Hà Giang là tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào, cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động chiếm trên 64% dân số, trong đó độ tuổi từ 15 - 35 chiếm gần 30% dân số27. Dân số trên 833 nghìn người (bảng 2.1) với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%.... 27 http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/chitiettin.aspx?IDNews=29112
Bảng 2.1 Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số năm 2017 phân theo huyện/thành phố28
Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/ Km2 ) Thành phố Hà Giang 133,4590 56.425 423 Huyện Bắc Quang 1.105,6446 113.352 103 Huyện Quang Bình 791,7826 64.395 81 Huyện Vị Xuyên 1.478,4092 108.326 73 Huyện Bắc Mê 856,0646 55.759 65 Huyện Hoàng Su Phì 632,3804 66.559 105 Huyện Xín Mần 587,0222 65.806 112 Huyện Quản Bạ 542,2385 52.152 96
Huyện Yên Minh 776,5879 91.652 118
Huyện Đồng Văn 451,7122 77.170 171
Huyện Mèo Vạc 574,1823 82.096 143
Tổng số 7.929,4834 833.692 105
Cả nước 283
Qua bảng 2.1, ta có thể thấy mật độ dân số của Hà Giang còn thấp 105 Người/ Km2
thấp hơn rất nhiều so với mất độ dân số của cả nước là 283 Người/ Km2.
Bên cạnh đó cũng có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng với nhau, trong đó: thành phố Hà Giang có mật độ dân số cao nhất là 423 Người/ Km2
, thấp nhất là huyện Bắc Mê với mật độ 65 Người/ Km2. Nguyên nhân của tình trạng này là do Hà Giang có cấu tạo địa hình phức tạp, gồm 3 vùng chính: 1, vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ; 2, vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su
Phì và Xín Mần; 3, vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang nên mật độ dân số tập trung khá đông. Còn các vùng 1 và vùng 2 chủ yếu là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện còn khó khăn, mật độ dân số cũng thấp, nhiều nơi tình trạng mỗi hộ gia đình sống trên một quả đồi không phải là hiếm.
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ gia tăng dân số của Hà Giang so với cả nước.
Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy: tỷ lệ gia tăng dân số của Hà Giang có nhiều biến động nhưng xu hướng chung là tăng (năm 2010 là 1,20% tăng lên 1,60% sơ bộ 2017). Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016, tỷ lệ gia tăng dân số của Hà Giang tăng mạnh từ 1,64% lên 2,32% (tăng 0,68%). So với tỷ lệ tăng dân số của cả nước (có xu hướng giảm nhưng gần như giữ mức độ ổn định qua các năm: 2010 là 1.07% đến sơ bộ 2017 là 1.06%) thì tỷ lệ của tỉnh là khá cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do Hà Giang là một tỉnh miền núi, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế ở nhiều vùng dân tộc thiểu số còn thấp, chủ yếu sống bằng nghề nông theo hình thức tự cung tự cấp nên cần một lượng lao động nhất định để đáp ứng yêu cầu sinh sống của người dân.
Bên cạnh đó là tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng đồng bào cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng tỷ lệ dân số của tỉnh. Chính quyền tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chính sách để giảm tỷ lệ gia tăng dân số, để có thể cung cấp đầy đủ những yêu cầu cần thiết cho người dân, giảm thiểu những tệ nạn xã hội phát sinh do tỷ lệ gia tăng dân số nhanh dẫn tới. Mặc dù vậy, vẫn còn cần nhiều hơn nữa nỗ lực từ các cấp chính quyền cũng như từ phía người dân trong việc giải quyết vấn đề này.
Tỷ lệ gia tăng dân số cao cũng dẫn tới lực lượng lao động từ 15 tuổi của Hà Giang có xu hướng tăng qua các năm (Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Hà Giang Năm Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
(Đơn vị tính: nghìn người) 2010 459,1 2014 505,3 2015 512,1 2016 524,8 Sơ bộ 2017 530,8
Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Hà Giang tăng nhanh qua các năm, từ 459,1 nghìn người vào năm 2010 tăng lên 530,8 nghìn người vào 2017. Như vậy, trung bình lực lượng lao động của Hà Giang mỗi năm tăng lên khoảng 10 nghìn người. Đây là lực lượng to lớn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Biểu đồ 2.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh Hà Giang (đơn vị tính: %)
Biểu đồ 2.2 cho thấy lực lượng lao động của Hà Giang chủ yếu vẫn là lao động ở nông thôn chiếm tới 85,96% trong khi lao động ở thành thị chỉ chiếm 14,04%. Lực lượng lao động ở nông thôn đang có xu hướng giảm (từ 86,34% năm 2010 xuống 85,96% năm 2017) trong khi lực lượng lao động ở thành thị có xu hướng tăng nhẹ từ 13,66% năm 2010 lên 14,04% năm 2017. Mặc dù lao động ở thành thị chiếm số lượng nhỏ trong tổng số lao động của toàn tỉnh nhưng số lượng lao động đã qua đào tạo gấp nhiều lần so với lực lượng lao động ở nông thôn.
