Các hư hỏng thông thường của hệ thống phanh thường xảy ra ở cơ cấu phanh bao gồm các chi tiết như càng, má, đĩa phanh..Vì vậy phần nhiều công việc là tháo lắp, lau chùi. Còn đối với hệ thống ABS, hệ thống tín hiệu, mã sự cố DTC..thì công việc đòi hỏi tính chuyên môn,phức tạp cao hơn.
Càng phanh (Calip)
a) Tháo calip
Đầu tiên, lấy bớt từ 1/2 đến 2/3 dầu phanh ra khỏi bình chứa trong hệ thống thuỷ lực rồi nâng xe và tháo bánh xe. Dùng vam chữ C (Hình 3.1) để đẩy piston vào trong xilanh. Tháo các bộ phận gá lắp và nâng calíp. Dùng một cái móc để treo calip tránh tình trạng để calíp treo lủng lẳng ở đường ống dầu phanh sau đó tháo guốc phanh cũ và các ống lót trong calip.
Tiếp theo tháo rời các chi tiết trong calíp
Hình 3. 3 Các chi tiết tháo rời của calíp
b) Lắp ráp Calip
Trước khi lắp ráp calip hãy nhúng đệm piston vào trong dầu phanh sạch rồi lắp đệm vào rãnh trong nòng calip, chú ý đừng để đệm bị xoắn. Bôi lên piston 1 lớp dầu phanh, lắp vòng che bụi mới lên piston rồi lắp piston vào calip và lắp calip vào xe.
Để lắp ráp calip, đầu tiên lắp các ống lót, trụ trượt và guốc phanh mới. Phải chắc chắn là piston được đẩy vào xilanh của nó rồi đặt calíp lên đĩa vào, lắp các bulông định vị.
Thêm dầu phanh vào bính chứa, chú ý không nên dùng lại phần dầu phanh đã lấy ra. Nhắp phanh vài lần để tạo sự tiếp xúc giữa bố phanh và đĩa đồng thời qua đó kiểm tra sự chắc chắn của phanh kiểm tra và châm dầu phanh vào xilanh chính nếu cần thiết.
Nếu cần phải thay piston và đệm piston thì phải tháo calíp ra khỏi xe. Dùng vòi khí nén để tháo piston ra khỏi calíp như hình 3.3
Hình 3. 4 Dùng áp lực khí để tháo piston ra khỏi calip
Dùng alcohol hoặc dung dịch làm sạch phanh để rửa sạch tất cả các chi tiết và lau khô.
Kiểm tra xem nòng calíp có bị cào xước hoặc nứt không. Những vết xước nhẹ hoặc gỉ thì có thể dùng bột mài để tẩy sạch. Nếu nòng calíp bị rỗ hoặc gỉ nhiều thì có thể dùng máy mài để phục hồi nòng. Tuy nhiên, nếu việc mài mòn làm tăng đường kính của nòng quá 0,001 inch (0,025 mm) thì phải thay calíp mới.
Đĩa phanh
Nếu đĩa phanh bị những vết xước sâu hoặc bị cong vênh thì cần được thay thế Những vết xước nhẹ hoặc những rãnh nhỏ bình thường sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của phanh. Thay đĩa phanh mới nếu nó mòn quá giới hạn cho phép.
Trên mỗi đĩa phanh có ghi “độ dày loại bỏ” (hình 3.4). Đây là độ dày tối thiểu của đĩa. Nếu việc phục hồi đĩa làm độ dày của nó nhỏ hơn trị số trên thì phải thay đĩa. Đĩa quá mỏng sẽ làm việc không an toàn.
Hình 3. 5 Độ dày tối thiểu hay độ dày loại bỏ được ghi trên đĩa phanh
Đối với các chi tiết này khi mòn đến độ giới hạn thì phải thay thế,trong quá trình sử dụng cần phải vệ sinh kiểm tra độ dày má phanh định kì.
Thay xi lanh phanh chính
1 – Pittong với cuppen; 2 – Phanh hãm; 3 – Bulong hãm; 4 – Gioăng; 5 – Nắp bình chứa; 6 – Xy lanh phanh chính; 7 – Gioăng chữ O
Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe, tháo rời nó và thay píttông cùng với các cúppen.
Nếu khu vực lắp cúppen bên trong xylanh phanh chính bị biến chất, có thể xảy ra rò rỉ dầu và áp suất dầu có thể bị mất, nó có thể dẫn đến mất hiệu quả phanh.
Quy trình: *Xả dầu phanh
- Rải một miếng giẻ bên dưới xylanh phanh chính sao cho dầu phanh không bám vào bất k ỳ chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm chí nếu nó bắn ra.
- Dùng xylanh, rút dầu phanh ra khỏi bình chứa của xylanh phanh chính.
1-SST (cờ lê đai ốc dầu phanh); 2-Đai ốc nối; 3-Giẻ
*Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe
Nếu dùng cơ lê nới lỏng ống phanh, nó có thể làm hỏng đai ốc bắt ống dầu phanh
*Thay bộ phụ kiện của xylanh phanh chính
Hình 3. 7 Xả dầu phanh 1 – xilanh; 2 - giẻ
1 - Êtô; 2 - Tấm nhôm; 3 – Píttông; 4 - Bulông hãm; 5 - Phanh hãm; 6 - Kìm tháo phanh hãm; 7 – Giẻ
Đầu tiên cần tháo rời các chi tiết của xylanh phanh chính:
(1) Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh phanh chính lên êtô giữa các tấm nhôm mềm.
(2) Ấn píttông và tháo bulông hãm píttông và phanh hãm.
(3) Kéo píttông số 1 thẳng ra khỏi xylanh.
