Thái ở Sơn La hiện nay
Thứ nhất, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Sơn la nói chung và đồng bào dân tộc Thái nói riêng.
Theo quy luật khách quan, muốn phát triển đồng bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có văn hóa phải đảm bảo phát triển lĩnh vực quan trọng nhất và quyết định đó chính là kinh tế. Sơn La là một tỉnh đang phát triển, có nhưng thời cơ và thách thức rất lớn đối với nhân dân toàn tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ Tỉnh, chính quyền và toàn bộ nhân dân các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển.
Tỉnh Sơn La hiện có 1 Thành phố Sơn La và 11 huyện, gồm: Huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ. Có tới 4 huyện nghèo đó là: Sốp Cộp, Vân Hồ, Bắc Yên, Mường La, căn cứ theo quyết định số 275/QĐ- TTg ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc, trong đó có dân tộc Thái. Vì vậy, phát triển kinh tế được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hoá.
Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII đã đề ra mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là: “Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá-xã hội” [24, tr.101]. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV lại nhấn mạnh về mục tiêu và chủ trương 5 năm 2015- 2020 với mục tiêu tổng quát là tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch,
53
vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh sân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh; sớm xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đó tỉnh cần giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải được quán triệt trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Để chính sách đi vào được cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên nền tảng tư tưởng chủ đạo là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhất là bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Thái, vì sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa phải chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và từng bước được cải thiện, tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng bản mới và phát triển nông thôn toàn diện…để đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc trong toàn tỉnh giảm. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường, công tác giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, giá trị văn hoá dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Ðiều quan trọng là, để thực hiện tốt việc giư gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, trước hết cần sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giá trị văn hóa truyền thống có điều kiện được bảo tồn và phát triển trong đời sống xã hội hiện nay bằng việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống... Từ đó, nhân dân có điều kiện giữ gìn, tham gia, phục hồi các giá trị
54
văn hóa truyền thống. Chính vì vậy có được một lối sống lành mạnh và mức sống đảm bảo thì đồng bào dân tộc Thái mới có thể hình thành ý thức bảo vệ phát huy, tự hào và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Thứ hai, làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân để bảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tại Sơn La.
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục những giá trị tốt đẹp của dân tộc Thái cũng là góp phần gìn giữ và phát triển văn hoá bản sắc dân tộc, bởi vì do một bộ phận không nhỏ chưa thể nhận thức được những nét văn hoá đặc sắc cần giữ gìn nên việc tuyên tuyền, giáo dục giúp nhân dân nhận rõ đúng đắn về tầm quan trọng của nền văn hoá truyền thống lâu đời. Nâng cao nhận thức của nhân dân không chỉ dừng lại ở trình độ, bằng cấp mà còn về sử dụng máy móc khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là nhận thức của một số bộ phận người Thái trong tỉnh nhất là lớp trẻ tại những xã vùng cao, vùng sâu xa còn thấp kém. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có như vậy cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển nói chung của dân tộc. Đây là một quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ mà cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục trong chính cộng đồng dân tộc.
Không ngừng vận dụng sáng tạo đưa nhưng giá trị truyền thống của dân tộc Thái vào các hoạt động giảng dạy ở các trường học, thành lập các câu lạc bộ tìm hiểu nghiên cứu văn hóa dân tộc. Giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa không chỉ được thể hiện qua những hoạt động văn hóa, văn nghệ mà còn thể hiện ở một số hình thức khác.
55
Đó là thiết kế phòng trưng bày hiện vật gồm những sản phẩm văn hoá của các dân tộc như trang phục, trang sức, vật dụng lao động , …của dân tộc để các em học sinh tham quan, tìm hiểu và sử dụng trong các ngày lễ hội. Việc sưu tầm, tập hợp, trưng bày, giới thiệu và gìn giữ những tài liệu, hiện vật có liên quan đến văn hoá dân tộc trong phòng truyền thống của các nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, cung cấp thông tin, phổ biến tri thức để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Đó cũng là cách để trực tiếp khơi gợi ở các em học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc từ ngàn đời của dân tộc. Hiện nay ở một số huyện như Quỳnh Nhai, Phù Yên, Sông Mã đã tổ chức giảng dạy chữ Thái cho học sinh tiểu học và bậc trung học cơ sở. Trên những tiền đề đã có, phải tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học như vậy ở nhiều huyện khác. Bên cạnh việc dạy chữ, còn phải làm cho lớp trẻ nắm được và hiểu rõ hệ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tầm quan trọng của nó trong quá trình hội nhập và phát triển. Thế hệ trẻ là đối tượng rất dễ nhạy cảm với những diễn biến của xã hội. Bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số bản địa được tìm hiểu, tiếp xúc với các di sản văn hóa truyền thống.
