chính của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Chất lượng nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, các vùng, địa phương. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định quốc gia, vùng, địa phương đó có thể ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sáng tạo ra những giá trị mới, công nghệ mới hay chỉ có thể thực hiện những công việc giản đơn. Trong điều kiện cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực thì ưu thế tất nhiên sẽ thuộc về những quốc gia, vùng, địa phương có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn.
Ở nước ta nguồn nhân lực đang ở nhiều cấp độ, phải chuẩn bị một nguồn nhân lực phục vụ cả 3 nền kinh tế: Kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới đảm bảo khả năng “đi tắt, đón đầu” nhằm phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
1.3. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực
Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, ngay từ những ngày đầu tiến hành sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất”. Luận điểm được coi là then chốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh - “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” - đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ
sự nghiệp hoạt động của Đảng. Chăm lo cho hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đã được Đảng đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Với tư cách là đảng cầm quyền, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . Liên tục trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức cũng là vì sự nghiệp cao cả đó.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam mới chỉ vượt ra khỏi tình trạng của một nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Do vậy, với Việt Nam hiện nay, không có con đường nào khác ngoài con đường “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó không chỉ là con đường tất yếu, là phương thức tối ưu để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” - cách mạng con người, vì con người và do con người. Bởi lẽ, khi nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, chúng ta khẳng định những ưu việt ấy không thể do ai đưa đến cho chúng ta, cũng không thể tự nhiên mà có. Đó phải là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân, với những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm và lối sống cao đẹp.
Do đó, Đảng ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương đúng đắn về phát huy nhân tố con người. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy nhân tố con người có sự phát triển theo hướng ngày càng rõ nét và hoàn thiện hơn qua mỗi thời kỳ Đại hội.
Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) là đại hội mở ra thời kỳ đổi mới chuyển từ kinh tế quan liêu - bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, hội nhập, mở cửa: 1 thời kỳ phát triển hoàn toàn mới mẻ cho cả đất nước lẫn cho từng cá thể, cá nhân con người. Chính Đại hội này đã khẳng định vai trò của “nhân tố con người” trong tiến trình phát triển xã hội. Từ đó con người được chuyển dịch dần vào vị trí trung tâm của mọi quá trình phát triển. Các Đại hội sau tiếp tục khẳng định “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Đây chính là quan điểm tư tưởng tiến bộ của loài người bước vào thời đại mới của nền văn minh lấy phát triển con người làm yếu tố cơ bản.20
Ở Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là một quá trình phát triển mang tính cách mạng sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không phải do bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào mang lại mà là sự nghiệp của quảng đại quần chúng với tư cách là nguồn lực quyết định. Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa to lớn này: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”3. Nhân tố con người chính là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững không
thể không chăm lo phát triển con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Từ sau Đại hội VIII, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết nêu rõ: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”4. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời xác định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa họ - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; giữ vai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý. Phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ,…; phát triển nguồn nhân lực phải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.
Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nguồn nhân lực – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững,... Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa...21 Đây là bước phát triển quan trọng trong lý luận về vấn đề con người. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nội lực của một nước, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đó là một chủ đề trung tâm của các khoa học nghiên cứu con người nói riêng, của khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
Đại hội X, Đảng ta đã xác định cần phải tập trung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các giải pháp thực thi được tập trung hơn khá cụ thể: Quản lý quá trình phát triển dân số và nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo việc làm, tạo việc làm tại chỗ thông qua phát triển sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu... Đảng còn tiếp tục khẳng định: chiến lược con người phải nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mọi chủ trương, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người đều xuất phát từ quan điểm cho rằng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân thực sự của xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng là phục vụ nhân dân.
Có thể nói, Đại hội X đã thể hiện tư duy đổi mới, khoa học của Đảng trong xây dựng con người Việt Nam là xây dựng nhân cách của con người Việt Nam với nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư duy khoa học sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, văn hóa, nhận thức tư tưởng, thế giới quan, đạo đức cách mạng, kế thừa những tinh hoa của truyền thống dân tộc, đáp ứng được những yêu cầu của con người mới trong xã hội công nghiệp, văn minh, hiện đại,...
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển”22.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015, Đảng ta xác định: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển; tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Đại hội XI của Đảng nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được coi là khâu đột phá thứ hai.
Ở Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có bước chuyển biến quan trọng: gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người; bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về tr ách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên”23. Từ nhận định này, có thể nhận thấy thành tựu to lớn của nước ta trong thời gian qua trong phát triển con
22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005): Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 - 2006, Hà Nội, tr.78- 79.
người là đã xây dựng được một hệ giá trị mới của con người Việt Nam hiện nay.
Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể của việc phát huy nhân tố con người như: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”24.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nhấn mạnh: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”25. Đây là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo và tư duy đột phá của Đảng ta.
Định hướng phát triển xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam được Đảng ta coi là bước rất quan trọng trong thời kỳ phát triển mới - giai đoạn từ nay đến năm 2020. Sự nghiệp đó đòi hỏi phải tập trung rất nhiều trí tuệ, sức người, sức của, tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của Chiến lược phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020 mà Đảng đã thông qua tại Đại hội XII là: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người ngày một gia tăng, vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ được phát huy; kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị