Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịc hở thành phố

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2016

2.1. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1. Vị trí và vị thế

Hà Nội có vị trí địa lý mang ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Vị trí đặc biệt quan trọng của Hà Nội được thể hiện ở đầu đủ các khía cạnh: với vùng, với cả nước và quốc tế. Lợi thể này cho phép Hà Nội có khả năng liên kết với các tuyến điểm du lịch trong nước và quốc tế để tạo thành nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn, làm tăng khả năng thu hút khách.

- Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 28 tỉnh thành từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vùng này có diện tích 149.065 kms2, chiếm 45% diện tích và 46.7% dân số Việt Nam. Vùng du lịch Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất về đất nước và con người Việt Nam, điều này có sức hấp dẫn lớn đối với cả khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Khả năng liên kết giữa Hà Nội với các tuyến điểm du lịch khác trong vùng là rất phong phú, có thể kết hợp Hà Nội với nhiều điểm du lịch khác nhau để tạo thành nhiều tuyến tham quan du lịch hấp dẫn. Điều đó cho phép du lịch Hà Nội có thể khai thác nhiều thể loại sản phẩm du lịch đa dạng.

- Tương quan với cả nước, Hà Nội trước hết là một điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo, nơi hội tụ và kết tinh nhiều giá trị văn hoá của cả dân tộc qua hàng năm lịch sử. Ngoài ra, với tư cách là Thủ đô, là trung tâm của vùng và

tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội là điểm chính trong các chương trình du lịch phía Bắc và xuyên Việt, cho dù khách du lịch muốn đến điểm nào ở Miền bắc thì cũng sẻ phải đi qua và sử dụng các du lịch du lịch tại Hà Nội.

- Trên phạm vi quốc tế, Hà Nội nằm trên các trục giao thông quốc tế quan trọng cả về đường thủy lẫn đường hàng không từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, có vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, việc đi lại giữa Hà Nội các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới rất thuận lợi. Nếu có chiến lược phát triển khoa học, trong tương lai Hà Nội hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Singapore và Dubai để trở thành trung tâm du lịch, thương mại và giải trí của Châu Á. Hà Nội có vai trò như là cách cửa chính để khách du lịch, thương mại và giải trí của Châu Á. Hà Nội không chỉ là điểm chính trong các chương trình du lịch phí Bắc và xuyên Việt mà còn là điểm dừng quan trọng trong các tour du lịch xuyên Á.

Vị trí địa lý của Hà Nội đã tạo nên lợi thế cho Thủ đô trong việc phát triển không chỉ hoạt động du lịch nội địa mà với cả du lịch quốc tế.

* Về vị thế trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội

Hà Nội là kinh đô suốt ngàn năm các vương triều. Trong hơn 100 năm Pháp thuộc, Hà Nội là thủ phủ của cả Đông Dương. Từ ngày xoá bỏ chế độ phong kiến, Hà Nội là thủ đô của đất nước. Trong Nghị quyết 08 của Bộ chí trị ngày 21/01/1983, Đảng và Nhà nước đã xác định: “Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn

về kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước”. Như vậy có thể nói

rằng từ xưa đến nay, Hà Nội bao giờ cũng đảm nhiệm chức năng của một thủ đô, một trung tâm điều khiển cấp cao nhất của cả nước.

Hà Nội cũng là nơi đặt trụ sở của các cơ quan đầu não chính trị - kinh tế, văn hoá, ngoại giao, quốc phòng, trụ sở của hơn 100 đại sứ quán, nhiều tổ

chức quốc tế, chinh nhành các doanh nghiệp đa quốc gia,… Do vậy, tất cả các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà ngoại gia,… từ nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác nhất thiết phải đến Hà Nội làm thủ tục hành chính, pháp lý. Hàng năm, Hà Nội đón nhận hàng ngàn đoàn khách công vụ của các chính phủ, phi chính phủ của nước ngoài vào Việt Nam, từ các địa phương trong cả nước về để dự hội thảo, ký kết hiệp định tham quan.

Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong tương lai cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội sẽ là nơi tổ chức nhiều hội nghị, các sự kiện quốc tế. Với vị trí trung tâm của khu vực Đồng Nam Á, Hà Nội rất có lợi thế trong việc phát triển trở thành một trung tâm chuyên nghiệp cho những hoạt động triển lãm thành một thành tựu kinh tế - văn hoá - kỹ thuật và hội chợ, trung tâm tổ chức các hội nghị của khu vực ASEAN cũng như của các tổ chức quốc tế. Thể loại du lịch MICE (Meeting - gặp gỡ, hội họp; Incentive - khuyến khích, khen thưởng; Convention - hội thảo, hội nghị; Event/Exhibition - sự kiện, triển lãm) là một sản phẩm tiền năng mang tính chiến lượng và có tính cạnh tranh cao của thủ đô. Đây là một lợi thể tuyệt đối mà không địa phương nào trong cả nước có thể có được.

