Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình ở huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 51 - 67)

3.2 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, các ngành đối với công tác quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình rên địa bàn huyện

Trong triển khai thực hiện các chính sách dân số, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền đóng vai trò rất quan trọng. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo với công tác DS-KHHGĐ nhằm nâng cao chất lượng dân số thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, kế hoạch hành động để chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai công tác DS-KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số với các mục tiêu và cách làm cụ thể, phù hợp với đặc điểm của địa phương,

đơn vị, phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động dân số thông qua việc phụ trách theo các địa bàn cụ thể.

Các cấp lãnh đạo cần chỉ đạo các ngành, các cấp hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động của ngành mình, cấp mình phải lồng ghép với các nội dung thực hiện công tác DS-KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số, tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc tới các thành viên, hội viên của ngành mình, đoàn thể mình, cấp mình.

UBND huyện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm, năm năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, các chỉ tiêu DS-KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đối với tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và có các giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo, nhằm giảm nhanh, tiến tới không còn người sinh con thứ ba, khắc phục một bước căn bản tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, các xã, thị trấn cần tổ chức thực hiện hiệu quả các hợp đồng trách nhiệm về công tác DS-KHHGĐ; không ngừng tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số theo quy định; gắn việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ với việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa.

3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của huyện

Một trong những quan điểm trong chiến lược DS-KHHGĐ là kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác này. Đội ngũ cán bộ dân số từ huyện

đến xã, thị trấn là một thành tố tác động trực tiếp tới việc ổn định quy mô dân số và góp phần nâng cao chất lượng dân số nên huyện phải đề xuất các chính sách cụ thể, hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.

UBND huyện cần sớm có chủ trương kịp thời giải quyết, bố trí nguồn kinh phí để các cán bộ dân số cơ sở được vào biên chế theo quy định, nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ dân số ở cấp xã có đủ năng lực, tâm huyết để tham mưu cho cấp Uỷ Đảng, chính quyền tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu về dân số kế hoạch hóa gia đình ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu dân số trên địa bàn thành phố.

UBND huyện cần duy trì thực hiện mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ như hiện nay là cán bộ thường trực DS-KHHGĐ cấp xã trực thuộc biên chế của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, được bố trí làm việc tại xã và được hưởng chế độ như viên chức, như vậy sẽ thuận lợi cho cán bộ trong việc tham mưu với UBND về công tác dân số, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ và hỗ trợ thêm kinh phí của UBND xã cho công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.

UBND huyện cần tăng cường bố trí mạng lưới làm công tác DS- KHHGĐ đến tận từng thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư để đưa công tác truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình và việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tới tận từng người dân. Những nơi đông dân cư, địa bàn phức tạp đòi hỏi thêm nhân lực thì địa phương cần căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế để tham mưu cho lãnh đạo các cấp bổ sung cán bộ vì tới đây, trong việc thực hiện chiến lược dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2015- 2020 sẽ thực hiện rất nhiều dịch vụ DS-KHHGĐ.

Trung tâm DS-KHHGĐ cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ dân số, những vấn đề đang là khó khăn thách thức của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình hiện nay như: Kỹ năng nắm bắt đối tượng, phối hợp

với các ngành, đoàn thể trong vận động không sinh nhiều, không sinh con thứ ba trở lên và không lựa chọn giới tính khi sinh, cho tuyên truyền viên và đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ đặc biệt là cán bộ mới, kỹ năng, kinh nghiệm còn hạn chế để từng bước nâng cao hiệu quả công việc được giao.

Trung tâm DS-KHHGĐ phải tham mưu với UBND huyện thành lập bộ phận tư vấn chăm sóc SKSS/KHHGĐ trực thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ để tăng cường tư vấn trực tiếp cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, các thai phụ có nguy cơ cao về lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Thực hiện siêu âm sàng lọc trước sinh, thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại Trung tâm dân số.

Trung tâm DS-KHHGĐ cần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tự kiểm tra công vụ theo quy định; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuyên ngành và quản lý dân số ngay từ cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ dân số từ huyện đến cơ sở.

3.3.3. Nâng cao nguồn lực cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình rên địa bàn huyện

Công tác DS-KHHGĐ là một công tác mang tính xã hội rất cao, rất cần thiết phải huy động được nguồn lực của toàn xã hội. Nguồn lực cho công tác dân số bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực. Các nguồn lực này cần được bố trí và sử dụng một cách hiệu quả. Nghị quyết TW 4 khóa VII đã chỉ rõ huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác DS-KHHGĐ, đồng thời phải có một bộ máy chuyên trách đủ mạnh mẽ để quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả và đến với tận từng người dân.

UBND huyện cần Cung cấp đầy đủ, kịp thời các dụng cụ, phương tiện theo yêu cầu của người sử dụng. Từng bước đa dạng hóa các biện pháp tránh thai hiện đại, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn và thuận tiện. Đặc biệt tăng tỷ lệ nam giới chấp nhận và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Củng cố và phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thông qua hệ thống y tế của nhà nước, song song với việc tăng cường vai trò của cộng đồng để đưa dịch vụ đến từng gia đình và người sử dụng,

UBND huyện cần xây dựng cơ chế đầu tư, huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn tài chính của xã hội cho chương trình DS-KHHGĐ. Thực hiện phương thức quản lý các nguồn kinh phí theo các chương trình mục tiêu, bảo đảm sự phân bổ và việc sử dụng hợp lý có hiệu quả.