Ngành Văn hoá, Thể thao và Và Du lịch cần tập trung chỉ đạo và thường xuyên mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng mọi hình thức. Sử dụng triệt để những ưu điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo…, tăng cường thời lượng tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hoá dân tộc ở trong tỉnh để nhằm tuyên truyền về vấn đề này. Trong công tác tuyên truyền, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ được nhiều nhất những giá trị văn hoá truyền thống, có kinh nghiệm và uy tín tổ chức các hoạt động văn hoá, là trụ cột trong các hoạt động văn hoá. Hơn nữa nên duy trì tổ chức những lễ hội mang tính chất cộng đồng để nhằm giới thiệu quảng bá nhưng nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Thái.
56
Công tác giáo dục, tuyên truyền vân động có vai trò rất quan trọng trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Thái trước hết là của người Thái, họ là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là người trực tiếp thừa hưởng, kế tục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đời sống xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ý thức giữ gìn, kế thừa thì sự đổ vỡ và mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, phải giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của việc giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La hiện nay.
Thứ ba, chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, bản sắc và truyền thống dân tộc; coi trọng sưu tầm, tiến hành nghiên cứu, chọn lọc, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Sơn La.
Để khai thác những tiềm năng, thế mạnh trong những năm qua, tỉnh Sơn La luôn xác định rõ việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc anh em trong vùng, đầu tiên là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thái bằng những biện pháp tuyên truyền, thường xuyên tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch để tuyên tuyền, quảng bá về mảnh đất, con người Thái vùng Tây Bắc nói chung và thái tỉnh Sơn La nói riêng.
Quan tâm đến việc giữ gìn những loại hình văn hóa thể hiện rõ ràng bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Sơn La như: Nhà ở, nghề dệt cổ truyền, chữ viết, trang phục và nghệ thuật hát múa,.. Phát triển, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Thái. Huy động các nguồn lực và sức sáng
57
tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đoàn thể tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật,... Phát huy những lợi thế đã có, tích cực quảng bá du lịch, xây dựng hạ tầng cho hoạt động du lịch. Nhân rộng các khu du lịch cộng đồng dân tộc Thái ở nhiều địa phương. Hướng các hoạt động du lịch vào việc bảo tổn nâng cao giá trị văn hóa của dân tộc Thái. Về lâu dài lấy chúng để nuôi dưỡng bản mường Thái, duy trì lối sống của dân tộc Thái tiên tiến, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp đồng bào dân tộc Thái; làm cho văn hóa thấm sâu vào từng bản, làng, khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của người Thái tại Sơn La.
Cổ vũ đồng bào nhân dân dân tộc Thái bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của mình, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; tiếp thu văn hóa các dân tộc anh em và văn hóa nhân loại làm giàu thêm văn hóa dân tộc Thái; tổ chức các hoạt động học tập và tìm hiểu đất và người Thái (địa lý, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, hệ thống chính trị, kinh tế, tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa - xã hội…). Hơn nữa, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La cần phải được tiến hành theo những phương pháp tiếp thu một cách khoa học thì mới đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, phải kế thừa có phê phán văn hóa truyền thống, có sự chọn lọc, vượt qua những hạn chế lịch sử, chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển của tỉnh Sơn La. Đồng thời, phải nâng cao những giá trị đã được kế thừa từ truyền thống lên ngang tầm thời đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những tư tưởng mới, thổi thêm sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại để tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới.
58
Lịch sử tộc người đã chứng minh, có thể tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, mà vẫn giữ được bản sắc, hơn thế còn làm giàu hơn cho văn hóa tộc người. Cho nên, có thể chủ động cùng với thời gian chuyển những yếu tố văn hóa mới thành những yếu tố văn hóa tộc người mà vẫn không bị mất gốc. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa cái nội sinh và ngoại sinh, cái bản sắc, cái bên trong là chính, là cốt lõi. Tiến hành chọn lọc những giá trị bản sắc văn hóa tích cực để nhằm giữ gìn và phát huy nhất là những giá trị văn hóa phi vật thể. Song phải tổ chức đầu tư nghiên cứu những sự biến đổi của văn hóa dân tộc Thái trong những giai đoạn khác nhau. Bên cạnh những giá trị tích cực còn phải loại bỏ những mặt tiêu cực của văn hóa ra khỏi đời sống của người dân. Điển hình như những hủ tục trong cộng đồng người Thái cần phải được các cấp chính quyền quan tâm tới và hạn chế nó một cách triệt để nhất. Vai trò của lớp trẻ bây giờ khá quan trọng. Chính họ cần phải tham gia nghiên cứu, chọn lọc, bảo tồn khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc của mình. Cần mở rộng phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật trong nhân dân; khơi dậy tiềm năng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Xây dựng, củng cố và phát triển các mô hình hoạt động văn nghệ như các câu lạc bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vừa sáng tác vừa hưởng thụ của công chúng.
Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Cần phải ý thức rằng, sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Thái nói riêng và của nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung, không