Hà Nội là một cực kinh tế quan trọng hàng đầu của cả nước, và là trọng tâm của tam giác động lực tăng trưởng kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hà Nội là một trong những nơi có các hoạt động kinh tế diễn ra năng động nhất cả nước trong đó hoạt động du lịch (tính đến năm 2004, trên địa bàn Hà Nội có 687 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI đang hoạt động trực tiếp của nước ngoài FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký lên tới 9,9651 chiếm 66,95% tổng số vốn FDI của Đồng Bằng sông Hồng và chiếm 16,65% của cả nước) (Nguồn: Niên giám thống kê 2004, Tổng cục thống kê, Nxb Thống kê Hà Nội 2005), điều này đã tạo nên một sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Vị thế trung tâm kinh tế đã tạo ra lợi thế cho Hà Nội trong việc thu hút và đón tiếp khách du lịch thương gia.

2.1.1.2. Địa hình

Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi đồn hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm với độ cao trung bình từ 5m đến 20 m so với mặt nước biển. Xen giữa các bãi bồi còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm. Đặc điểm địa hình của Hà Nội là không bị giới hạn trong khuôn khổ diện tích đất đai để xây dựng các tổ hợp công trình phục vụ du lịch (nhiều điểm du lịch rất hạn chế trong việc tìm kiếm mặt bằng VD Hạ Long).

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Khí hậu Hà Nội khá ôn hoà, thuận lợi với điều kiện sống của con người (các chỉ số khí hậu trung bình hàng năm: nhiệt độ 23,50C; độ ẩm 81%, lượng mưa 1.676 mm) và hoạt động tham quan của khách du lịch.

2.1.1.4. Nguồn nước

Hà Nội có nguồn nước khá phong phú, bao gồm nước chảy trên bề mặt (sông, hồ) và nước ngầm. Địa phận Hà Nội có khá nhiều sông nước chảy qua, trong đó quan trọng nhất là sông Hồng và sông Đuống. Hà Nội là một trong những thủ đô có số lượng hồ ao lớn trên thế giới với tổng diện tích lên tới 3.600 ha mặt nước. Hà Nội được mệnh danh là thành phố “xanh”, thành phố cảnh quan nổi tiếng, thành phố của hệ sinh thái hồ, sông. Hà Nội có nguồn nước ngầm khá dồi dào, hiện đang được khai thác để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Với hoạt động du lịch, hệ thống sông hồ, nước ngầm phong phú là nguồn nước quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của du khách. Đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào thuỷ sản phục vụ nhu cầu ăn uống, và cũng là nơi có khả năng triển khai các loại hình dịch vụ thể thao trong nước.

2.1.1.5. Hệ động thực vật

Thực vật tự nhiên ở Hà Nội chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn với hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp. Một bộ phận lớn thực vật là hệ thống cây xanh được trồng trên khắp đường phố (đường phố Hà Nội có trên 250.000 cây, bao gồm trên 50 loại cây khác nhau) và các vườn hoa công viên (Hà Nội có trên 30 vườn hoa, công viên với hơn 377 ha thảm cây xanh). Cây xanh Hà Nội còn có một mảng rất đặc sắc – hoa cây cảnh ở các làng hoa đã tạo nên một hồ Tây với không gian văn hoá tràn đầy hương sắc. Cây xanh đã tạo cho thành phố một sắc thái độc đáo, Hà Nội là “thành phố xanh” trong con mắt của bạn bè quốc tế và du khách. Động vật gần đây đã xuất hiện trở lại cùng với việc trồng rừng. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc,…

2.1.2. Điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Về nguồn nhân lực

Hà Nội là nơi tập trung nhiều trí thức, nhân tài, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao nhất cả nước. Theo báo Người cao tuổi, số 368 ra ngày 18/07/2005, số cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu có trình độ trên đại học chiếm 80% số lượng cả nước, số giáo sư chiếm 86,2% cả nước. Sinh viên chiếm 35.78% tổng số sinh viên cả nước, số học sinh trung học chuyên nghiệp chiếm 8.02%, số công nhân học nghề chiếm 7.85%. [15]

Trên địa bàn Hà Nội có đội ngũ gần 7.000 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ trung học chuyên nghiệp. Hiện nay tại Hà Nội có 12 cơ sở đào tạo ở

bậc đại học, 5 cơ sở đào tạo ở bậc sau đại học, 9 sơ sở ở bậc đại học, 5 cơ sở ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cung cấp mỗi năm gần 10.000 lao động mới cho ngành du lịch.

