2.2.1. Kết quả trong quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
* Về xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số
Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Lâm phụ trách. Hàng năm, Trung tâm DS-KHHGĐ đều xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác DS-KHHGĐ; giao chỉ tiêu, chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động trên địa bàn. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện, Trung tâm DS- KHHGĐ đã chủ động tham mưu với Huyện ủy, HĐND-UBND huyện tổ chức, triển khai các chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định, hướng dẫn, công văn của thành phố và huyện đến các thành viên Ban chỉ đạo công tác DS- KHHGĐ của huyện và các xã, thị trấn.
Trong năm 2017, Trung tâm DS-KHHGĐ đã chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ và đặt ra các chỉ tiêu về DS- KHHGĐ tới từng thôn, tổ dân phố; ký hợp đồng trách nhiệm với các ngành, đoàn thể, các thôn, tổ dân phố và ký cam kết thực hiện chính sách DS- KHHGĐ đến từng gia đình, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Trung tâm đã tiến hành chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức, triển khai và thực hiện nghiêm túc việc rà soát, chỉnh sửa và cập nhật thông tin hộ gia đình trên phần mềm quản lý dân cư (MIS 2017), in sổ hộ khẩu điện tử quản lý dân cư giai đoạn 2017- 2020. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cũng đã triển khai đến các xã, thị trấn ngay từ đầu năm quy chế khen thưởng ngành dân số; việc chấm điểm và đánh giá thi đua; việc dăng ký các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2017; thực hiện chế độ báo cáo tuần, tháng, năm theo quy định của UBND huyện.
* Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số
Trong những năm qua số lượng các văn bản quản lý của Đảng và Nhà nước về dân số được ban hành rất lớn có thể kể đến như: Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số; Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số; Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 6/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về một số giải pháp tăng cường công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Công văn số 204/BYT-TCDS ngày 16 tháng 1 năm 2017 của Bộ y tế về việc ổn định, tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở; Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp Hành Trung ương khóa XII số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 – 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015; Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ trong thực hiện nghị quyết ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước UBND huyện Gia Lâm đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện như: Thông báo số 02/TB-TTDS Thông báo về việc phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, viên chức; Công văn số 42/TTDS ngày 30/10/2015 chỉ đạo cán bộ dân số xây dựng kế hoạch công tác năm, quý, chương trình công tác tháng, tuần để triển khai
nhiệm vụ; Quyết định số 487/QĐ- UBND ngày 29/3/2015 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch công tác y tế cho UBND các xã, thị trấn năm 2015; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 07/5/2015 của Chủ tịch UBND huyện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 06/6/2015 về việc thực hiện Chiến lược DS-SKSS huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2018; Quyết định số 3421/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của Chủ tịch UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra giám sát siêu âm chẩn đoán trước sinh tại các cơ sở hành nghề y tư nhân năm 2015 trên địa bàn huyện; Công văn số 2353/UBND-TTDS ngày 23/9/2016 về việc tăng cường thực hiện công tác DS-KHHGĐ; Kế hoạch số 03-KH/TTDS ngày 18/4/2016 về việc truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Kế hoạch số 04-Kh/TTDS ngày 22/4/2016 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về công tác DS-KHHGĐ; Công văn số 14/TTDS ngày 17/5/2016 về việc phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch chương trình dân số-KHHGĐ năm 2017 cho các xã, thị trấn; Kế hoạch số 07- KH/TTDS ngày 24/6/2016 về việc tổ chức hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm hưởng ứng các sự kiện dân số năm 2016; Công văn số 537/UBND-DS ngày 28/3/2017 về việc triển khai thực hiện công tác DS- KHHGĐ năm 2017; Thông báo số số 01/TB-TTDS - Thông báo phân công nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố năm 2017; Quyết định số 01/QĐ-TTDS ngày 08/01/2017 Quyết định quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017; Quyết định số 02/QĐ-TTDS ngày 14/01/2017 Quyết định quy chế quản lý tài sản công năm 2017.
Có thể thấy rằng, trong ba năm, từ năm 2015 đến năm 2017, Trung tâm DS-KHHGD huyện Gia Lâm đã làm tốt vai trò của mình trong triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về DS-KHHGĐ và đặc biệt là đã tham mưu cho các lãnh đạo ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện định hướng công tác DS-KHHGD.
* Về tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân thâm gia công tác dân số
Trong thời gian qua, Trung tâm DS-KHHGĐ đã chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Chi cục dân số Thành phố; các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện, các xã, thị trấn để triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Trong đó, nổi bật là các hoạt động cụ thể sau:
Trung tâm đã phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức các hoạt động truyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng công tác cho cán bộ làm công tác dân số trên địa bàn huyện năm 2017; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của Chi cục dân số Hà Nội, Viện dân số và các vấn đề xã hội. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã phối hợp với phòng nội vụ tham mưu với UBND huyện về công tác cán bộ làm công tác dân số.
Bên cạnh đó, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện thực hiện Chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lòng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2017 tại 10 xã trọng điểm; chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn thực hiện việc sàng lọc sơ sinh; thực hiện các dịch vụ tư vấn và đặt dụng cụ tử cung tại trạm y tế xã, thị trấn (theo Dự án Blue star). Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Bệnh viện đa khoa Gia Lâm và Trung tâm Y tế huyện tổ chức các hoạt động của Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh như: tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (đặc biệt là các thai phụ) về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; thực hiện sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện; tập huấn lấy máu gót chân trẻ sơ sinh cho cán bộ thường trực DS-KHHGĐ xã, thị trấn, nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi làm việc tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và trạm y tế xã, thị trấn.
