Các ánh xạ chuẩn tắc vào các đa tạp phức compact

Một phần của tài liệu dáng điệu tiệm cận của các ánh xạ chuẩn tắc nhiều biến phức (Trang 29 - 34)

2 DÁNG ĐIỆU TIỆM CẬN CỦA CÁC ÁNH XẠ CHUẨN

2.4 Các ánh xạ chuẩn tắc vào các đa tạp phức compact

Trong phần này, ta giả sử rằng M là đa tạp phức hyperbolic và thuần nhất, và N là đa tạp phức compact.

Các định lý sau đây là các đặc trưng cho các ánh xạ chuẩn tắc và ánh xạ Bloch.

2.4.1 Định lý

Với f ∈ Hol(M, N), các điều kiện sau là tương đương: (a) f ∈ N(M, N)

(b)f ∈ B(M, N)

(c)f ∈ Hol(M, N) là liên tục đều, tức là với mỗi số ε > 0, tồn tại số

δ >0 sao cho với mọi p, q ∈ M với kM(p, q) < δ ta có

(d) f ∈ Hol(M, N) không có dãy P- điểm trong M, tức là với hai dãy {pn} và {qn} trong M, với lim n→∞kM(pn, qn) = 0, ta có lim n→∞dN f(pn), f(qn)= 0. Chứng minh.

(a) ⇒ (b): Giả sử f ∈ Hol(M, N). Nếuf /∈ B(M, N) thì tồn tại dãy {pn}

trong M và các vectơ đơn vị ξn ∈ Cm sao cho

hN f(pn), df(pn)ξn > nKM(pn, ξn) với mọi n. (2.9) Lấy p0 ∈ M và η ∈ Cm,|η| = 1 cố định. Vì Aut(M) là bắc cầu nên tồn tại ϕn ∈ Aut(M), với mỗi n, sao cho

ϕn(p0) = pn, dϕn(p0)η = ξn.

Khi đó (2.9) trở thành

hN gn(p0), dgn(p0)η> nKM ϕn(p0), dϕn(p0)η, (2.10) trong đó gn = f ◦ϕn. Vì f là chuẩn tắc, nên dãy {gn} có dãy con {gν} hội tụ đến ánh xạ g ∈ Hol(M, N) và

lim

ν→∞gν(p0) = lim

ν→∞f(pν) =g(p0).

Do tính bất biến của metric Kobayashi qua Aut(M) ta có:

KM ϕ(p0), dϕ(p0)η) = KM(p0, η), ϕ ∈ Aut(M). (2.11) Vì M là hyperbolic nên tồn tại hằng số dương C >0 sao cho:

KM(p, η) ≥ C|η| (2.12) với mọi p trong lân cận U của p0.

Kết hợp (2.10),(2.11), (2.12) ta có

đúng với mọi ν đủ lớn. Rõ ràng điều này là không thể, vì khi ν → ∞ thì vế phải của (2.13) dần đến vô cùng trong khi vế trái của (2.13) dần đến một số hữu hạn hN g(p0), dg(p0)η.

(b) ⇒ (c): Giả sử (b) đúng, khi đó tồn tại hằng số Ω > 0 sao cho với mỗi p∈ M và ξ ∈ Cm,

hN f(p), df(p)ξ ≤ΩKM(p, ξ).

Tích phân dọc theo đường cong γ lớp C1 bất kì từ điểm p1 đến điểm p2 trong M, ta có

dN f(p1), f(p2) ≤ΩkM(p1, p2).

Từ đó suy ra (c).

(c) ⇔ (d): Nếu (d) không đúng, thì khi đó tồn tại dãy {pn} và {qn}

trong M với

lim

n→∞kM(pn, qn) = 0,

nhưng

dN f(pn), f(qn) ≥ε

với ε > 0. Điều này mâu thuẫn với (c).

Nếu (c) không đúng, thì khi đó tồn tại số ε > 0 và dãy {pn} và {qn}

trong M sao cho

kM(pn, qn) < 1 n,

nhưng

dN f(pn), f(qn) ≥ ε.

Điều này mâu thuẫn với (d).

(c) ⇒ (a): Vì f ∈ Hol(M, N) là liên tục đều nên với ε > 0, tồn tại

δ >0 sao cho dN f ϕ(p), f ϕ(q) < ε

khi kM ϕ(p), ϕ(q) < δ, trong đó p, q ∈ M và ϕ ∈ Aut(M). Nhưng

Do đó, {f ◦ϕ|ϕ ∈ Aut(M)} là họ đồng liên tục. Vì N là compact nên nó cũng là họ chuẩn tắc.

2.4.2 Hệ quả

Các điều kiện sau là tương đương:

(a) Ánh xạ f ∈ Hol(M, N) có dãy P - điểm trong M. (b) supz∈M Qf(z) = ∞.