Tóm lại, Hà Giang là một tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào. Điều này là một thuận lợi nếu chúng ta biết khai thác triệt để và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả; song đó cũng là một khó khăn, một sức ép lớn có thể kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, đông đảo về lượng không còn là một ưu thế của lực lượng lao động. Xét về mặt chất lượng, ngoài những phẩm chất như cần cù, khéo léo..., nguồn
nhân lực của tỉnh còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản, như thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức.
2.1.1. Về phát triển thể lực
- Tuổi thọ trung bình của Hà Giang đã được cải thiện trong những năm qua, mặc dù vậy tỷ lệ này vẫn còn rất thấp (bảng 2.3)
Bảng 2.3. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh ra phân theo giới tính của tỉnh Hà Giang29 (đơn vị tính: năm)
Nam Nữ Tổng số
Năm 2014 64,36 70,26 67,23
Năm 2015 64,52 70,42 67,38
Năm 2016 64,48 70,59 67,55
Năm 2017 64,81 70,72 67,68
Tuổi thọ trung bình của tỉnh có xu hướng tăng từ 67,23 lên 67,68 tuổi. Tuy nhiên, tốc độ tăng chậm (trung bình mỗi năm tăng lên khoảng 0,15) và có sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ (~6 tuổi). Điều này đúng với thực tế của tỉnh, của cả nước, mức độ tử vong của nam thường cao hơn mức độ tử vong ở nữ ở tất cả các độ tuổi và do đó tuổi thọ bình quân của nam thường thấp hơn tuổi thọ bình quân của nữ. Tuổi thọ trung bình của tỉnh cũng thấp hơn của cả nước năm 2017 là 73,5 tuổi. Nguyên nhân của thực trạng này là do đời sống người dân còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng nên tỷ lệ trẻ em chết vẫn còn cao, tỷ lệ người dân mắc các loại bệnh tật, tai nạn giao thông... dẫn đến số người chết khá cao.
Chất lượng đời sống người dân chưa đảm bảo dẫn tới mức dinh dưỡng cho người dân còn ở mức thấp, đặc biệt là trẻ em – nguồn cung cấp nhân lực chính cho xã hội. Sự hạn chế về thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp
thu tri thức và trí thông minh của trẻ. Xu hướng này có chiều hướng ngày càng tăng lên.
Bảng 2.4: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng phân theo mức độ suy dinh dưỡng
Năm 2010 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi
25,30 23,10 22,80 22,50 22,30 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi
38,00 35,20 35,10 34,80 34,30 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi
7,60 9,80 7,10 7,00 7,00 Hà Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao cả về thể cân nặng và chiều cao. Trong đó, năm 2017 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi về cân nặng là 22,30%; tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao là 34,30%; tỷ lệ suy dinh dưỡng cả cân nặng và chiều cao là 7,00%. Những năm qua, cùng với sự phát kinh tế - xã hội, tỉnh đạt kết quả đáng kể trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân. Kiến thức về thực hành dinh dưỡng của người dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ đã giảm.
Dù vậy, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao. Đặc biệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao của trẻ em dân tộc Mông ở mức cao trong cả nước. Ngược lại, tình trạng thừa cân – béo phì tại các thị trấn, thành phố đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng dinh dưỡng của người lao động và học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động dinh dưỡng tiết chế tại
các bệnh viện còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực thực hiện các chương trình dinh dưỡng còn thiếu hụt.
Nguyên nhân cơ bản là do điều kiện kinh tế của các hộ còn khó khăn, đa số người dân thuộc hộ nghèo và cận nghèo (bảng 2.7) nên chế độ ăn uống thiếu về số lượng và chất lượng. Người dân thiếu hiểu biết về chế độ ăn dinh dưỡng. Ngoài ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là do một số nơi còn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống gây ra. Ví dụ như dân tộc Mông, theo Báo Hà Giang, qua khảo sát 800 phiếu cho thấy: trên 35,5% trả lời có hôn nhân cận huyết thống, đây là một con số rất cao. Hôn nhân cận huyết thống có tác hại rất lớn, những đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết rất dễ bị bệnh tật hoặc dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, nạn tảo hôn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tầm vóc, thể lực của người Mông ngày càng một thấp bé, nhẹ cân. Khảo sát cho thấy, có đến gần 40% cặp vợ chồng kết hôn ở lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi; trên 60% kết hôn ở lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Việc kết hôn khi còn trẻ, cơ thể chưa hoàn thiện, kinh nghiệm cuộc sống chưa nhiều dẫn đến những đứa trẻ sinh ra còi cọc, chậm lớn.
