Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển du lịch Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 66)

Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016

2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân

a. Thành tựu

- Thị trường khách ngày càng được mở rộng, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch, đóng góp ngân sách Nhà nước ngày càng có mức tăng trưởng cao, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước.

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: Ngành du lịch phát triển đã thu hút số lượng lớn lực lượng lao động, góp phần giải quyết sức ép thất nghiệp. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch Thủ đô ngày càng tăng số lượng, đảm bảo về chất lượng ngày càng phù hợp hơn.

- Góp phần chyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch phát triển du lịch có bước tiến bộ rõ nét, chú trọng đầu tư chiều sâu có trọng điểm: Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, trong cơ cấu nền kinh tế hiện đại thì giá trị các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng khối dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm

2004 tỷ trọng GDP của du lịch Hà Nội đạt xấp xỉ 7%. Theo dự tính, tỷ trọng GDP của du lịch Hà Nội đến năm 2010 là 11%, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 29% GDP.

- Góp phần phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc.

Việc phát triển du lịch không thể tách rời khỏi các giá trị văn hoá truyền thống: TNDL nhân văn là cơ sở để phát triển hoạt động du lịch, ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, nhiều di tích được phục hồi thành công để phục vụ mục đích tham quan du lịch hoặc mục đích tổng hợp trong đó có du lịch như: khu vực phố cổ (nhà cổ số 87 Mã Mây, 3 Hàng Đào…), quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tu bổ hệ thống đền chùa như chùa Kim Liên, đền Ngọc Sơn,…Ngành du lịch cũng đã tham gia phối hợp trong việc phục hồi, tổ chức thành công các lễ hội truyền thống, nhiều lễ hội là quốc hội (Hội Gióng), các loại hình nghệ thuộc sân khấu truyền thống được bảo tồn, phát triển: chèo, múa rối nước, tuồng, ca trù,…

- Sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội không chỉ phản ánh ở doanh thu, lượng khách, đóng góp ngân sách mà nó còn có tác động lan toả tạo thành thị trường tiêu thụ cho các lĩnh vực kinh doanh kinh tế khác, do đó doanh thu và đóng góp ngân sách của các ngành này cũng tăng theo. Trong thực tế, do tính chất đặc thù của một ngành kinh tế tổng hợp nên hiệu quả của ngành du lịch còn mang lại nhiều “tác động kinh tế xã hội kép” khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội: cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện cán cân thành toán, giao lưu và phát triển văn hoá, phát triển khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường quốc tế, phát triển ngoại giao phát triển khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường quốc tế, phát triển ngoại giao và các quan hệ kinh tế quốc dân, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế,…

- Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước được kiện toàn một bước (thành lập sở Du lịch Hà Nội thàng 10/1994), đội ngũ cán bộ phát triển về số lượng và đang nâng cao dần về chất lượng, công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở Hà Nội dần đi vào khuôn phép.

- Công tác quản lý, cấp phép cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch như: thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hay cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Việt Nam; thẩm định mới và thẩm định lại hệ thống các khách sạn, khu căn hộ cao cấp, nhà hàng đạt chuẩn; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa,… luôn được duy trì thường xuyên và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc trong cải cách thủ tục hành chính:

- Tính đến ngày 5/9/2016 đã cấp 729 thẻ hướng dẫn viên quốc tế và cấp 415 thẻ hướng dẫn viên nội địa; đã thẩm định 43 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Tổng số hồ sơ đã nhận 1.275 bộ, đã giải quyết là 1,064 hồ sơ, số hồ sơ đang thụ lý là 211, không có hồ sơ nào bị chậm tiến độ, tổng số lệ phí đã thu là 896.650.000 đồng.

- Đem lại hiệu quả trên nhiều mặt kinh tế xã hội và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Tham gia hữu hiệu vào quá trình thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

- Công tác xúc tiến, tổ chức sự kiện được quan tâm và liên tục tổ chức đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh du lịch Hà Nội thân thiện và hấp dẫn, tiêu biểu như:

+ Phối hợp tổ chức Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức thành công hội chợ du lịch quốc tế VITM 2016 với 502 gian hàng của 734 doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế tham dự, trong đó có 115

gian của các doanh ngiệp và cơ quan xúc tiến du lịch 25 Quốc gia và Vùng lãnh thổ.

+ Phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Công ty cổ phần truyền thông DC và các đơn vị có liên quan tổ chức thành công chương trình “Ký ức Hà Nội” nhân dịp Chào Xuân mới 2016 hiệu quả, an toàn, chất lượng thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, ước tính trong 5 ngày diễn ra sự kiện đã có khoảng 12 vạn lượt khách trong nước và quốc tế tham dự, trong đó có khoảng 5000 khách du lịch quốc tế.

