Thực trạng của văn hóa Thái ở Sơn La hiện nay

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 44 - 56)

Văn hoá, bản sắc văn hóa là những giá trị tinh thần cơ bản nhất, sâu xa nhất của mỗi dân tộc. Những nét văn hoá của dân tộc Thái đem mang đậm nét tinh tế thanh lịch do kết tụ tinh hoa truyền thông từ nết ăn, nết ở, lối mặc đến cách ăn nói hàng ngày,.. Sự tiêu biểu văn hoá của toàn dân tộc còn được thể hiện qua những lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngưỡng,..Nhưng trong những năm gần đây văn hoá truyền thống của dân tộc Thái ở Sơn La nói riêng và cả nước nói chung đang mai một dần trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Sự mai một này cũng là một tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, nhưng từ thực trạng đó cho thấy một xu hướng về sự mai một về văn hoá đã, đang và sẽ diễn ra, mất đi sự đa dạng trong nền văn hoá các dân tộc Việt trong đó có dân tộc Thái. Những nét đẹp truyền thống vật chất và tinh thần tâm linh có từ lâu đời đã vô tình bị biến đổi hoặc mất đi, điển hình như sau:

41

-Sự biến đổi các giá trị văn hóa vật chất:

Cụ thể các giá trị của giá trị văn hóa vật chất được thể hiện thông qua nhà ở, trang phục, ăn uống, đi lại, công cụ lao động…

+ Văn hóa ẩm thực

Nhắc đến người Thái Sơn La, không ít người bị ấn tượng bởi ẩm thực của dân tộc Thái. Nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào Thái ở Sơn La là sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu và phương thức chế biến đặc biệt được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Vốn được thiên nhiên ưu đãi và tập tính sống gần gũi với thiên nhiên do đó nguồn nguyên liệu trong các món ăn của người dân nơi đây thường rất đa dạng và dễ tìm kiếm. Hiện nay Sơn La là điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn bởi những món ăn đặc sắc mang đậm nét văn hóa của người Thái miền Tây Bắc. Một số món ăn đã được thương mại hóa và trở nên nổi tiếng và trở thành thương hiệu của người Thái Sơn La như: Thịt trâu gác bếp Sơn La, chẳm chéo Sơn La,…

Sự biến đổi của kinh tế cũng tác động không ít tới đời sống hàng ngày của người Thái. Với trình độ nông nghiệp hiện đại, người Thái đã trồng được nhiều loại lương thực để nhằm phục vụ gia đình cũng như hoạt động kinh tế. Việc tiếp thu những giống lúa mới, đặc biệt là lúa tẻ với ưu thế và năng suất vượt trội, đã tạo ra hệ quả tất yếu là thói quen ăn cơm nếp đang dần được thay bằng cơm tẻ. Phần lớn các hộ gia đình đều chuyển sang dùng cơm tẻ cho bữa ăn thường ngày. Cơm nếp vẫn được dùng nhưng ít hơn, chủ yếu trong các dịp lễ tết, hội hè, giao lưu trình diễn văn hóa dân tộc như để nhắc nhở nhau nhớ về một thời, nhớ về nét riêng trong văn hóa tộc người mình. Trước đây, trong các bản vùng sâu vùng xa chỉ có gạo nếp và chỉ ăn cơm nếp. Song gần đây, họ đã trồng lúa tẻ và có thêm cơm tẻ trong bữa ăn thường nhật. Bên cạnh việc có nhiều giống lương thực, cây trồng mới và vận dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác là thành tựu to lớn của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm, song cũng có rất nhiều

42

bất cập như việc lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thực vật ở nơi cư trú của dân tộc Thái.

Như đã giới thiệu về văn hóa uống rượu ở chương I, phong tục văn hóa uống rượu của dân tộc Thái rất nổi tiếng, ông cha cũng khuyên rằng: “Chảu kin lảu, nák hẳư lảu kin chảu” nghĩa là “Mình uống rượu, chớ để rượu uống mình”. Nhưng hiện nay ở nhiều nơi phong tục uống rượu của người Thái đã bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cách thức uống rượu đã thay đổi, lệ uống và ép uống rượu đến say mềm lại đang trở thành tập quán không lành mạnh nhưng lại được coi là hợp lý và phổ biến. Người ta uống rượu tùy hứng bất kể lý do gì, có khi uống cả ngày thâu đêm…Người Thái cần phải coi đó như một tệ nạn xã hội, cần thống nhất có quy định hạn chế làm sao để phục hồi, gìn giữ lại nét văn hóa từ ngàn xưa của cha ông mình.

+ Trang phục

Bản làng của người Thái Sơn La hiện nay trở nên trù phú và văn minh hơn, nhưng nét duyên trang phục dân tộc đang dần dần mai một đi và đôi khi vắng bóng trong ngày thường. Trang phục truyền thống chỉ được phổ biến ở các vùng sâu xa. Hầu hết các thanh niên hiện nay đều ưa chuộng mặc quần áo may sẵn và họ chỉ mặc khi cần thiết và có lễ hội hè. Chỉ có những người cao tuổi là còn mặc y phục truyền thống hàng ngày. Ngoài ra do tiếp thu với âu phục của người Kinh quá nhiều nên áo cón và váy cũng khác xưa rất nhiều. Trang phục truyền thống của nam giới hầu như không còn (ngoại trừ trang phục của thầy cúng, thầy mo); hoặc vay mượn, bắt chước những chi tiết hoa văn, thậm chí bê nguyên xi trang phục của dân tộc khác, chi ngành khác. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong nền văn hoá dân tộc Thái. Các kỹ thuật cắt khâu vẫn được giữ nguyên, nhưng không chỉ hình dáng trang phục bị thay đổi mà cả cách thức để tạo ra những bộ trang phục cũng thay đổi theo. Chủ yếu họ dùng vải nhập từ Thái Lan hoặc Lào để may váy áo, vì giá rẻ lại không tốn thời gian dệt như trước kia. Những bộ trang phục cầu kỳ thực sự do

43

phụ nữ Thái lớn tuổi bây giờ làm ra có giá cao hơn nhiều lần so với trang phục mua ở ngoài chợ. Họ dày công thêu thùa, chọn lựa nguyên liệu và ít khi bán cho ai mà chỉ để dùng trong các dịp lễ, tết.

Phụ nữ Thái xưa kia buộc phải học thêu thùa và làm ra trang phục cho chính mình và cho chồng. Họ còn phải làm rất nhiều trang phục để khi đi lấy chồng thì biếu mẹ chồng, bố chồng và các anh chị em chồng. Nhưng ngày nay, số người biết thêu còn rất ít, nhất là lớp trẻ, nếu có cũng chỉ là những người tầm trung niên mới biết. Còn nghề dệt vải thì hầu hết người Thái hiện nay đều sử dụng các loại sợi công nghiệp mua sẵn ở chợ thay bằng tự trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu như trước đây. Và để tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải ở các bản làng tại Sơn La vào thời điểm hiện tại là rất hiếm. Tình trạng này sẽ dẫn đến một hệ quả đáng tiếc là nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng đang dần bị lãng quên.

Nói đến trang phục người Thái thì không thể không nhắc tới các đồ trang sức đeo trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu, xà tích và cả cúc bạc... Tuy nhiên, nghề làm trang sức đòi hỏi sự khéo tay cũng như nét tài hoa của người thợ. Bây giờ nghề đã dần thất truyền. Lý do đơn giản nhất vẫn là hàng chợ rẻ hơn, tiện hơn, không thể đẹp và quý như hàng làm riêng, làm bằng tay nhưng đỡ mất thời gian rất nhiều.