(4) Đặt mặt bích của xylanh phanh chính vào lòng bàn tay của bạn hay gập
miếng giẻ lại và đặt
(5) lên trên một miếng gỗ rồi cẩn thận gõ cho đến khi đầu của píttông số 2
bật ra.
Hình 3. 9 Thay bộ phụ kiện của xylanh chính
(6) Khi đầu của píttông bật ra, kéo píttông thẳng ra
*Xả khí xylanh chính
Hình 3. 11 Đổ dầu phanh
1 - Mức max; 2 - Tấm nhôm; 3 - Dầu phanh.
(1) Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh phanh chính lên êtô giữa các tấm nhôm mềm.
(2) Đổ dầu phanh vào bình chứa đến mức max
(3) Ấn pittong vào và giữ nó ở vị trí đó
(4) Bịt đầu ra của xylanh phanh chính bằng ngón tay, trả píttông về và thả ngón tay ra.
(5) Lặp lại bước (3) và (4) cho đến khi dầu chảy ra khỏi đầu ra.
(6) Lau sạch dầu phanh bắn ra.
*Lắp xylanh chính
1 - Gioăng chữ O; 2 - Xylanh phanh chính; 3 – Bộ trợ lực phanh
Xả khí cho dầu phanh
a)Xả khí 1 người
Hình 3. 14 Xả khí dầu phanh dùng máy nén khí
1 – Bộ thay dầu phanh; 2 - Ống bộ thay dầu phanh; 3 – Nút xả khí ; 4 – Máy nén khí; 5 – Bọt khí
Quy trình xả khí:
(1) Nối bộ thay dầu vào máy nén khí
(2) Tháo nắp đậy nút xả khí
(3) Cắm ống của bộ thay dầu phanh vào nút xả khí
(4) Xả khí bằng cách nới lỏng nút xả khí ¼ vòng
(5) Xiết chặt nút xả khí sau khi không còn bọt khí trong dầu phanh chảy ra
(6) Kiểm tra sao cho nút xả khí được xiết chặt và nắp lại lắp đậy
(7) Lau sạch dầu phanh rò rỉ xung quanh nút xả khí
b)Xả khí 2 người:
1 – Nút xả khí; 2 - Ống nhựa
(1) Hãy để người phụ việc ngồi trên ghế lái xe và kích xe lên
(2) Gắn ống nylông vào nút xả khí và ra hiệu cho người phụ việc khi việc chuẩn bị đã hoàn tất
(3) Người phụ việc sẽ đạp bàn đạp phanh vài lần
(4) Giữ bàn đạp phanh ở vị trí đạp hoàn toàn
(5) Nới lỏng nút xả khí khoảng ¼ vòng và xả không khí
(6) Xiết chặt nhanh nút xả khí
(7) Lặp lại các bước từ (3) đến (6) cho đến khi không có bọt khí dầu phanh
chảy ra
(8) Kiểm tra rằng nút xiết chặt và lắp lại nắp đậy
Thay má phanh
1 - Má phanh; 2 - Miếng chống ồn; 3 - Miếng đỡ má phanh.
Tháo càng phanh đĩa và thay má phanh và tấm chống ồn (tiếng kêu rít khi đạp phanh).
Khi má phanh bị mòn, miếng báo mòn má phanh gắn trên má phanh sẽ chạm vào đĩa rôto và gây nên tiếng kêu rít để báo cho lái xe.
Khi má phanh bị mòn hết, đĩa phanh có thể bị hỏng và hiệu quả phanh cũng có thể không còn. Má phanh cần được kiểm tra định kỳ.
Quy trình: (1) Kích xe lên (2) Tháo lốp (3) Tháo càng phanh (4) Tháo má phanh. (5) Lắp ráp má phanh. Hình 3. 16 Thay má phanh
KẾT LUẬN
Sau 9 tuần làm đồ án tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu hệ thống phanh trên xe Honda Civic 2009 1.8MT, đến nay, đồ án của em cơ bản đã hoàn thành.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức lý thuyết của em được nâng cao hơn. Em đã hiểu được sâu sắc hơn về hệ thống phanh, đặc biệt là hệ thống phanh xe HONDA CIVIC 2009 1.8MT, biết được các kết cấu mới và nhiều điều mới mẻ từ thực tế. Em cũng học tập được nhiều kinh nghiệm trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh nói chung và hệ thống phanh xe HONDA CIVIC 2009 1.8MT nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành cốt lõi.
Để hoàn thành được đồ án này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy trong khoa công nghệ ô tô trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Em chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Anh Ngọc đã tận tình, chỉ bảo
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tế cho nên đồ án của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy và bạn đọc góp ý để đồ án tốt nghiệp này của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu Honda, xe Honda Civic 2009 1.8MT
[2] Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Duy Hường, Nguyễn Văn Chương, Trịnh Minh Hoàng, Kết cấu ô tô, Nhà xuất bản Bách
Khoa Hà Nội, 2010.
[3] Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Duy Hường, Nguyễn Văn Chương, Trịnh Minh Hoàng, Kết cấu ô tô, Nhà xuất bản Bách
Khoa Hà Nội, 2010.
[4] PGS.TS.Nguyễn Khắc Trai, Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, Nhà xuất bản ĐH Giao thông vận tải Hà Nội- 2007.
[5] TS Lê Văn Anh, Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt Thành, Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
[6] Online. (2016). Bài giảng Hệ thống phanh ABS trên ô tô. Retrieved from
http://thuvienso.vlute.edu.vn/doc/bai-giang-he-thong-phanh-abs-tren-o-to- 361929.html
[7] Lăng, T. V. (n.d.). Hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Retrieved from https://thanhvolang.com/he-thong-chong-bo-cung-phanh-abs/