+ Phối hợp với Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức đón vị khách du lịch mang quốc tịch Pháp là vị khách du lịch quốc tế đầu tiên đến xông đất Thủ đô Hà Nội năm 2016.

- Thành công lớn nhất của du lịch Hà Nội là đã chuyển thành công từ cơ chế phục vụ sang cơ chế kinh doanh, dần đi vào ổn định và ngày càng tăng trưởng cả về chất lượng lẫn quy mô. Bước trưởng thành vượt bậc là du lịch Hà Nội đã ngày càng lớn mạnh và khẳng định được uy tín của mình trên trường quốc tế, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế; tạp chí Tripadvisor xếp hạng Hà Nội là điểm đến hấp dẫn thứ 2 Châu Á và thứ 8 trên thế giới; Tạp chí Smart Travel Asia xếp hạng Hà Nội là điểm đến trong top 10 Châu Á năm 2014 (tiêu chí bình chọn được dựa trên sự đánh giá của khách du lịch về cảnh quan, văn hoá nghệ thuật, dịch vụ, khách sạn hàng không và con người qua giao tiếp).

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của những thông công trên là:

Thứ nhất: Do Hà Nội có nhiều lợi thế về các điều kiện phát triển du lịch so với các địa phương khác trong cả nước cũng như một số nước khác trong khu vực.

Thứ hai: Do đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước theo cơ chế thị trường, với quan điểm mở: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”.

Thứ ba: Do bối cảnh chính trị quốc tế có nhiều thay đổi, xu thế hoà bình hữu nghị hợp tác cùng có lợi các quốc gia trong khu vực và trên thể giới ngày càng gia tăng.

Thứ tư: Do nhận thức của xã hội về vai trò của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng ngày càng đầy đủ hơn.

Thứ năm: Do công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội ngày càng được hoàn thiện, đã có sự kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân biệt được chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh trong ngành du lịch.

Thứ sáu: Do trình độ và năng lực kinh doanh của các chủ thể kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong đó có Hà Nội ngày càng chuyên nghiệp hơn. CSVCKT du lịch được đầu tư nâng cấp, đội ngũ lao động được đào tạo khá cơ bản.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Ngành du lịch Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tựu hết sức cơ bản. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng, những kết quả đó còn hết sức khiêm tốn. Những tồn tại trong thời gian qua đồng thời cũng là những thử thách trong thời gian tới đối với toàn ngành biểu hiện ở một số phương diện sau:

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch, quản lý kinh doanh còn yếu kém. Trong thực tế hiện nay, mạng lưới quản lý du lịch trên địa bàn Hà Nội khá phức tạp bởi các doanh nghiệp du lịch trực thuộc nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Sau nhiều năm biến động về tổ chức, cho đến nay cơ chế quản lý ngành và lãnh thổ thực tế chưa được xác định rõ, chưa nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm của các

doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh. Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý du lịch của Thành phố đến các quận huyện và cơ sở chưa được tăng cường đủ sức đảm nhận nhiệm vụ trước sự phát triển nhanh chóng của du lịch.

Cơ chế chính sách, thủ tục chậm được nghiên cứu giải quyết, thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, chưa tạo ra khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, tức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có chi phí đầo vào thấp. Một số cơ chế, chính sách được triển khai chậm và không hiệu quả như: Cổ phần hoá doanh nghiệp, phối hợp quản lý liên ngành,…Việc cụ thể hoá các văn bản pháp luật còn thiếu và chậm, do vậy không quản lý một cách hiệu quả về nhiều mặt như vốn quy hoạch, an toàn cho du khách, các quy định về kinh doanh dịch vụ bổ sung,… thêm vào đó, giá cả và quyền lợi người tiêu dùng chưa được chú ý một cách thích đáng.

- Sản phẩm du lịch: còn nghèo nàn, phân tán manh mún đơn điệu, thiếu đồng bộ, thiếu hẳn chiều sâu, thiếu sự đặc trưng khác biệt mang bản sắc Hà Nội, chưa phong phú và đủ sức hấp dẫn, lưu giữ khách lưu lại Hà Nội dài ngày và quay trở lại Hà Nội nhiều lần. Hiện nay các nhà quản ký và kinh doanh du lịch Hà Nội còn chưa xác định được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch Hà Nội với sản phẩm du lịch của các địa phương khác trong cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là trong khối các nước ASEAN.

