Đáp án câu hỏi vận dụng thực tiễn:

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong giảng dạy sinh học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật, cảm ứng ở động vật sinh học 11 (Trang 30 - 32)

Câu 1. “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

“Nhai là quá trình tiêu hóa cơ học giúp thức ăn được nghiền nhỏ và thấm nước bọt giúp cho quá trình tiêu hóa hóa học sau này diễn ra có hiệu quả tốt hơn. Như vậy “nhai kĩ” sẽ giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra khi nhai các thức ăn như tinh bột cũng bị biến đổi thành đường.

Ngôn ngữ là công cụ gián tiếp của con người, là một tác nhân kích thích có điều kiện, vì vậy trước khi hình thành phản xạ nói thì não phải tiếp nhận thông tin, phân tích xử lí, truyền tín hiệu tới các cơ, bộ phận tham gia hình thành nên tiếng nói – ngôn ngữ. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lí, phân tích tín hiệu thông tin trên vỏ não chính là chúng ta đang “suy nghĩ”.

Câu này khuyên chúng ta trước khi nói phải suy nghĩ chín chắn để có được ngôn ngữ chuẩn xác nhất.

Câu 2. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

cũng là rất quan trọng nhưng khi no dù có nhiều thức ăn cũng không cần thiết vì cơ thể không thể hấp thu được.

Câu 3: “Ăn có chừng, dùng có mực

Sự hấp thụ chất dinh dưỡng của con người là có giới hạn và còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...do đó việc ăn uống phải có điều độ, không ăn quá ít nhưng cũng không ăn quá nhiều.

Câu 4. “Người gầy thầy cơm”.

Việc cung cấp năng lượng cho cơ thể là việc không thể thiếu đối với con người chúng ta. Khối lượng năng lượng cần thiết cho mỗi người là khác nhau tùy theo thể trạng, hoạt động tuổi tác, kích thước của mỗi người. Ngoài ra khối lượng năng lượng từ thực phẩm mà một người cần cũng tùy thuộc vào mức độ chuyển hóa cao hay thấp trong cơ thể họ. Ở một số người gầy có thể do hai lí do khiến việc đò hỏi cung cấp năng lượng từ thực phẩm của họ rất cao (ăn nhiều) nhưng cơ thể họ vẫn không mập lên được đó là: quá trình chuyển hóa năng lượng của họ diễn ra mạnh vì vậy mà việc tích lũy năng lượng cho cơ thể là rất ít. Lí do thứ hai là có thể những người này quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra mạnh nhưng quá trình hấp thụ thức ăn lại kém do đó không có đủ chất dinh dưỡng để tạo năng lượng dự trữ cho cơ thể.

Câu 5. “Ăn không rau như nhà giàu chết không kèn trống”

Rau là một món ăn bình thường nhưng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu hoá: nó cung cấp một lượng vitamin lớn cho cơ thể, đồng thời chất xơ trong rau còn làm tăng nhu động ruột, tạo ma sát nghiền thức ăn khi dạ dày co bóp. Do đó rau không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày

Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (về nhà)

1. Lập khẩu phần ăn cho HS lứa tuổi từ 15 - 18 2. Tìm hiểu khẩu phần ăn cho bò sữa.

PHỤ LỤC 2

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNGHỌC KÌ I HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021MÔN SINH KHỐI 11 MÔN SINH KHỐI 11

Thời gian làm bài: 45 Phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 4 trang)

Họ tên:... Số báo

danh:... Mã đề 001

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1:Tại sao động vật có phổi không hô hấp được dưới nước?

A. Vì phổi không thải được CO2 trong nước

B. Vì đường dẫn khí nhỏ nên nước không vào phổi được

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong giảng dạy sinh học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật, cảm ứng ở động vật sinh học 11 (Trang 30 - 32)