Đặc điểm cơ cấu phanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CIVIC 2009 1.8MT (Trang 33 - 40)

Trên xe HONDA CIVIC cơ cấu phanh được sử dụng cho cầu trước và cầu sau là cơ cấu phanh đĩa.

Sử dụng cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ di động

Hình 2.2. Cơ cấu phanh đĩa loại giá di động

Hình 2.3. Cơ cấu phanh trên Honda Civic

1-Miếng đệm; 2-Má phanh đĩa; 3-Càng phanh; 4-Đĩa phanh; 5- Piston phanh; 6-Chốt dịch chuyển; 7-Bulông ngàm phanh

Cơ cấu phanh trước

1.Bu lông bắt giá; 2.Giá đỡ má phanh; 3.Vòng khóa; 4.Tấm định vị; 5. Má phanh; 6. Bộ báo mòn đệm phanh; 7. ống trượt; 8. Bạc trượt ; 9.Piston; 10.Vòng khóa (báo chiều dài má phanh); 11.Vòng che bụi; 12,17. Chụp che bụi; 13. Vòng kín dầu; 14. Giá đỡ xi lanh; 15,18. Bu lông; 16.Ống xả khí.

Phanh đĩa đặt ở bánh xe trước và bánh xe sau là loại có giá di dộng có khả năng tự động điều chỉnh khe hở bằng sự biến dạng của vành khăn làm kín. Giá đỡ xy lanh 14 chạy trên bu lông 15 qua bạc 8, ống truợt 7. Bạc và ống trượt được bôi trơn bằng một lớp mỡ mỏng và được bảo vệ bằng các chụp cao su che bụi 12,17. Trên giá, sử dụng hai bu lông giá trượt đảm bảo khả năng dẫn hướng của giá đỡ xy lanh. Piston lắp trong giá đỡ xy lanh và có một lỗ dẫn dẩu, một lỗ xả không khí. Vòng khoá 10 có tác dụng hạn chế dịch chuyển cùa piston và giữ vòng che chắn bụi cho xy lanh và piston: Vòng làm kín 13 vừa làm chức năng bao kín và biến dạng để tự động điều chỉnh khe hở

của má phanh và đĩa phanh. Giá đỡ má phanh 2 ôm ngoài giá đỡ xi lanh 14 và được giữ bằng ốc bắt giá 1.

Các tấm má phanh bắt trên giá nhờ rãnh, tấm định vị các vòng khoá 3 và lò xo khoá . Chiều dày phần má phanh là 8 mm và được dán trên tấm thép. Má phanh có rãnh hướng tấm làm mát bé mặt ma sát khi phanh. Trên má phanh có vòng lo xo báo chiều dày má phanh. Khi má phanh mòn đầu vòng lò xo chạm vào đĩa phanh làm xuất hiện tín hiệu thông báo cho người sử dụng biết để thay thế kịp thời. Đĩa phanh bắt với moay ơ nhờ bu lông bánh xe. Đĩa phanh có rãnh hướng tâm để tăng khả năng làm mát cho bề mặt ma sát.

Cơ cấu phanh sau

1,16. Ốc bắt giá; 2. Chụp che bụi; 3,14.Giá đỡ má phanh; 4.Vòng khóa; 5. Bu lông; 6. Má phanh; 7,17.Tấm định vị; 8. Miếng đệm; 9. Bộ báo mòn đệm phanh; 10. Miếng hãm;11. Vòng kín dầu; 12.Vòng che bụi; 13.Piston; 14. Giá đỡ xi lanh; 15.Ống xả khí

Nguyên lý làm việc

Quá trình làm việc của cơ cấu phanh trước và sau là như nhau và được trình bày dưới đây:

- Khi đạp phanh: Dòng dầu có áp suất cao được truyền từ xilanh phanh chính tới xilanh bánh xe, dưới áp suất của dầu làm piston dịch chuyển về phía trước theo hướng tác dụng cảu dầu làm cúp pen piston cao su bị biến dạng, piston tiếp tục tiến đến khi đẩy má phanh áơ sát vào đĩa phanh. Trong lúc đó do càng phanh (calip) là không cố định trên giá đỡ mà dưới tác dụng của dòng dầu trong xilanh đẩy nó chuyển động ngược chiều với piston nhờ trục trượt làm má phanh còn lại lắp trên càng phanh cũng tiến vào áp sát vào đĩa phanh. Áp suất dầu vẫn tăng và các má phanh bị đẩy tiếp xúc vào đĩa phanh lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh sẽ giúp giảm tốc độ của xe và dừng xe (đĩa phanh lắp trên may ơ).