+ Nhà ở

Kiến trúc nhà ở truyền thống và việc tổ chức môi trường sống cộng đồng của dân tộc Thái cũng như các dân tộc trên đất nước Việt Nam là một hệ thống di sản quý giá. Tuy nhiên kiến trúc nhà ở không phải là một di sản bất biến, một mô hình cứng mà trái lại nó luôn biến đổi theo thời gian, thích ứng, kế thừa với những biến đổi của môi trường sống, từ tự nhiên tới xã hội. Chính những sự biến đổi và kế thừa ấy cũng minh chứng cho những giá trị của một dòng kiến trúc, của một giá trị văn hóa có sức sống cùng với thời gian. Kiến

44

trúc nhà sàn dân tộc Thái một loại hình văn hóa vật chất in đậm bản sắc văn hóa tộc người có những biến đổi rất rõ rệt.

Xu hướng nâng cao sàn và sử dụng tầng trệt (gầm sàn) với nhiều chức năng đa dạng hơn. Gầm sàn đã được sử dụng như một không gian sinh hoạt chung, tiếp khách, mắc võng nghỉ, chỗ chơi trẻ em… Nhưng ở một số nơi vẫn còn sử dụng gầm sàn để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều này làm ảnh hưởng đến không gian sống, mỹ quan, cũng như sức khỏe của con người. Hiện nay có chương trình việc xây dựng thị xã văn hóa, làng bản văn hóa nên một vài nơi ở địa phương đã làm tốt công tác công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân làm chuồng trại nuôi nhốt riêng. Tuy nhiên việc vận động đồng bào Thái Sơn La đưa gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn xem ra vẫn còn rất cam go. Vì vậy phải triệt để đồng bộ trong công tác tuyên truyền, nhằm xây dựng làng bản của người Thái văn minh.

Về vật liệu làm nhà: trước đây vật liệu làm nhà chủ yếu là các loại cây gỗ kiếm được trong rừng, thì vật liệu hiện nay dùng làm nhà về cơ bản vẫn là gỗ nhưng vì những loại gỗ to và tốt hiện nay đã hiếm nên thay vào đó, người Thái đen đã dùng một số nguyên vật liệu hiện đại trong việc làm nhà của mình như gạch, ngói, tấm lợp, thậm chí một số nhà đã dùng đến bê tông cốt thép trong xây dựng nhà. Điểm nổi trội của kiến trúc nhà sàn mới hiện nay là chắc chắn, giảm bớt chi phí, ít bắt lửa gây hỏa hoạn, nhưng mặt khác có điểm yếu là đã xóa mất hẳn dáng vẻ hoàn mỹ của nếp nhà sàn vốn mang trong nó bản sắc văn hóa cộng đồng người Thái.

Nhà sàn của người Thái Sơn La thì hiện nay vẫn làm theo kiểu nhà sàn truyền thống những đã có một số thay đổi như bộ khung nhà hiện nay được kết cấu theo hệ thống vì kèo theo kiểu người Kinh, cùng với hệ thống mộng ghép phức tạp. Các cột trong nhà trước đây thường để tròn thì bây giờ đã được xẻ thành vuông, trước đây hệ thống chân cột được chôn trực tiếp xuống đất thì ngày nay hệ thống chân cột này được kê lên các tảng đá hoặc các khối

45

bê tông để tránh mục. Một nét đẹp nữa mà đang ngày càng mất đi đó chính là hình ảnh chiếc “Khau Cút”. Nó là một nét văn hoá vừa vật thể, vừa là phi vật thể, một hoạ tiết kiến trúc đặc trưng của dân tộc Thái. Nó còn là thành quả sáng tạo mang tính dân gian, có được do sự kết tinh trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Thái. Ở Sơn La hiện tại số nhà treo “Khau Cút” không còn phổ biến như trước nữa và hình dạng của nó cũng không còn đa dạng như trước nữa.Với sự thay đổi của nhịp sống trong thời đại mới, khau cút có thể không hiện hữu trên nóc những ngôi nhà sàn, thì nên chăng, hình ảnh, ý nghĩa nhân sinh cao đẹp của khau cút vẫn cần phải được lưu truyền lại cho muôn đời sau.

