Giải thích những đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI HSG và ôn LUYỆN THI vào CHUYÊN môn SINH học 8 năm 20212022, cập nhật, chuyên sâu, trọng tâm. (Trang 64 - 67)

- Tại sao khi ánh sáng yếu mắt ta không phân biệt được màu sắc của vật?

3Giải thích những đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm?

- Cấu tạo tim: là loại cơ dày, chắc chắn tạo ra lực co bóp mạnh đáp ứng với việc đẩy máu từ tim tới động mạch. Bên cạnh đó lực giãn cơ tim lớn tạo sức hút để đưa máu từ các tĩnh mạch về tim.

- Bao xung quanh tim là một màng liên kết mỏng: Mặt trong của màng liên kết có một chất dịch nhày giúp tim khi co bóp tránh được sự ma sát giữa các bộ phận khác gần đó

Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải giúp nó tống máu và gây lưu thông máu trong vòng tuần hoàn lớn.

- Các van trong tim: trong tim có hai loại van: van ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất ở mỗi bên và van ngăn giữa xoang tim với các mạch máu lớn xuất phát từ tim.

- Van nhĩ - thất: ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất theo chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Các van này có dây chằng nối chúng vào cơ tâm thất. Cấu tạo như vậy giúp máu trong tim lưu thông một chiều từ tâm thất xuống tâm nhĩ.

- Van bán nguyệt: ngăn chỗ lỗ vào động mạnh với tâm thất. Cấu tạo của loại van này giúp máu chỉ lưu thông một chiều từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạnh phổi.

4

Đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

- Làm ẩm không khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí

- Làm ấm không khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản. - Tham gia bảo vệ phổi thì có:

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản

+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt

+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh

Đặc diểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp

- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới 70-80 m2

Cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng trao đổi khí.

Các cơ quan Đặc điểm cấu tạo

Đường dẫn khí

Mũi -Có nhiều lông mũi: lọc tạp chất trong không khí - Có lớp niệm mạc tiết chất nhày: làm ẩm không khí - Có lớp mao mạch dày đặc: làm ấm không khí

Họng Có tuyến amidan và tuyến VA có nhiều tế bào limpo: bảo vệ cơ thể Thanh

quản

Có nắp thanh quản( sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp: để thức ăn không lọt vào đường hô hấp khi nuốt, và giúp phát âm

Khí quản - Có 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau

- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục

Phế quản Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, nơi tiếp xúc các phế nang không có các vòng sụn mà là các thớ cơ Hai lá phổi

- Phổi trái có 2 thùy - Phổi phải có 3 thùy

- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực. Lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch -> giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.

- Đơn vị cấu tạo là của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc -> tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu được dễ dàng.

- Số lượng phế nang lớn, có tới 700-800 triệu phế nang -> làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.

5

Đặc điểm cấu tạo ruột non phù hợp chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng:

- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.

- Ruột non rất dài (2.8 – 3m ở người trưởng thành), là phần dài nhất của ống tiêu hóa. - Ruột non có mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.

- Trong lông ruột có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra nhanh chóng.

- Màng ruột là màng thấm có tính chọn lọc chỉ hấp thụ vào máu các chất cần thiết cho cơ thể, không cho các chất độc vào máu.

- Ruột non đổ vào của tuyến gan, tuyến tụy và tuyến ruột. Các tuyến này chứa muối mật (tuyến mật) và các enzim tiêu hóa để phân giải tinh bột, đường đôi, lipit thành các chất dinh dưỡng.

Cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa * Chức năng của dạ dày: Dạ dày có 2 chức năng chính là

- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị

- Môn vị: - Lỗ môn vị có một cơ thắt thật sự được gọi là cơ thắt môn vị. Dạ dày có dạng hình túi thắt 2 đầu là phần rộng nhất trong

ống tiêu hóa , niêm mạc có nhiều nếp gấp:

Chứa được nhiều thức ăn Thành da dày gồm: Lớp thanh mạc ở ngoài cùng, giữa là 3

lớp cơ trơn (cơ vòng, dọc, xiên) và trong cùng là lớp biểu mô.

- Đảm bảo cho việc co bóp. nhào trộn thức ăn (tiêu hóa

cơ học).

- Lớp biểu mô uốn sâu vào thành dạ dày tạo nên rất nhiêu ống tuyến gọi là phểu dạ dày.

- Trong lớp biêu mỏ. tể bào phân hòa thành nhiêu loại với chức năm khác nhau:

- Tăng diện tích bề mặt tiết dịch vị (tiêu hoa hóa học).

+ Các tế bào viền (tế bào thành, bờ) tiết axit HCl. Tạo môi trường axit (pH = 2)

- Làm biến tính protein khiến các mạch polipeptit duỗi ra để enzim dề dàng tác dộng.

- Làm mềm các mô liên kết trong thịt, rau. quả....

- Biến đổi pepsinogen không hoạt tính thành enzim pepsin có hoạt tính phân giai các protein thành các chuỗi peptit ngắn.

- Tham gia vào sự điều tiết đóng mở môn vị để chuyên thức ăn xuống tá tràng theo từng đợt.

- Diệt khuẩn. + Các tế bào chinh tiết ra enzim pepsinogen và các enzim

tiêu hóa khác.

Phân giai protein thành những chuỗi polipeptil ngắn.

Các tế bào cổ phểu tiết chất nhầy.

Bảo vệ biêu mô không bị phân hủy bởi enzim pepsin.

Các tế bào nội tiết sản xuất hoocmon gastrin Điều hóa sự tiêu hóa ở dạ dày, khi có thức ăn trong dạ dày gastrin sẽ được tiết ra đivào máu để kích thích tiết dịch vị của dạ dày.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI HSG và ôn LUYỆN THI vào CHUYÊN môn SINH học 8 năm 20212022, cập nhật, chuyên sâu, trọng tâm. (Trang 64 - 67)