Mặc dù tỉnh đã nỗ lực thực hiện các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho các nhóm đối tượng. Trong 5 năm, có 328.729 lượt trẻ được khám và 2.820 trẻ bị SDD nặng được hỗ trợ phục hồi. Các chương trình phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng như: Vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng, thiếu I ốt được thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, trong 5 năm qua, tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em ở tỉnh đã được cải thiện nhưng rất chậm; không đạt với tốc độ giảm chung của cả nước.
Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo huyện/thành phố (Đơn vị tính: %)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Thành phố Hà Giang 1,33 0,81 0,61 Huyện Bắc Quang 13,90 11,89 10,18 Huyện Quang Bình 33,65 29,01 24,41 Huyện Vị Xuyên 33,50 29,32 25,87 Huyện Bắc Mê 38,73 36,55 35,42 Huyện Hoàng Su Phì 61,04 53,19 46,42 Huyện Xín Mần 62,22 54,78 47 ,62 Huyện Quản Bạ 61,17 54,55 46,53
Huyện Yên Minh 61,42 53,88 47,20
Huyện Đồng Văn 71,14 65,07 57,75
Huyện Mèo Vạc 66,01 59,99 53,96
Tổng số 43,65 38,75 34,18
Tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Giang mặc dù có xu hướng giảm từ 43,65% năm 2015 xuống còn 34,18% năm 2017 xong tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang vẫn còn rất cao, cao gấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 6,7% năm 201730. Tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch khá cao giữa các huyện, trong đó thấp nhất là thành phố Hà Giang với tỷ lệ hộ nghèo là 0,61% năm 2017, cao nhất là huyện Đồng Văn với tỷ lệ hộ nghèo là 57,75%. Ta cũng có thể thấy, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chủ yếu nằm ở các tỉnh vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Hà Giang có 4 huyện vùng cao núi đá nằm trong 9 huyện khó khăn nhất của cả nước; toàn tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn. Nghèo đói cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nguồn nhân lực (những người nghèo rơi vào một vòng luẩn quẩn: đói nghèo, không có điều kiện để học hành, không nâng cao năng lực cạnh tranh, thu nhập thấp, đói nghèo).
Nghèo đói, không có điều kiện kinh tế dẫn tới chất lượng đời sống thấp, suy dinh dưỡng là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thấp bé nhẹ cân của nguồn nhân lực trong thời gian qua. Mặc dù cũng đã có những cải thiện nhất định nhưng nhìn chung về cân nặng và chiều cao của nguồn nhân lực vẫn còn
hạn chế. Chính nghèo đói và trình độ dân trí thấp là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất chết thô của dân số ở Hà Giang khá cao (bảng 2.8)
Bảng 2.6: Tỷ suất chết của dân số ở Hà Giang
Tỷ suất chết thô Năm 2010 6,49 Năm 2014 5,71 Năm 2015 5,52 Năm 2016 5,39 Năm 2017 5,20
Trong đó, tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi khá là cao (bảng 2.7)
Bảng 2.7: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (Đơn vị tính: Trẻ em dưới năm tuổi tử vong/1000 trẻ em sinh sống)
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi
Năm 2014 52,72
Năm 2015 51,58
Năm 2016 50,83
Năm 2017 50,05
Năm 2017, số người nhiễm HIV của tỉnh Hà Giang là 1.608 người, trong đó độ tuổi từ 15 đến 29 là độ tuổi nhiễm HIV cao nhất. Đây là nhóm người đang trong độ tuổi lao động nên gây ra nhiều bất lợi nếu như không có biện pháp quản lý và giúp đỡ họ.
Mặc dù thể lực không phải là yếu tố chính quyết định chất lượng nguồn nhân lực, song cũng không thể phủ nhận một thực tế là, nếu con người không được nâng cao thể lực thì cũng khó có thể phát triển được tí tuệ, khả năng sáng tạo trong học tập và lao động. Như vậy, với thể lực của nguồn nhân lực ở Hà Giang hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cả về tuổi thọ, chiều cao, cân nặng, một số tiêu chí về y tế.... thì đây là một bất lợi lớn đối với sự phát triển của tỉnh.
2.1.2. Về phát triển trí lực
Thể hiện qua một số tiêu chí sau:
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ đi học sinh đi học phổ thông (Đơn vị tính: %)
Theo số liệu trên, tỷ lệ học sinh đi học tiểu học của tỉnh khá cao nhưng có xu hướng giảm nhẹ từ năm học 2015-2016 là 101% đến năm 2017-2018 là 100,51%. Trong đó, tỷ lệ học sinh học trung học phổ thông là thấp nhất
45,86% năm 2017. Mặc dù tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích học sinh đến trường như miễn học phí đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trợ cấp cho học sinh có khoảng cách từ nhà đến trường xa.... nhưng nhiều học sinh vẫn bỏ học đi làm thuê để phụ giúp gia đình dẫn tới tỷ lệ học sinh học trung học phổ thông không cao.
Biểu 2.5: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (%)31
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có sự chênh lệch khá cao. Tỉnh có tỷ lệ cao nhất là Phú