Về số lượng, số người trong độ tuổi lao động lên tới 1.56.000 người năm 1999 và tăng lên trên 1.900.000 người vào năm 2010. Về chất lượng đội ngũ lao động nói chung và hoạt động trong du lịch nói riêng, thành phố Hà Nội đứng đầu trong cả nước. Theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, tính đến hết tháng 06/2015, số lao động trong ngành du lịch Hà Nội là gần 300.000 người, trong đó số lao động trực tiếp là 88.000 người và lao động gián tiếp là hơn 200.000 người. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, một lợi thế vượt trội trong cả nước về nguồn nhân lực trong du lịch. [20]

2.1.2.2. Về kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

Hà Nội là thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, đó là một lợi thế lớn để phát triển hoạt động du lịch.

- Giao thông vận tải: Hà Nội là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với sự hội tụ của nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, và đường sắt

+ Hệ thống giao thông đường bộ: được phân bố theo đặc điểm của lãnh thổ với hai đầu mối là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các nan quạt toả đi các tỉnh.Từ Hà Nội, toả ra các tuyến đường bộ chính, trong đó quan trọng nhất là quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 6. Các tuyến đường này tạo nên sự liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với các địa phương khác. Mạng lưới đường bộ tương đối phát triển, nội thành hiện có khoảng 300 km đường phố dạng ô bàn cờ với tổng diện tích mặt đường khoảng 2.2 triệu km2, mật độ đường giao thông của thành phố đạt 3.062 km/km2.

+ Hệ thống giao thông đường sắt: chủ yếu được phân bố theo hướng Bắc - Năm và Tây Bắc - Đông Nam. Hội tụ về đây có 5 tuyến đường sắt chính

đi TP Hồ Chí Minh; Lào Cai; Đồng Đăng; Hải Phòng; Thái Nguyên. Từ Hà Nội có thể triển khai một số tuyến du lịch hấp dẫn bằng đường sắt: Sa Pa, Hạ Long, Lạng Sơn, Bắc Kinh, Côn Minh - Quế Lâm,… Hà Nội cũng là ga chính trong các tuyến đường sắt liên vận để đưa đón trao đổi khách du lịch quốc tế bằng đường sắt từ Trung Quốc, Nga và các nước Châu Âu với Việt Nam.

+ Hệ thống giao thông hàng không: Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hai cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện nay, được trực tiếp đưa đón khách quốc tế. Hiện nay, các thị trường khách du lịch trọng điểm đều có tuyến bay trực tiếp tới Hà Nội (Pháp, Nhật, Đức, Trung Quốc.Mỹ…). Với du lịch nội địa, từ Nội Bài đều có tuyến bay tới các sân bay nội địa khác. Với bên ngoài, hàng không Việt Nam có mạng đường bay đến 31 thành phố lớn thuộc 5 khu vực trên thế giới. Đặc biệt, từ Hà Nội du khách còn có thể sử dụng loại hình dịch vụ taxi bay của Tổng công ty bay dịch vụ Miền Bắc, dùng máy bay trực thăng để tham gia các điểm du lịch từ trên không có thể cảm nhận được sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên mà không loại hình phương tiện giao thông nào có thể mang lại được cho du khách.

+ Giao thông đường thủy: với đặc điểm là thành phố nằm bên bờ sông Hồng, với vị trí trung tâm của đồng bằng bắc Bộ, từ Hà Nội có thể thiết lập các tuyến du lịch đường thủy hấp dẫn nối liền với các địa phương khác: thăm miền biển Đông Bắc (Hạ Long, Cát Bà, Móng Cái, Trà Cổ,…) và các tỉnh phụ cận của đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định,. Thái Bình,...).

- Các yếu tố hạ tầng khác: Hà Nội nằm trong vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất nước ta cả về nhiệt điện (Phả Lại), cũng như thủy điện (Hoà Bình), sản lượng điện được tăng lên không ngừng đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, trong đó có du lịch. Hà Nội cũng là nơi có điều kiện và khả năng để giải quyết tốt

nhu cầu nước phục vụ du lịch trên cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặt và nước ngầm. Về thông tin liên lạc, Hà Nội vốn là đầu mối thông tin liên lạc lớn nhất cả nước, là nơi tập trung hầu hết trang thiết bị hạ tầng và nguồn nhân lực của ngành.

2.2. Tình hình phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016

2.2.1. Khách du lịch

Trong thời kỳ bao cấp, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chủ yếu là từ các nước CNXH Đông Âu và Liên Xô cũ. Cùng với những biến động chính trị đã làm thay đổi cơ bản quy mô và cơ cấu thị trường khách, lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng nhanh, khách du lịch từ các nước CNXH với giá bao cấp nay không còn nữa, hiện nay số khách du lịch thuần túy và thương mại đến từ các nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước mà còn cả đi nước ngoài, lượng khách và mức chi tiêu tăng nhanh, có thể thấy Hà Nội đã mở rộng và phát triển thị trường khách du lịch.

Việc phân tích thị trường khách du lịch cần dựa vào nhiều tiêu thức

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)