(c) f /∈ N(M, N).

Nhận xét: Rõ ràng ánh xạ Bloch f ∈ Hol(M, N) không thể có dãy P - điểm bất kể N là compact hay không. Tuy nhiên, dãy P - điểm có thể có được từ ánh xạ chuẩn tắc f ∈ Hol(M, N) với N không compact. Ta xét ví dụ sau:

Giả sử

f(z) = (5 +w +e1−w)4, w = 1 +z

1−z, z ∈ ∆.

Sau vài phép tính, ta có thể tìm được :

Qf(zn) =|f0(zn)|(1− |zn|2) → ∞,

với

zn = 1−2n2 + 2n3πi

1 + 2n3πi .

Dễ thấy rằng, ánh xạ f bỏ qua một lân cận của gốc trên đĩa đơn vị ∆, tức là f ∈ N(∆,C) bởi định lý cổ điển Montel.

2.4.3 Định lý

Mọi dãy {pn} trong M là dãy chính quy đối với f ∈ N(M, N) khi và chỉ khi f ∈ B0(M, N) với B0(M, N) ={f ∈ B(M, N); lim n→∞ sup p∈M\Mn Qf(p) = 0}. Chứng minh.

Giả sử tất cả các dãy điểm trong M là chính quy đối với f ∈ N(M, N), đặt

trong đó p0 là điểm cố định trong M. Khi đó, tồn tại dãy {pn} trong M

sao cho

Qf(pn) = sup{Qf(p)|p ∈ Mn\Mn−1}.

Do tính chính quy của dãy {pn} đối với f nên với mỗi ε > 0, ∃δ > 0

sao cho với dãy {qn} bất kỳ trong M thỏa mãn kM(pn, qn) < δ, ta có

lim

n→∞dN f(pn), f(qn) = 0.

Với mỗi ntồn tại ϕn ∈ Aut(M) sao cho pn = ϕn(p0). Vì f là chuẩn tắc nên dãy {f ◦ϕn} có dãy con {f ◦ϕν} hội tụ đều đến g ∈ Hol(M, N) trên

Bk(p0, δ). Đặc biệt limgν(p0) = limf ◦ϕν(p0) = g(p0) =l. Với bất kỳ z ∈ Bk(p0, δ) ta có dN l, g(z) ≤ dN g(p0), gν(p0)+dN gν(p0), gν(z)+dN gν(z), g(z). (2.14) Trong vế phải của bất đẳng thức (2.14), số hạng đầu tiên và số hạng thứ ba dần đến 0 do tính hội tụ đều của gν trên Bk(p0, δ). Số hạng thứ hai cũng dần đến 0 do dãy {pn} là dãy chính quy. Do đó, g(z) ≡ l với mọi z ∈ Bk(p0, δ). Áp dụng định lý duy nhất cho hàm chỉnh hình ta có

g(z) ≡ l trên M, vì M là liên thông. Do đó, gν hội tụ đều đến hàm số hằng l trên tập compact của M. Do vậy

lim ν→∞Qf(pν) = lim ν→∞Qgν(p0) = 0. Từ M \Mν = ∞ [ α=ν Mα+1 \Mα, sup{Qf(p)|p ∈ M \Mν} = sup α≥ν+1 Qf(pα) ta có f ∈ B0(M, N), vì limν→∞Qf(pν) = 0.

Ngược lại, giả sử f ∈ B0(M, N). Do bất kì dãy hội tụ {pn} nào trong

M cũng là dãy chính quy với f ∈ Hol(M, N) nên ta chỉ cần chứng minh khi các dãy đó là phân kỳ compact.

Lấy p0 là điểm cố định trong M và sn = kM(p0, pn). Khi đó

lim

n→∞sn = ∞.

Từ dãy {sn} ta chọn một dãy tăng nghiêm ngặt và cũng kí hiệu là dãy

{sn} . Đặt

δ = infnkM(pn, pn+1)

3 | n = 1,2, . . .o.

Khi đó δ > 0. Lấy dãy {qn} bất kỳ trong M với kM(pn, qn) < δ. Nếu

f ∈ B0(M, N),

Ωn = sup{Qf(p)|p∈ M \Mn}

tồn tại và hữu hạn với mỗi n và Ωn → 0 khi n→ ∞. Do đó,

dNf(pn), f(qn) ≤kM(pn, qn)Ωn−1 ≤ δΩn−1.

Vì vậy

lim

n→∞dNf(pn), f(qn) = 0.

Vậy theo định nghĩa, dãy {pn} là dãy chính quy.

Một phần của tài liệu dáng điệu tiệm cận của các ánh xạ chuẩn tắc nhiều biến phức (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)