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức khám khiếm thính cho trẻ tại 8 trường mầm non (Đặng Xá, Phù Đổng, Dương Quang, Kim Lan, Hoa Sữa, Trung Mầu, Yên Thường, Hoa Hồng). Kết quả đã khám sàng lọc được 4.670 trẻ (hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao, đạt 104.8%), đã phát hiện ra 169 trẻ nghi ngờ khiếm thính chuyển khám chuyên khoa (tỷ lệ 4,6%); rà soát, xem xét các trường hợp giáo viên vi phạm chính sách dân số.
Trung tâm DS-KHHGĐ đã ký hợp đồng trách nhiệm và phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả 20 buổi đồng trách nhiệm với phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện (Ban Tuyên giáo, Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục – Đào tạo) trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sác của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, không lực chọn giới tính khi sinh đến các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân.
Trung tâm đã phối hợp với 4 ngành (Dân số, Thống kế, Công an, Tư pháp) kiểm tra, đánh giá công tác DS-KHHGĐ các xã, thị trấn và thống nhất số liệu liên ngành 6 tháng đầu năm và cả năm 2017.
Trung tâm cũng đã phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tham gia kiểm tra, xét duyệt các danh hiệu văn hóa năm 2017 tại các xã, thị trấn; các cơ quan; doanh nghiệp; trường học trên địa bàn huyện.
* Về quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ QLNN về dân số
Việc tổ chức bộ máy của Trung tâm DS-KHHGĐ đã được thực hiện một cách khoa học và theo đúng quy định của Thông tư số 10/2011/TT-BYT ngày 25/2/2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn về biên ché của Trung tâm
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp huyện).
Năm 2017 Trung tâm DS-KHHGĐ đã kiện toàn chức danh Phó giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện để trình lên UBND huyện phê duyệt, ngoài ra trung tâm còn tiếp tục tuyển chọn thêm các cộng tác viên tại tuyến cơ sở đặc biệt là các cộng tác viên trẻ nhằm phát huy được tính sáng tạo năng động trong công việc, hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý dân số tại huyện.
Hiện nay có 6 cán bộ làm việc trực tiếp tại Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Lâm, 22 cán bộ làm công tác dân số tại 22 xã, thị trấn, ngoài ra còn có 224 cộng tác viên dân số hoạt động tại cơ sở. Các cán bộ làm công tác DS- KHHGĐ tại huyện Gia Lâm có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên. Cụ thể ở cấp huyện có 5 người có bằng đại học, 1 người có bằng cao đẳng. Ở cấp xã cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ chủ yếu có trình độ trung cấp và cao đẳng, 1 có người trình độ đại học. Trung tâm DS-KHHGĐ khuyến khích cán bộ, công chức tự học nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như quá trình quy hoạch cán bộ, công chức góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nhiệm đáp ứng yêu cầu công việc
Nhìn chung bộ máy hoạt động của Trung tâm được bố trí một cách khoa học, thống nhất và có sự liên kết giữa cấp trên với cấp dưới, đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của trung tâm trong việc thực hiện công tác về DS- KHHGĐ.
* Về tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu dân số, công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tổng điều tra dân số định kỳ
Quản lý, thu thập, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu dân số đóng vai trò quan trọng trong việc QLNN về DS-KHHGĐ ở huyện Gia Lâm. Thông tin,
số liệu sẽ giúp cho cán bộ, công chức có thể so sánh sự thay đổi quy mô dân số, chất lượng dân số trên địa bàn huyện từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu dân số đã đề ra.
Nhận thức được sự quan trọng của việc lưu trữ thông tin, số liệu dân số Trung tâm DS-KHHGĐ đã áp dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý thông tin dân số nên công tác tổ chức thu tập và lưu trữ thông tin đã trở lên dễ dàng hơn. Tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các cán bộ làm công tác dân số đều được trang bị máy tính cũng như các phương tiện cần thiết để lưu trữ, xử lý thông tin, số liệu về dân số. Do đó, biểu mẫu, số liệu được thống nhất. Sau khi tổng hợp số liệu tại xã, thị trấn các cán bộ sẽ nộp về cho trung tâm, trung tâm sẽ tổng hợp xử lý số liệu và lưu lại. Hiện nay Trung tâm DS- KHHGĐ huyện sử dụng phần mềm xử lý số liệu do Chi cục Dân số thành phố cung cấp cho quận và các huyện.
Đối với công tác đăng ký dân số thì theo Nghị định số 158/2005/NĐ- CP về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 thì thẩm quyền đăng ký khai sinh do UBND xã, thị trấn, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu không xác định được cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con, nếu cha mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Thực hiện theo Nghị định, Trung tâm DS-KHHGĐ đã tuyên truyền đến các xã trong huyện về việc đăng ký dân số theo đúng quy định, kết quả đạt được là người dân đều tham gia đăng ký khai sinh cho con theo đúng quy định.
* Về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Lâm đã tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở. Cụ thể: Trung tâm đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng cung cấp thông tin và kiến thức về DS-KHHGĐ cho bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ dân phố, cán bộ thường trực, cộng tác viên dân số của 22 xã, thị trấn. Trung tâm cũng đã phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội tổ chức 5 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (sàng lọc khiếm thính, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, tổng hợp báo cáo thống kê và quản lý số liệu chuyên ngành,…) góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng công tác cho cán bộ thường trực và cộng tác viên dân số cơ sở. Trung