2.2.1. Về phát triển thể lực
- Trình độ phát triển kinh tế và việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển thể lực của nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Chỉ khi thu nhập được nâng cao, các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế... Do đó mà thể lực của nguồn nhân lực mới được nâng cao và suy cho cùng là nguồn nhân lực được cải thiện về mặt chất lượng. Vì vậy để phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển thể lực nói riêng thì không thể không phát triển kinh tế.
Hà Giang có nhiều điều kiện trong việc phát triển ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. Vì Hà Giang có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên mạng lưới công viên địa chất toàn cầu năm 2010 và tái công nhận năm 2014. Thêm vào đó là nét đa dạng trong văn hóa truyền thống của 22 dân tộc trong tỉnh có sức lôi cuốn du khách muốn tìm tòi, khám phá, cảm nhận các sắc thái, nét đẹp cộng đồng gắn với tri thức bản địa. Các địa danh, như: cổng trời Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú, di tích Nhà Vương, đèo Mã Pì Lèng, các lễ hội hoa tam giác mạch vùng cao nguyên đá, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, chợ tình Khâu Vai.... Vì vậy Hà Giang cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các cơ sở vật chất cũng như thực sự coi du lịch là một ngành khai thác mũi nhọn của mình để có những chính sách phá triển hợp lý và đúng đắn.
Công tác xóa đói, giảm nghèo – một điều kiện quan trọng để giúp đỡ người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tuy được đánh giá là có kết quả tốt, song vẫn còn chứa đựng một số yếu tố không bền vững. Điều này thể hiện ở chỗ nguy cơ tái nghèo con lớn và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách xóa đói giảm nghèo, có biện pháp ngăn chặn tình trạng tái nghèo trong cộng đồng.
Thực hiện các mô hình hợp tác xã có hiệu quả gắn với các sản phẩm truyền thống, một mặt giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác vừa
phát triển kinh tế của địa phương, vừa quảng bá các sản phẩm truyền thống của địa phương ra cả nước và quốc tế.
- Tuyên truyền cho người dân về vấn đề dinh dưỡng, cần phải đảm bảo mức dinh dưỡng cần thiết cho con người ở mọi lứa tuổi, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho người dân.
- Khuyến khích đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong nhân dân, đặc biệt là đối với học sinh
- Trong lĩnh vực y tế, tiếp tục củng cố mạng lưới khám chữa bệnh các tuyến. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và kết nối liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế. Triển khai hoạt động chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ tuyến y tế cơ sở. Chấn chỉnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học và các điểm bán hàng gần trường học.
Đẩy mạnh nghiên cứu dự báo về y tế, các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh có khả năng lây lan nhanh.
Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao tuổi thọ… góp phần phát triển nguồn nhân lực có chiều sâu.
Việc nâng cao thể lực cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc phát triển trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực.
2.2.2. Về phát triển trí lực
Để phát triển nguồn nhân lực về mặt trí lực thì giáo dục đào tạo là giải pháp hàng đầu. Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội; tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”33
. Với khu
33
Đặng Xuân Thao, Vấn đề Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở nước ta – Hiện trạng và khuyến nghị (Thảo luận tại Hội thảo quốc tế - Chương trình Khoa học cấp Nhà nước – KX 05), Tr. 405
vực miền núi, Nghị quyết của Đảng ghi rõ: “tăng đầu tư cho giáo dục miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng các trường nội trú, quy hoạch đào tạo cán bộ và trí thức người dân tộc”34. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Xuất phát từ vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với tiến trình bồi dưỡng nguồn nhân lực, cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học. Trong đó, bước quan trọng đầu tiên là phải có sự đổi mới cả về mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học từ bậc phổ thông đến đại học nhằm đảm bảo cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hoạt động thực tiễn sau này của họ. Phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, gắn với nội dung và phù hợp với điều kiện của học sinh; rèn luyện và tạo điều kiện cho học sinh biểu đạt vấn đề theo quan điểm và cách nhìn của mình, tạo thói quen suy nghĩ độc lập cho người học.
Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên, chú trọng đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, phân công lại lực lượng giáo viên theo các vùng cho phù hợp, có chính sách ưu đãi đối với giáo viên hiện đang công tác ở những vùng khó khăn.
Tập trung củng cố, phát huy kết quả xóa mù, khắc phục tình trạng tái mù, tổ chức các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện “giáo dục cho mọi người” để tất cả cùng biết chữ, ngăn chặn tình trạng tái mù ở địa phương.
Mở các lớp dạy nghề ngắn hạn phù hợp với các ngành nghề ở địa phương, đồng thời liên kết với các công ty, thành lập các hợp tác xã tận dụng những lợi thế vốn có của địa phương như: về du lịch, về các sản phẩm thương hiệu....
Có chính sách khuyến khích việc đến trường trong đồng bào các dân tộc thiểu số, hỗ trợ những sinh viên nghèo vượt khó, có ước mơ đến trường.
Tuyên truyền, vận động để các hộ gia đình cho con em đến trường, tạo điều kiện để các em có cơ hội thay đổi cuộc sống của mình.
Cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân về vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung và phương hướng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó cần sớm thống nhất nhận thức trong các cơ quan đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, trước hết là lực lượng nòng cốt, đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách, tác động của thời cơ và thách thức đối với nước ta từ cách mạng công nghiệp 4.0. Toàn xã hội, từng người dân, mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều cần có hiểu biết về thời cơ, thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0; tránh tình trạng chỗ nào cũng nói cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng hỏi làm gì cho bản thân bộ, ngành, cá nhân mình thì không ai biết rõ ràng.
Cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường - Nhà khoa học - Nhà doanh nhân trong đào tạo nhân lực phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, chủ yếu là phía doanh nghiệp có nhu cầu gắn kết với nhà trường - nhà khoa học, còn nhà trường, nhất là các trường công lập, chỉ tập trung công tác đào tạo chứ chưa chủ động hợp tác với doanh nghiệp. Vì vậy cần có sự phối kết hợp giữa các bên để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.
Có chính sách phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Vì hiền tài là nguyên khí quốc gia, cần tăng cường bồi dưỡng nhân tài để họ trở thành những người nắm tri thức, kỹ năng và là nhân tố quyết định đến sự phát triển của tỉnh.
Cần có chính sách thu hút và sử dụng nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý để phát triển kinh tế.
2.2.3. Về nâng cao phẩm chất đạo đức
Cùng với việc phát triển thể lực và trí lực, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi ý thức, có ý thức và năng lực tự làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng.
Để xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt cần phải tuyên truyền, giáo dục cho người dân lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, có mục đích, không ngừng phấn đấu rèn luyện, trau dồi các kỹ năng để có thể thích nghi với môi trường, điều kiện công nghiệp. Phải làm cho người lao động ý thức được vai trò của chính bản thân mình trong việc xây dựng quê hương đất nước ngày càng tươi đẹp.
Tiểu kết chương 2
Hà Giang là một tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào với cơ cấu dân số trẻ nhưng chất lượng nguồn nhân lực không tương xứng với số lượng. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh hạn chế cả về 3 mặt: thứ nhất là thể lực của nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, tỷ lệ chết thô của dân số cao, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em rất cao và cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước...; thứ hai là trí lực của nguồn nhân lực mặc dù có những tiến bộ so với những năm trước nhưng tỷ lệ đi học chung trong dân số vẫn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh thấp dẫn tới tình trạng đa số người lao động làm các công việc giản đơn là chủ yếu, còn những công việc yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật thì lực lượng lao động vẫn còn ít; thứ ba là về phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực trong tỉnh còn những yếu kém do mang nặng những tư tưởng của nền sản xuất cũ, trình độ dân trí thấp...
Nguyên nhân của những tình trạng trên là do đời sống nhân dân còn thấp dẫn, nghèo đói làm họ không có khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế,
giáo dục, bảo đảm dinh dưỡng cho gia đình, nhiều học sinh phải bỏ học đi làm thuê để phụ giúp gia đình... Chất lượng giáo dục cũng là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không cao, điều kiện cơ sở vật chất ở nhiều huyện, nhiều xã còn kém, nhiều vùng thiếu giáo viên giảng dạy cho các cấp...
Để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang cần phải giải quyết cả 3 mặt: về thể lực cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân, có những chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để người dân có khả năng tự chi chả những dịch vụ về y tế, sức khỏe, dinh dưỡng... về trí lực cần phát triển, đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng ngành giáo dục, đầu tư cho cơ sở vật chất và có những chính sách phát hiện và bồi dưỡng nhân tài....về phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực cần phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân từ bỏ những thói quen cũ, lạc hậu, tiếp nhận những thói quen công nghiệp, rèn luyện kỹ năng cho người lao động... để họ có thể phát huy tốt những tiềm năng của bản thân.
KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Không phải đến bây giời vai trò của con người, nguồn nhân lực mới được phát hiện mà ngay từ trong lịch sử triết học đã có nhiều triết gia, trường phái nhìn nhận thấy vai trò đó. Nhưng phải đến Triết học Mác ra đời mới làm rõ một cách đầy đủ, khoa học về bản chất con người, khẳng định con người là động lực lớn nhất của sự phát triển xã hội, tạo cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu của các ngành khoa học sau này. Thực tế cũng đã chứng minh, chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Đảng ta cũng luôn luôn khẳng định vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển đất nước. Điều này không chỉ được thể hiện trong các chỉ thị nghị quyết của Đảng mà cả trong những chương trình hành động, những chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
Hà Giang là một tỉnh có lực lượng dân số khá dồi dào, cơ cấu dân số trẻ, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng hiện nay vẫn là một tỉnh nghèo. Chất lượng nguồn nhân lực về cả 3 mặt: thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hiện nay. Nguồn nhân lực yếu về thể lực, trình độ dân trí, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không cao, người lao động còn giữ những nếp sinh hoạt, suy nghĩ tiểu nông, manh mún nhỏ lẻ.... Nguyên nhân của thực trạng này là do nghèo đói dẫn tới người dân không có khả năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe... làm cho những tiềm năng của tỉnh không được phát huy một cách có hiệu quả.
Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách của tỉnh Hà Giang ngay lúc này. Đây cũng không chỉ là yêu cầu của thời đại mà đây cũng là yêu cầu của tỉnh để nâng cao vị thế của tỉnh, phát triển ngang hàng với các vùng khác, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người.
Hà Giang muốn phát triển thì phải đưa ra một chiến lược phát triển lâu dài trong đó lấy phải lấy phát triển nguồn nhân lực làm trung tâm, là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Để phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu trong tương lai cần phải thực hiện các giải pháp về cả 3 mặt: về thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức. Về thể lực: phải có những chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để nâng cao chất lượng đời sống của