Tính tất yếu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 36 - 44)

tộc Thái.

1.3.1. Quan niệm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là quá trình biết bảo vệ và lưu giữ những giá giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Còn phát huy bản sắc văn hóa chính là quá trình mở rộng, nhân lên và tạo điều kiện để phát dương, trao truyền làm lan tỏa bản sắc văn hóa đó nhằm đưa những giá trị tích cực của văn hóa vào đời sống hiện thực.

Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với quốc tế. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp thu một cách không có chọn lọc, không có tính toán, chúng ta dễ bị tiếp thu những cái không tốt, ảnh hưởng đến đời sống văn hoá của nước ta . Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, chạy theo các nước trên thế giới, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của các nước khác. Chính vì thế, việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết. Trong đó, bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới . Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm đến. Bởi lẽ, bản sắc văn hóa dân tộc là cái “hồn”, là sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà

33

tan” . Điều đó giúp chúng ta phân biệt rõ mỗi một quốc gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay. Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội nhập, giao lưu với thế giới, mới có cái để giao lưu. Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ lấy gì để hội nhập với thế giới, khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hoá các nước khác chi phối, không còn bản sắc riêng của mình.

Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và vấn đề cấp bách của nó trong tình trạng hiện nay. Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách cụ thể và kịp thời nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập. Điều đó được thể hiện qua nghị quyết của các kỳ đại hội.

Tại hội nghị lần thứ V, ban chấp hành TW khoá VIII, lần đầu tiên Đảng ta ra nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Với những nội dung cơ bản như sau: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nên văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nền văn hóa tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện trong các phương tiện chuyền tải nổi dung. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa tiến bộ của các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải đi đôi với chống lại cái lỗi thờ lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói cũ. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó có đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trong. Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển nó là mộtsuựg nhiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Cụ thể hơn những nhận định trên, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng đề ra nhiệm vụ phải bảo

34

tồn và phát huy các di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết các cộng đồng dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lí dân tộc tốt đẹp do ông cha ta để lại.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ;… Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hoá...”[6, tr.7]

Nghị quyết trung ương 9, khóa XI của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh nhiệm vụ: Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Kế thừa, phát triển quan điểm chỉ đạo, những định hướng lớn của Đảng và tình hình phát triển văn hóa Việt Nam thời gian qua, tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [7, tr.126]

35

Quá trình kế thừa và phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là quá trình kế thừa và phát triển một cách khách quan. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó còn đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa; giáo dục chủ nghĩa yêu nước, trang bị tri thức văn hóa dân tộc cho mỗi người dân Việt Nam để mỗi người Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài đều cảm thấy tự hào về đất nước ngàn năm văn hiến đồng thời nâng cao trách nhiệm, tính tích cực, tự giác trong giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trước bối cảnh mới của dân tộc và thời đại. Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

1.3.2 Tính tất yếu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La hiện nay.

Thứ nhất, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc.

Thứ hai, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Thứ ba, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ năm, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái gắn với bảo vệ mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội

36

Bản sắc văn hoá của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá, đó là tinh hoa, cốt lõi, là linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi, bản sắc văn hoá có nguy cơ bị mai một thì cần có sự chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đó.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái chính là quá trình biết bảo vệ và lưu giữ những giá giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái. Còn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái chính là quá trình mở rộng, nhân lên và tạo điều kiện để phát dương, trao truyền làm lan tỏa bản sắc văn hóa đó nhằm đưa những giá trị tích cực của văn hóa dân tộc Thái vào đời sống hiện thực.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc, vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (trong đó có dân tộc Thái) là phương hướng, là nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay.. đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, là vấn đề trung tâm của chính sách dân tộc về văn hoá. Từ ngày cách mạng tháng tám thành công, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát triển văn hoá văn nghệ nói chung và văn hoá văn nghệ của các dân tộc thiểu số nới riêng. Chỉ thị số 39 của Thủ Tướng chính phủ ngày 13/12/1998 về việc đẩy mạnh công tác văn hoá thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có đoạn “Làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đồng thời với công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, cần có kế hoạch bảo tồn các công việc địa chí văn hoá có giá trị tiêu biểu ở vùng các dân tộc thiểu số ( như chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng, bản có nghề thủ công truyền thống…) và các di sản văn hoá có giá trị khác”….

37

Văn hóa hay bản sắc văn hóa là một phạm trù mang tính lịch sử. Chính vì lẽ đó mà không phải bất kỳ một giá trị văn hoá nào, hay một nét văn hoá nào cũng đều phù hợp với mọi chế độ xã hội, và đều được con người chấp nhận và tiếp thu. Cũng không phải giá trị văn hoá nào cũng có thể phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, có những yếu tố làm cản trở sự phát triển của xã hội vì nó đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời kỳ mới. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có dân tộc Thái là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Song bên cạnh đó không phải bất cứ nét bản sắc văn hóa của dân tộc Thái cũng là phù hợp với thời đại. Chúng ta chỉ nên giữ gìn và phát huy những nét văn hoá thực sự có giá trị, những nét văn hoá còn phù hợp với xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái là kế thừa những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Vì vậy, nói kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa phương mà lựa chọn, để có thể đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi trên thực tế.

Tiểu kết chương 1

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, nhằm phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo điều kiện dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số khác nói chung phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình vận động, phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi sinh hoạt văn hoá, đến bản sắc văn hoá của từng dân tộc, trong đó văn hoá dân tộc Thái cũng không nằm ngoài vòng xoáy phát triển này. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái không chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống

38

văn hóa tinh thần lành mạnh mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội xã ngày càng phát triển. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái chính là phát huy sức mạnh dân tôc Việt Nam. Việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của dân tộc Thái Sơn La nói riêng và các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2. GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA THÁI Ở SƠN LA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Vài nét về người Thái Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc. Với diện tích 4.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Có biên giới chung với Lào 250 km. Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 11 huyện. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015 về “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương” thì dân số toàn Tỉnh Sơn La là 1.195.107 người. Được ví như hòn ngọc của vùng Tây Bắc, Sơn La có thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và 12 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm: Kinh, Thái, Mông, Mường, Lào, Tày, Hoa, Kháng, Sinh Mun, La Ha, Khơ Mú, Dao. Trong đó, dân tộc Thái có số lượng đông nhất, có 572.441 người chiếm 53,2% toàn tỉnh. Hơn nữa Sơn La cũng là Tỉnh có số lượng người Thái tập trung đông nhất cả nước. Nền văn hóa Thái đã góp phần tạo nên nền văn hóa, nghệ thuật độc đáo, phong phú và đa dạng của cộng đồng các dân tộc Sơn La.

Từ xưa Sơn La đã là một trung tâm lớn của người Thái. Theo sử sách của dân tộc Thái- Chuyện kể bản mường của người Thái (Quam Tô Mương), ghi lại quá trình dòng tộc Lò Lạn Chượng xây dựng và cai quản vùng Tây Bắc Việt Nam từ thế kỷ XII đến thế kỷ XX, con cháu của Lan Chượng đã tiếp tục sự nghiệp của cha ông, đưa Mường Muổi (Nay là Huyện Thuận Châu- Sơn La) thực sự trở thành trung tâm quy phục các mường lớn nhỏ của vùng Tây

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 36 - 44)