- Khi thôi đạp phanh: Do dòng dầu hồi về bình chứa và xilanh phanh chính nên lực tác dụng lên piston và càng phanh giảm dần và quá trình chuyển động của piston và càng phanh ngược chiều khi đạp phanh. Lúc này đĩa phanh lại được tự do, cúp pen piston cũng trả về vị trí ban đầu và kết thúc quá trình phanh [7].

Đĩa phanh

Đĩa phanh được chế tạo bằng gang cầu, bề mặt làm việc được mài phẳng, không được có vết xước.

Đĩa phanh được bắt chặt với moay ơ bánh xe. Đĩa phanh có hai bề mặt làm việc được mài phẳng với độ bóng cao.

Dạng đĩa là không phẳng vì bề mặt ma sát được bố trí xa ổ lăn của moay ơ bánh xe, hạn chế nung nóng ổ này và dễ dàng bố trí xi lanh công tác. Tiết diện của đĩa có dạng gấp nhằm tạo nên đường truyền nhiệt gẫy khúc, tránh làm hỏng mỡ bôi trơn ổ bi, moay ơ do nhiệt độ cao.

Dạng đĩa không phẳng có tạo các lỗ hướng kính vì ngoài các ưu điểm của đĩa không phẳng ra thì đĩa phanh được làm mát tốt hơn. Đĩa phanh được chế tạo có rãnh rỗng giữa giúp nâng cao khả năng dẫn nhiệt ra môi trường không khí xung quanh.

Cụm xi lanh công tác

Cụm xi lanh công tác của cơ cấu phanh đĩa được chế tạo liền với giá đỡ hoặc chế tạo rời, pít tông, phớt làm kín và vành chắn bụi. Phía trên xi lanh có lỗ xả không khí trong hệ thống dẫn động.

Xi lanh công tác gồm các má phanh và piston thủy lực. Cụm xi lanh công tác phải đủ khỏe để chịu được lực kẹp lớn, và chịu momen của đĩa phanh. Áp suất của các má phanh lên hai mặt đối diện của đĩa phanh phải bằng nhau để tránh sự biến dạng của đĩa và vỏ phanh, đồng thời cũng tránh sự mắc kẹt ổ bi bánh xe.

Hình 2.7. Giá đỡ má phanh

Cụm xi lanh công tác di động có cấu tạo đơn giản hơn cụm xi lanh công tác tĩnh, thường chỉ dùng một piston. Do cụm xi lanh công tác được gắn vào giá nên nó có thể chuyển động tương đối theo chiều ngang so với đĩa phanh. Khi phanh, piston tác động vào mặt trong của má phanh trong, đẩy má phanh ép sát vào mặt đĩa, cụm xi lanh công tác tác động vào má phanh ngoài, đẩy má phanh ngoài ép vào mặt đĩa. Cụm xi lanh công tác có lực, đẩy má phanh ngoài nhờ lực phản lực. Điều này được giải thích trong định luật: Trong mỗi tác động, lực tác động và phản lực bằng nhau. Vì thế, khi áp suất thủy lực đẩy vào piston bao nhiêu thì cũng có phân lực đẩy vào cuối của piston bấy nhiêu nhưng theo chiều ngược lại. Do vậy lực ép ở các má phanh luôn bằng nhau.

Má phanh

Má phanh của phanh đĩa có dạng tấm phẳng, được cấu tạo bởi một xương phanh 1 bằng thép (3-5 mm) và má mềm 2 bằng vật liệu ma sát (8-10 mm). Má phanh và xương phanh được dán với nhau bằng một loại keo đặc biệt. Má phanh được xẻ rãnh thoát nhiệt, hạt mài, và bố trí thêm tấm lót tăng cứng, hoặc hàn sẵn sợi thép báo mòn hết chiều dày làm việc của má phanh.

Cụm xi lanh công tác của cơ cấu phanh đĩa gồm xi lanh được chế tạo liền với giá đỡ hoặc chế tạo rời, pít tông, phớt làm kín và vành chắn bụi. Phía trên xi lanh có lỗ xả không khí trong hệ thống dẫn động.

Cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh

Hình 2.9. Cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh a. Phớt hồi vị b.Phớt biến dạng

Cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh thường sử dụng sự biến dạng của phớt bao kín.

Khi pít tông dịch chuyển, ma sát giữa vành khăn và pít tông lớn nên vành khăn bị biến dạng trong rãnh của vành khăn. Khi thôi phanh, vành khăn kéo pít tông về vị trí ban đầu và hết biến dạng. Nếu khe hở giữa má phanh và đĩa phanh lớn, vành khăn bị biến dạng hết mức và pít tông dịch trượt so với vành khăn. Khi thôi phanh, pít tông chỉ trở về bằng độ biến dạng của vành khăn nên pít tông có vị trí mới so với xi lanh, đảm bảo khe hở giữa má phanh và đĩa phanh luôn không đổi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CIVIC 2009 1.8MT (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)