2019, công ty cổ phần phát triển Dũng Hà ra đời, duy trì các sàn thương mại điện tử với lượt traffic tăng vượt bậc (40.000 traffic hàng tháng): nongsandungha.com, mangtay.net, thucphamkho.vn

• Giữ vững nền tảng sản xuất và cung cấp măng tây, tư vấn kỹ thuật trồng và bao tiêu sản phẩm. • Ký hợp đồng phân phối hạt giống măng tây tại khu vực Việt Nam với tập đoàn WALKER USA. • Bùng nổ thị phần măng tây với nhiều vị trí đứng đầu trên toàn quốc

• 02/4/2020: dấu mốc 5 năm thành lập công ty, luôn khẳng định được thương hiệu, uy tín và chất lượng. • Khách hàng tiêu biểu: Hệ thống siêu thị Vinmart, Coopmart, K-mart, Seika Mart, Nhà hàng Aquaria, Nhà

hàng Hương Sen, Nguyên Đình catering,..

Với phương châm “Cung Cấp Thực Phẩm Sạch – An Toàn – Dịch Vụ Chuyên Nghiệp”, Nông Sản Dũng Hà bảo đảm đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách thông qua hệ thống cung cấp chuyên nghiệp, giá cả, chất lượng tốt nhất, thời gian giao hàng nhanh nhất và phục vụ tốt nhất tới tận tay quý khách hàng.

• Ngành nghề kinh doanh:

• Nông Sản Rau Củ Tươi (Cà Chua, Củ Cải, ớt,..) - Sản Xuất Và Cung Cấp • Thực Phẩm Khô

• Hạt Giống Nông Sản • Thực Phẩm Tươi Sống

• Thực Phẩm - Cung Cấp Thực Phẩm, Công Ty Thực Phẩm

=> Nông Sản Dũng Hà bảo đảm đáp ứng mọi yêu cầu, nhu cầu của Quý khách thông qua hệ thống cung cấp chuyên

nghiệp với giá cả, chất lượng tốt nhất, thời gian giao hàng nhanh nhất và phục vụ tốt nhất tới tận tay Quý khách hàng.

• Cơ cấu tổ chức

Đơn vị: tỉ đồng

2. CÁC KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN DŨNG HÀ TẠI HÀ NỘI2.1. KÊNH GIÁN TIẾP: Nông sản Dũng Hà => Nhà bán lẻ => NTD 2.1. KÊNH GIÁN TIẾP: Nông sản Dũng Hà => Nhà bán lẻ => NTD

• Nhà bán lẻ ở đây là các hệ thống siêu thị như Big C, Seika mart, K-mart, chuỗi siêu thị Co.opmart, Vinmart,...

• Các siêu thị này sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay tiêu dùng bằng cách cho người tiêu dùng tự lựa chọn sản phẩm mình yêu thích và phù hợp.

• Yêu cầu cơ sở vật chất: Đối tác phải có cơ sở đủ điều kiện đảm bảo cho công việc dự trữ, bảo quản sản phẩm. Phải có cửa hàng trưng bày sản phẩm, tại địa điểm thuận tiện cho việc giao dịch. Dũng Hà cũng hỗ trợ một phần cho các hệ thống siêu thị trong việc vận chuyển sản phẩm đến các kho hàng của siêu thị. • Yêu cầu nguồn vốn: Các hệ thống siêu thị phải có một khoản tiền kí gửi. Số tiền này được công ty Dũng Hà

bảo toàn và trả lãi. Ngoài ra, các hệ thống siêu thị phải dự trữ lượng vốn nhất định (150 triệu đồng) để thanh toán tiền hàng với công ty Dũng Hà trong trường hợp chưa thu đủ tiền của khách hàng

• Vai trò đều của kênh là thiết lập tạo mối quan hệ hợp tác với các trung gian trên toàn thị trường và tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm qua kênh. Khách tham gia tự nguyện trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

=> Đây là kênh phân phối mang lại hiệu quả khá nhiều cho công ty. Ở kênh này sản phẩm của công ty thông qua các hệ thống siêu thị rồi đến tay người tiêu dùng. Các sản phẩm của công ty được nhập cho các hệ thống siêu thị với giá thấp hơn giá thị trường và các đại lý này thực hiện phân phối sản phẩm lẻ ra tới tay người tiêu dùng. Các hệ thống siêu thị này là những khách hàng thường xuyên của công ty Dũng Hà. Thông thường khối lượng sản phẩm họ nhập vào khá lớn và thường xuyên hơn

Chỉ tiêu 2018 2019 Tốc độ phát triển 2019/2018

Doanh thu (tỉ đồng) 8.95 9.45 105.58%

Tỉ trọng doanh thu (%) 41.77 35.37

Doanh thu năm 2018-2019 từ kênh phân phối gián tiếp

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng doanh thu của kênh này đạt 5.58%, ở mức trung bình thấp. Nguyên nhân là do phải chịu sự cạnh tranh lớn và chưa thực sự tìm được “tiếng nói chung” với các nhà bán lẻ.

- Ưu điểm:

• Giảm bớt khối lượng công việc, tăng cường trình độ chuyên môn hoá • Đẩy nhanh vòng quay của vốn, chống rủi ro

• Khả năng mở rộng thị trường - Nhược điểm

• Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và nắm bắt thông tin bị hạn chế • Tăng chi phí lưu thông, tiêu thụ sản phẩm

2.2. KÊNH TRỰC TIẾP: Nông sản Dũng Hà -> NTD (cá nhân, hộ gia đình, các nhà hàng, quán cơm, trườnghọc,…) học,…)

Ở kênh này công ty Dũng Hà phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

- Khách hàng đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty Dũng Hà được nhân viên bán hàng tại cửa hàng tiếp đón.

- Ngoài bán hàng trực tiếp tại các đại lý cơ sở trực thuộc Dũng Hà thì công ty còn có các hoạt động bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như: fanpage “Nông sản Dũng Hà", ứng dụng Vin ID…

- Kênh phân phối này giúp công ty Dũng Hà tiết kiệm được chi phí bán hàng đồng thời giúp công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua đó có thể tiếp nhận được các thông tin trực tiếp từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, có thể điều chỉnh ngay kịp thời những thiếu sót về thái độ phục vụ bán hàng và sản phẩm.

Chỉ tiêu 2 0 1 8 2 0 1 9 Tốc độ phát triển 2019/2018 Doanh thu (tỉ đồng) 1 2. 4 8 1 7. 2 7 138.38% Tỉ trọng doanh thu (%) 5 8. 2 3 6 4. 6 3

Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu của kênh này là khá cao, cụ thể là 38.38%. Nguyên nhân là do quy mô phân phối của kênh được mở rộng trên các sàn thương mại điện tử, cùng với đó là sự khẳng định uy tín, nâng cao thương hiệu nhờ công tác marketing hiệu quả.

- Ưu điểm:

• Đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa Dũng Hà với thị trường • Đáp ứng nhu cầu thị trường kịp thời

• Nắm chắc thông tin về thị trường và khách hàng

• Giảm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, tập trung lợi nhuận, hạ giá thành tạo lợi thế cạnh tranh. - Nhược điểm:

• Làm tăng khối lượng công việc cho nhà sản xuất • Trình độ chuyên môn hoá thấp

• Khả năng mở rộng thị trường bị hạn chế • Vốn ứ đọng, khó khăn về tài chính

Một phần của tài liệu Đề cương quản lý chức năng hoạt động tài chính (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w