Giới thiệu các thiết bị chính:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống xử lý nước thải mạ kẽm cho công ty TNHH hồng nguyên (Trang 42 - 44)

1. Song chắn rác:

Loại song chắn được chọn là loại vừa, làm từ các thanh thép với khoảng cách giữa các thanh là 20mm. Do nước thải của các cơ sở mạ điện khơng chứa nhiều tạp chất thơ, cĩ kích thước lớn nên lượng rác tích luỹ tại song chắn là khơng đáng kể.

2. Bể điều hồ:

Do đặc trưng của ngành mạ là lưu lượng cũng như nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải dao động lớn nên bể điều hồ được sử dụng để ổn định các thơng số này, tạo điều kiện cho quá trình xử lý tiếp theo đạt được hiệu quả cao. Quá trình điều hồ cũng tránh được tình trạng quá tải do đĩ giảm chi phí xây dựng, vận hành và quản lý của hệ thống xử lý. Bể điều hồ được khuấy trộn nhờ hệ thống khí nén.

3. Bể phản ứng kết tủa:

Bể phản ứng kết tủa cĩ tác dụng kết tủa các kim loại cĩ trong nước thải. NaOH được pha chế thành dạng dung dịch 20% cĩ khuấy trộn bằng cánh khuấy.

NaOH được bơm vào các bể phản ứng kết tủa, ở đây ion kim loại phản ứng với NaOH tạo dạng hydroxyt kết tủa. Phương trình phản ứng diễn như sau:

Zn2+ + 2OH- = Zn(OH)2

Với thời gian phản ứng là 3 - 5 phút, hiệu suất tách ion kim loại đạt 99,9% . Các hydroxyt cĩ kích thước lớn nên dễ dàng lắng ngay tại bể lắng. [8]

4. Bể lắng đứng:

Nhiệm vụ của bể lắng là tách các hạt hydroxyt kim loại kết tủa và các hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước thải. Các hạt hydroxyt kết tủa cĩ kích thước lớn nên dễ dàng lắng ngay khi vào bể lắng, hiệu suất đạt khoảng >90%. Các hạt rắn lơ lửng cĩ kích thước nhỏ hơn nên khĩ lắng hơn, hiệu suất lắng các hạt dạng này đạt khoảng 65÷70% đối với loại bể lắng đứng nước chuyển động từ trên xuống dưới. Loại bể lắng được lựa chọn là bể lắng đứng [7]. Nước được bơm vào ống trung tâm ở giữa bể, đi xuống dưới gặp bộ phận tấm chắn, hướng dịng nước thải thành chuyển động ngang vào vùng lắng. Tại đây, nước chuyển động từ dưới lên, cặn rơi xuống đáy bể. Nước trong được thu bằng máng vịng bố trí xung quanh thành bể và được đưa sang thiết bị tiếp theo.

5. Bể trung hịa:

Nước sau khi ra khỏi bể lắng mang tính kiềm, vì vậy trước khi thải ra mơi trường cần phải qua bể điều chỉnh pH sao cho đạt QCVN 40: 2011/BTNMT (loại B). Axit từ bể chứa axit được định lượng và đưa vào bể để pH của nước thải ra mơi trường là 5,5÷9.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống xử lý nước thải mạ kẽm cho công ty TNHH hồng nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w