Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình ở huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 28 - 32)

iều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp

với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Diện tích: 114,79 km2

.

Dân số: khoảng 243.957 người (năm 2011).

Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...; đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng. Trên địa bàn Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Về kinh tế:

Sau khi thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên vào tháng 1 năm 2014, Gia Lâm tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, tích cực khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, tiếp tục vững bước đi lên trên đường đổi mới.

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo trên, các cấp các ngành từ Huyện đến cơ sở đã chủ động khắc phục khó khăn, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, tranh thủ sự chỉ đạo của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố, sư ủng hộ và phối hợp của các sở, ban, ngành thành phố, các đơn vị đóng trên địa bàn,

tập trung có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng, tăng cường hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Năm 2013, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 9,22% so với năm 2012; cơ cấu giá trị sản xuất của huyện: Công nghiệp, xây dựng 54,05%; Dịch vụ 30,95%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 15,00%. Tổng số thu ngân sách nhà nước đạt 1.136,6 tỷ đồng; loại trừ kết dư, thu chuyển nguồn, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.017,5 tỷ đồng bằng 68,6% dự toán thành phố giao, bằng 67,8% dự toán huyện giao và bằng 93,9% so với năm trước (đã loại trừ các khoản thu thuế giãn, hoãn theo quy định); trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 453,3 tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán thành phố giao, bằng 48,4% dự toán huyện giao và bằng 78% so với năm trước. Công tác đầu tư, thực hiện các dự án trọng điểm, công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo quyết liệt, thúc đẩy tiến độ thực hiện; công tác xây dựng nông thôn mới, công tác quản lý trật tự đô thị, tài nguyên, môi trường được tập trung chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện tích cực.

- Về xã hội:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em được quan tâm. Năm học 2012-2013, chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng lên, ngành giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm đứng đầu khối Huyện, được UBND Thành phố tặng cờ thi đua; có thêm 3 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 42/70 trường, đạt tỷ lệ 59,2%). Đã khám bệnh cho 201,217 lượt người, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi 37,784 lượt; kiểm tra vệ sinh ATTP 1.585 lượt cơ sở, xử phạt 11 cơ sở với tổng kinh phí 15,7 trệu đồng, cảnh cáo 85 cơ sở, phê bình, nhắc nhở 95 cơ sở và tiêu hủy sản phẩm của 12 cơ sở. Thực hiện tốt chính sách xã hội; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 69.796 lượt người có công và các đối tượng xã hội với tổng kinh

phí rên 17,3 tỷ đồng. Triển khai xây dựng 12 và sửa chữa 6 nhà ở cho gia đình chính sách với tổng kinh phí 1 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp 5 công trình ghi công liệt sỹ với kinh phí 85,5 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa 31 nhà đại đoàn kết với kinh phí 925 trệu đồng. Triển khai chương trình cho vay giải quyết việc làm với tổng kinh phí trên 23,2 tỷ đồng; cho 996 hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế với kinh phí trên 22,6 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 8.055 người (đạt 100,7% kế hoạch); giảm 357 hộ nghèo (đạt 119% kế hoạch), tỷ lệ hộ nghèo còn 1,75%; đưa 82 đối tượng đi cai nghiện tại các trung tâm của Thành phố đạt 115,5% chỉ tiêu.

Những kết quả đạt được trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tạo động lực cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình nói riêng.

Quy ô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và tỷ suất sinh của huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội hiện nay

2.1.2.1. Quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay

Trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ huyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, cơ cấu dân số huyện Gia Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực. (xem phụ lục 1)

Bên cạnh sự chuyển biến tích cực của dân số huyện Gia Lâm thì thời gian qua huyện Gia Lâm cũng thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát mức sinh làm tỷ suất sinh của huyện cũng đạt được nhiều kết quả khả quan.

Về tỷ suất sinh năm 2017, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có tỷ suất sinh giảm so với năm 2016, chỉ có xã Đông Dư có tỷ suất sinh năm 2017 tăng so với năm 2016 là 0.06%. (xem phụ lục 2)

3 Trình độ, nhận hức của người dân rong iệc hực hiện công ác dân số - kế hoạch hóa gia đình

Trình độ học vấn và nhận thức cũng như tư tưởng của nhân dân có ảnh hưởng lớn đến công tác DS-KHHGĐ. Huyện Gia Lâm có quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán còn lạc hậu. Ở Gia Lâm cũng như các vùng miền khác trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, hệ tư tưởng văn hóa - cụ thể là quan niệm rằng dòng tộc chỉ được nối tiếp bởi những người đàn ông và thờ cúng tổ tiên chỉ chủ yếu được thực hiện bởi nam giới. Quan niệm trẻ cậy cha, già cậy con trong khi mô hình cư trú bên nội vẫn phổ biến và mô hình thừa kế tài sản trong đó con trai được nhận phần tài sản lớn hơn của cha mẹ cộng với bối cảnh kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, khả năng tự chi trả các chi phí chăm sóc tuổi già còn hạn chế. Các yếu tố đó khiến mọi người phải cố gắng có con trai để tiếp nối dòng tộc, để chăm sóc khi về già. Ngoài ra, áp lực từ cộng đồng cũng khiến người đàn ông phải cố gắng sinh con trai để khẳng định bản thân. Điều này ảnh hưởng nhiều tới công tác DS-KHHGĐ và quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ.

2.2. Kết quả trong quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình ở huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)