Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu Nâng Cao Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Tnhh Libza (Trang 26 - 53)

trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là Văn hóa doanh nghiệp

Mặt khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Nhân lực:

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:

- Ban Giám đốc doanh nghiệp

Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp, những người vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những công ty cổ phần, những tổng công ty lớn, ngoài ban Giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định phương hướng kinh doanh của công ty.

Các thành viên của ban Giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ những lợi ích trước mắt như: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn uy tín lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đây mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp

Là những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ê kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp. Người quản lý làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới, với chuyên viên, vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp.

- Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân

Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi khi tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh.

Nguồn tài chính

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.

Máy móc thiết bị và công nghệ

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và ngược lại

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là cách sắp xếp bộ máy phòng ban, các mối quan hệ, các luồng thông tin giữa các công việc, các cấp. Nó xác định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn giữa những con người đảm nhận các công việc. Là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanhc ủa công ty

Chính sách và quy định của công ty: Mọi chính sách quy định trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động quản trị nhăn lực nói riêng. Khi chính sách của doanh nghiệp thay đổi thì các hoạt động quản trị nhân lực sẽ thay đổi theo. Nó quy định về cách bố trí, sắp xếp, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, chế độ lương thưởng, nội quy lao động.

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Chu kỳ kinh tế và chu ký kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự.Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp.

Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác để giảm chi phí lao động thì doanh nghiệp phải cân nhắc việc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

Dân số, lực lượng lao động:Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới, ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực. Tỷ lệ dân số phát triển nhanh lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì tổ chức có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng

Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

Văn hoá - xã hội: Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp...

Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự, đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.

Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, quản lý nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là ưu tiên nhất.

Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.

Chương2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH LIBZA

2.1.Tổng quan về công ty TNHH LIBZA

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH LIBRA VIỆT NAM được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 20/9/2012 tại: Đội 4 xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội.

- Mã số doanh nghiệp: 0105993274.

- Tên tiếng việt là: Công ty TNHH LIBZAViệt Nam

- Tên giao dịch tiếnganh:VIETNAM LIBRA COMPANYLIMITED

- Giám đốc: Phí Thị Út

- Website: http://libravn.vn/

- Vốn chủ sở hữu: 100% vốn tư nhân

- Điện thoại: 04.3321719/04.33666677

- Di động: 0916157788/ 0972814549

- Email: kinhdoanh.libravietnam@gmail.com

Khi thành lập, Công ty chỉ có một nhà máy với dây truyền sản xuất nhỏ với công suất khoảng 4 tấn/ ngày. Trải qua năm năm trưởng thành với chiến lược kinh doanh: Thương hiệu, Sáng tạo, Chất lượng, và đặc biệt là coi trọng Nhân tài. Công ty đã có những tăng trưởng hàng năm vượt bậc. Trong năm 2017 Công ty đang đầu tư, hoàn thiện, đưa vào sử dụng một dây truyền sản xuất bánh, kẹo hiện tại, tiên tiến nhất trong cả nước tại khu công nghiệp Quốc Oai - Thạch Thất, huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội với công suất dự kiến trên 20 tấn/ngày.

Công ty TNHH LIBRA VIỆT NAM ngày nay đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo uy tín, cam kết mang lại những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giàu dinh dưỡng với nhiều dòng sản phẩm được người tiêu dùng

luôn tin tưởng và lựa chọn: Bánh bắp tươi SWETCOR, bánh POTATO’S, bánh hành ONION, bánh quy BRAKA COFFE…

Công ty TNHH LIBRA VIỆT NAM có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, năng động và dây chuyền sản xuất bánh kẹo theo công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu, hệ thống nhà phân phối, đại lý phủ khắp cả nước. Vị thế của LIBRA VIỆT NAM ngày càng được nâng cao và khẳng định.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Sản xuất các loại bánh từ bột.

- Bán buôn thực phẩm: cà phê, đường sữa, các sản phẩm bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột……...

- Xuất nhập khẩu những mặt hàng Công ty kinh doanh.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Giám đốc

 Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

 Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty

Phó Giám đốc: Ban Giám đốc Trợ lý Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kĩ

thuật Marketing doanh Kinh

Hành chính nhân sự Tài chính- Kế toán Nhà máy

- Phó Giám đốc là người tham mưu và tham gia vào các công việc được giao, chức năng quyền hạn nhỏ hơn công ty nhà nước.