3.3.4. ẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình rên địa bàn huyện

Đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân số, tuyên truyền đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua tuyền truyền, người dân đã được tiếp cận với các chính sách về dân số của Đảng và Nhà nước, được nâng cao nhận thức, dần thay đổi hành vi, hướng tới nâng cao chất lượng dân số. Công tác tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao. Ngoài ra, giúp người dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cần đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Tại huyện Gia Lâm, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số cần tiếp tục được tiến hành thường xuyên, đồng bộ dưới

nhiều hình thức. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cần tích cực phối hợp với MTTQ, ban, ngành, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng cùng cấp tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục về dân số. Đặc biệt vai trò nòng cốt là đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố trong công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng chấp hành chính sách dân số thông qua các buổi họp thôn, họp nhóm, sinh hoạt các chi hội, tổ phụ nữ, nông dân, câu lạc bộ và vận động tại hộ gia đình.

Các phòng, ban, ngành, đơn vị có liên quan tới công tác DS-KHHGĐ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phải thường xuyên lồng ghép công tác dân số vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền pháp luật về dân số nói chung và các hệ lụy của DS- KHHGĐ nói riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng do ngành quản lý; chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các hoạt động truyền thông đến đối tượng có hiệu quả, đã huy động được đông đảo các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia tuyên truyền, thực hiện pháp luật về dân số. Đưa nội dung Pháp lệnh dân số vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành, cơ quan, đơn vị.

Trung tâm DS-KHHGĐ cần tổ chức sáng tạo có hiệu quả các hoạt động truyền thông trong những dịp cao điểm và trọng điểm của ngành như: Ngày Dân số Thế giới 11/7, tháng hành động quốc gia về dân số và kỷ niệm ngày Dân số Việt nam 26/12 từ huyện tới cơ sở. Cần tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2018 tại các đơn vị có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, tỷ số giới tính khi sinh và tỷ lệ viêm nhiễm của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở mức cao. Các xã, thị trấn cần tổ chức và đổi mới các hoạt động tuyên truyền về nội dung và hình thức căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ ngay trong quý I

năm 2018, đặc biệt là việc đạo các thôn, tổ dân phố đưa chính sách DS- KHHGĐ vào quy ước, hướng ước của, tổ dân phố.

Trung tâm cần tiếp tục vận động các đối tượng đã và đang thực hiện thay đổi hành vi SKSS/KHHGĐ để họ duy trì hành vi và vận động họ tuyên truyền vận động người khác cùng thực hiện.

Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phải mở rộng các hình thức tuyên truyền, ngoài các hình thức tuyên truyền thường được sử dụng như thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền thanh, truyền hình); tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị của tổ chức đoàn thể, hội nghị của các thôn, tổ dân phố, qua các câu lạc bộ cán bộ y tế, truyên truyền tại các hộ gia đình của đội ngũ cộng tác viên. Đặc biệt là quan tâm hơn nữa công tác giáo dục tuyên truyền trong nhà trường. Ngành giáo dục trước hết phải làm tốt công tác giáo dục để nâng cao dân trí cho người dân, đồng thời làm tốt công tác giáo dục dân số trong nhà trường với các nội dung, hình thức phù hợp với từng cấp học, nhằm nâng cao ý thức về dân số, gia đình và trẻ em cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong huyện cần tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ và các văn bản pháp luật có liên quan thông qua nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, hội thi, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và đặc biệt là thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ. Lồng ghép tuyên truyền giáo dục về DS- KHHGĐ vơí các chương trình lồng ghép phát triển kinh tế xã hội, tổ chức nói chuyện theo từng chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, hình thức tuyên truyền phải phù hợp vơí từng nhóm đối tượng, điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa của từng vùng, trong đó phải chú trọng tuyên truyền ở những xã, phường có đông dân, có mức sinh cao, đặc biệt là sinh con thứ ba. Mở

rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và sinh hoạt ngoại khóa về DS-SKSS-KHHGĐ, giới tính, hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tầm quan trọng của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh trong nhà trường, các cơ quan, tổ chức và ngoài xã hội nhằm chuyển đổi suy nghĩ, hành vi và nhận thức cho các đối tượng là thanh thiếu niên, các đối tượng trong độ tuổi sinh sản nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho chương trình

3.3.5. Thực hiện tốt việc kiể ra, giá sá đánh giá hực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình rên địa bàn huyện

UBND huyện định kỳ hàng năm, năm năm hoặc giữa kỳ tổ cần chức kiểm điểm đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác tuyên truyền vận động trên phạm vị địa bàn huyện. Đánh giá việc đã làm được, việc chưa làm được và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Đồng thời để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ cần phải xây dựng được các chỉ tiêu cụ thể và tổ chức giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở để so sánh và phấn đấu. Đặc biệt là phải xây dựng được hệ thống tiêu chí mẫu biểu để tổ chức điều tra khảo sát về tình hình nhận thức của cán bộ Đảng viên và nhân dân để công tác DS-KHHGĐ kịp thời điểu chỉnh bổ sung các hoạt động tuyên truyền phù hợp, nhăm tăng nhanh số người chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ bền vững. Gắn hoạt động truyền thông với việc cung cấp đầy đủ kịp thời các dịch vụ KHHGĐ.

Ngoài việc đánh giá, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ của các cơ quan có liên qua, việc kiểm tra giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, mục tiêu dân số của các cơ quan có liên quan có đúng quy định hay không, từ đó có những biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả của hoạt động DS-KHHGĐ. Việc kiểm tra không chỉ được các cơ quan có

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình ở huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)