- Nguồn nhân lực:

Đội ngũ lao động trong du lịch còn nhiều hạn chế: phần lớn đội ngũ hướng dẫn viên của thành phố tốt nghiệp từ các chuyên ngành ngoại ngữ, sau đó trải qua khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch để được cấp thẻ hướng dẫn viên. Do đó, khả năng hướng dẫn cũng như hiểu biết về các điểm tham quan của hướng dẫn viên rất hạn chế. Người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch thì lại quá yếu về khả năng sử dụng ngoại ngữ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các vị trí quản lý và lễ tân trong khách sạn. Đội ngũ cán bộ quản

lý trong các khách sạn chỉ có 30% đáp ứng nhu cầu công việc ở mức cao, còn lại 20% ở mức khá, 50% ở mức trung bình.

Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tình trạng phổ biến là mất cân đối trong đào tạo: tỉ lệ đào tạo cán bộ quản lý quá cao so với đào tạo nghiệp vụ: đào tạo hiện nay còn mang nặng tính hình thức, tính lý thuất mà còn thiếu khả năng ứng dụng, khả năng ngoại ngữ của sinh viên, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo.

- Công tác quản lý, khai thác TNDL còn nhiều bất cập.

Việc quản lý các di tích còn quá chống chéo và lỏng lẻo, ngành bảo tồn không đủ điều kiện và khả năng để bảo vệ và tu bổ nâng cấp. Các di tích Hà Nội hiện đang xuống cấp nghiên trọng, cảnh quan kiến trúc bị phá vỡ. Trong lúc thời tiết khí hậu, con người và thời gian đang từng ngày từng giờ huỷ hoại các di tích thì chúng ta vẫn đang loay hoay chưa tìm ra cơ chế quản lý và bảo vê, tu bổ các di tích một cách hiệu quả.

Các lễ hội dù hấp dẫn nhưng vẫn chưa thực sự trở thành những sản phẩm du lịch do mới được khôi phục lại nên chưa phản ánh được đầy đủ các giá trị văn hoá truyền thống, hầu hết các lễ hội đều do phường xã sở tại tổ chức, kinh phí ít nên chưa đủ tầm và lực để tổ chức.

Các làng nghề thủ công hầu hết bị mai một, hiện gần như chỉ còn làng gốm Bát Tràng là còn thu hút được khách du lịch song chưa phát huy được hiệu quả. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vận vẫn chưa mang bản sắc văn hoá riêng của Hà Nội, chưa đảm bảo các yêu cầu tinh xảo có tính nghệ thuật cao, chưa có sự định hướng phù hợp với từng thị trường khách cụ thể.

- Quy mô thị trường khá lớn, nhưng không thường xuyên và không ổn định: Mặc dù số lượng khách quốc tế đến Hà Nội có xu hướng gia tăng qua các năm, nhưng tốc độ không đều và ổn định, cơ cấu nguồn khách có sự thay đổi theo thời gian.

- CSVCKT ngành du lịch và CSHT phục vụ du lịch còn nghèo nàn, thiếu thốn, còn khoảng cách khá lớn so với yêu cầu

+ Hệ thống giao thông: Với giao thông hàng không: kỹ thuật viên và phi công còn thiếu, kỹ thuật và trang thiết bị không đồng bộ nên các tuyến bay thường không đảm bảo lịch trình, tần suất bay còn thấp, giá vé máy bay cao, việc đăng ký đặt chỗ vé máy bay chưa thuận tiện. Với giao thông đường sắt: đường sắt Việt Nam chưa được điện khí hoá, nền đường xuống cấp, mức độ tiện nghi và an toàn thấp, chưa khai thác hiệu quả vào mục đích vận chuyển du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ: chất lượng đường sá thấp, tốc độ lưu thông chậm, tình trạng lấn chiếm lòng đường gây ùn tắc giao thông, việc cắm biển và hạn chế tốc độ bất hợp lý làm mất thời gian, chi phí và gây tâm lý bực bội cho du khách, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, luật lệ giao thông chưa được tôn trọng,… đã ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ vận chuyển chưa được khai thác để phục vụ tham quan du lịch.

+ Các yếu tố hạ tầng khác: hệ thống cung cấp điện chưa ổn định, giá cao, chưa đảm bảo cung cấp liên tục cho các cơ sở du lịch. Hệ thống thông tin liên lạc vẫn còn tình trạng độc quyền, chất lượng và giá cả còn thiếu tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Hệ thống cấp thoát nước: màng lưới đường ống phân phối nước cũ, nhiều tuyến từ thời Pháp thuộc vẫn còn được sử dụng, chất lượng nước sạch không bảo đảm, giá cao, tình trạng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra. Nước thải công nghiệp không được xử lý an toàn trước khi trả về môi trường gây nên ô nhiễm môi trường.

+ Cơ sở vui chơi giải trí: đây là khâu yếu kém nhất của du lịch Hà Nội hiện nay, ở Hà Nội hiện nay vẫn chưa có cơ sở vui chơi giải trí hiện đại với quy mô lớn đủ sức trở thành một sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 66)