Dịch mật (tuyến mật) Không chứa enzim tiêu hóa nhưng chứa muối mật có tác dụng nhủ tương hóa lipip tạo điều kiện cho sự tiêu hóa lipip

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI HSG và ôn LUYỆN THI vào CHUYÊN môn SINH học 8 năm 20212022, cập nhật, chuyên sâu, trọng tâm. (Trang 38 - 40)

hóa lipip

4. Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng đã được hấp thụ:

- Các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua thành ruột sẽ đi theo hai con đường về tim: + Theo mao mạch bạch huyết: gồm vitamin tan trong dầu và 70% lipit

+ Theo mao mạch máu: Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết

axit béo và glixerin lipit ( các giọt nhỏ đã được nhũ tương hóa)

vitamin tan trong nước Các vitamin tan trong dầu ( A, D, E, K)

nước

muối khoáng aixit amin đường

5. Vai trò của gan.

Gan giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, phân thành 3 nhóm chính:

a. Chức năng tiêu hóa Được thực hiện bởi mật do gan tiết ra. Mật gồm các muối mật và NaHCO3. Muối mật giúp cho sự nhũtương hóa mỡ, tạo điều kiện cho tác dụng lipaza được thuận lợi. NaHCO3 có tác dụng trung hòa HCL từ dạ tương hóa mỡ, tạo điều kiện cho tác dụng lipaza được thuận lợi. NaHCO3 có tác dụng trung hòa HCL từ dạ dày vào tá tràng vừa góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị vừa tạo môi trường thuận lợi cho tác dụng của các enzim trong dịch tụy và dịch ruột.

c. Các chức năng khác - Dự trữ máu.

- Tạo các sản phẩm bài tiết. - Khử độc.

- Phá hủy hồng cầu già.

Ruột già và sự thải phân 1. Ruột già

- Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trực tràng.

- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển. Tại đây có 1 số vi sinh vật tổng hợp vitamin B12, K. Vi sinh vật lên men các chất không được ruột non hấp thụ, giải phóng các khí CO2, CH4, H2S, … và các chất độc như indol, scatol, mercaptan làm cho phân có mùi thối.

5-2. Sự thải phân

- Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn. Do các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ 80 ~ 100% nên trong phân còn rất ít chất dinh dưỡng không được hấp thụ. Phân chứa khoảng 60% nước, còn lại là các mảnh vụn tế bào niêm mạc ống tiêu hoá và xác vi sinh vật.

Chương 5- TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I . Trao đổi chất

1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường

- Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước, muối khoáng. Qua quá trình tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng đồng thời thải những sản phẩm thừa ra ngoài.

- Hệ hô hấp lấy từ môi trường ngoài khí O2 để cung cấp cho các phản ứng sinh, hóa trong cơ thể và thải ra ngoài khí CO2.

- Hệ bài tiết lọc từ máu những chất bả của hoạt động trao đổi chất cùng với những chất độc để tạo thành mồ hôi, nước tiểu để đào thải ra khỏi cơ thể.

- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài là trao đổi chất ở cấp độ cơ thể đảm bảo cho cơ thể sống và phát triển, nếu không có sự trao đổi chất, cơ thể không tồn tại được. Vì vậy, trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của sự sống.

2. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong

Tế bào đã lấy những chất gì từ môi trường trong.

- Tế bào lấy O2 và các chất dinh dưỡng: Glu cô zơ, Gly xê rin, A xít béo, A xít amin, Nước, muối khoáng, vitamin… - Tế bào đã thải vào môi trường trong các sản phẩm phân hủy như: CO2, H2O, U rê, Urát, A xít U ríc.

- Biểu hiện của sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:

Chất dinh dưỡng và O2 từ máu chuyển sang nước mô để cung cấp cho tê bào thực hiện các chức năng sinh lý. Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô rồi chuyển vào máu nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết. Như vậy, các tế bào trong cơ thể thường xuyên có sự trao đổi chất với nước mô và máu tức là: có sự trao đổi chất với môi trường trong.

3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào

- Không có sự trao đổi chất ở cáp độ cơ thể thì không có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại, phát triển dẫn đến cơ thể tồn tại và phát triển (vì tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI HSG và ôn LUYỆN THI vào CHUYÊN môn SINH học 8 năm 20212022, cập nhật, chuyên sâu, trọng tâm. (Trang 38 - 40)