- Phó Giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc.

Trợ lý Giám đốc:

- Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận trong công việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch, chính sách theo chức năng khi được Gíam đốc phân công.

- Kiểm tra các văn bản, chứng từ, từ các bộ phận khác chuyển đến trước khi trình Giám đốc phê duyệt.

Phòng kĩ thuật

- Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị

- Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ và khi bị hư hỏng.

Phòng marketing:

- Định hướng chiến lược kinh doanh và tiếp thị của Công Ty.

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các mục tiêu, chính sách của Công ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị.

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn

Phòng kinh doanh: Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác bán các sản phẩm & dịch vụ của Công ty, công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm, thị trường, phát triển mối quan hệ khách hàng.

- Tìm kiếm khách hàng thực hiện đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết theo kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty.

- Quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng.

- Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty.

Phòng tài chính- Kế toán

- Giúp Giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính.

- Cân đối kế hoạch tài chính của Công ty, điều hoà các loại vốn trong Công ty, ngân hàng và tài chính, cũng như các cổ đông là pháp nhân để tạo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu.

Nhà máy

Cơ cấu tổ chức nhà máy

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức nhà máy sản xuất

Giám đốc xưởng Tổ trưởng nguyên liệu Nhân viên Tổ trưởng kĩ thuật Nhân viên Tổ 1trưởng sản xuất Nhân viên Tổ trưởng đóng gói bao bì Nhân viên

- Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỷ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất trước Giám đốc nhà máy.

- Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo qui định của Giám đốc nhà máy, kịp thời nhanh chóng đúng qui trình, qui định.

- Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp kỷ thuật nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Nhìn vào cơ cấu tổ chức của công ty nói chung và nhà máy sản xuất nói riêng có thể thấy cơ cấu tổ chức của công ty theo cơ cấu trực tuyếnCơ trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng,tập trung,thống nhất,làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doanh nghiệp thấp.Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến thường gây ra cho nhân viên cảm giác khó chịu, các quyết định từ giám đốc không có sự tham mưu của các nhân viên vì thế dễ dẫn đến sai lầm.

2.1.4. Tổng quan tình hình tài chính của công ty

Mặc dù mới thành lập được gần 5 năm nhưng LIBZA đã không ngừng phát triển và mang thương hiệu tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1.Doanh thu thuần 61.344 61.789 62.661 62.599 72.150 2.Giá vốn hàng bán 54.456 54.798 57.009 55.206 63.880

3.Lợi nhuận gộp 4.980 5.356 5.652 7.393 7.393

4.Doanh thu hoạt động tài

chính 3.980 4.005 4.112 5.008 5.560

6.Chi phí QLDN 576 598 608 734 730

7.Lợi nhuận thuần 1.580 1.598 1.646 2.140 3.160

8. Thu nhập khác 389 415 417 412 524 9. Chi phí khác 237 246 254 276 310 10. Lợi nhuận khác 146 159 163 136 214 11. LNTT 1.746 1.794 1.809 2.277 3.374 12. LNST 1.530 1.598 1.628 2.049 3.037 (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Nhìn vào kết quả kinh doanh của công ty cho thấy trong 5 năm liên tiếp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển.Cụ thể: Tổng doanh thu của công ty tăng 9.486 triệu đồng từ 61.334 triệu đồng năm 2012lên 72.150 triệu đồng năm 2016

Tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 1.628 triệu đồng năm 2012 lên 3.037 triệu đồng năm 2016. Điều này chứng tỏ tình hình sản xuất của công ty đang phát triển, tạo cơ hội việc làm thuận lợi cho ngày càng nhiều công nhân. Trước tình hình phát triển của công ty như vậy thì công tác quản trị nhân lực càng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.5. Văn hóa doanh nghiệp LIBZA

LIBZA luôn đi tìm sự khác biệt cho mình,tạo một lối đi riêng trong kinh doanh,trong phát triển sản phẩm và cả đầu tư.Từ lúc thành lập, LIBZA

Một phần của tài liệu Nâng Cao Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Tnhh Libza (Trang 26 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)