Và điều quan trọng nhất hiện nay là số lượng nhà sàn đã giảm xuống, trước đây trong các bản làng gần như không có một bóng nhà xây nào nhưng đến ngày nay đã mọc lên nhiều nhà xây thay nhà sản. Có rất nhiều lý do dẫn đến nguyên nhân như vậy. Do giá gỗ để làm cột hiện nay khá đắt, những loại gỗ như Trắc, Lim khan hiếm, người dân chỉ có thể mua được những loại gỗ rẻ tiền hơn như Dổi, De… thường không bền, nhanh mối mọt. Nạn buôn lậu gỗ, lâm tặc xảy ra ở khắp các Huyện trong Tỉnh, ngoài ra còn do cháy rừng. Đã làm giảm số lượng gỗ đồng thời giá của các cây gỗ lớn cũng tăng mạnh,… Từ đó gây ra không ít khó khăn cho đồng bào dân tộc Thái với mong muốn làm nhà sàn.

Tất cả những biến đổi tích cực và tiêu cực này hiện đang diễn ra tự phát, các vấn đề phải giải quyết đặt lên vai chính người dân. Với tính chất tự xây, trình độ của người dân, sự hiểu biết về vật liệu mới hạn chế thì sự chuyển hóa trong ngôi nhà sao cho vừa kế thừa các giá trị truyền thống vừa tạo không gian ở thích ứng với điều kiện sống mới quả là thách thức lớn.

- Sự biến đổi các giá trị văn hóa tinh thần: + Các hoạt động tín ngưỡng

46

Hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân tộc Thái diễn ra rất mạnh mẽ. Trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước, hoạt động tinh thần càng được biểu hiện và có điều kiện tổ chức hơn. Nhưng song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều loại hình văn hóa truyền thống do chưa được nhận thức đầy đủ, đúng đắn nên những yếu tố tiến bộ, còn phù hợp đang dần bị mai một, kể cả một số sinh hoạt văn hóa dân gian rất đáng được trân trọng và cần phải được giữ gìn, kế thừa và phát huy cũng đang bị mất dần. Nhiều nghi lễ, lễ hội dường như đã mất hẳn trên thực tế, chỉ còn lại trên sách vở cổ hoặc ghi nhớ của các già làng trưởng bản mà thôi. Có một số yếu tố tiêu cực trong văn hóa tinh thần vẫn còn đang được duy trì. Hiện nay một số bộ phận người Thái trong tỉnh vẫn chưa xóa bỏ được các hủ tục nghi lễ rườm rà phức tạp mà mê tín dị đoan như: lúc ốm yếu gọi thầy mo, thầy cúng bằng phùa phép...; họ không đến trạm xá, bệnh viện để chữa bệnh. Tất nhiên, hiện nay cũng đã có sự tiến bộ đáng kể. Song bên cạnh đó những lễ nghi cần thiết mang đậm đà bản sắc thì lại bỏ đi. Cũng do nhận thức hạn hẹp của nhận dân về tính quan trọng hay không quan trọng của các nghi lễ. Đặc biệt, những nghi lễ, tín ngưỡng gắn liền với các phong tục tập quán, lễ hội đang ngày càng có xu hướng phục hồi nguyên vẹn như lễ hội cầu mưa, lễ mừng cơm mới, lễ lớn cúng tổ tiên (xên hươn). Tục xên Bản, xên Mường trước được đồng bào rất coi trọng, tục này có mặt hay, mặt chưa hay (mê tín) nên nhiều năm không tổ chức, nhưng ngày nay đã và đang được phục hồi. Sự phục hồi của các tín ngưỡng truyền thống hiện nay chứng tỏ, sự cần thiết của một số loại hình tín ngưỡng trong đời sống xã hội tộc người. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không thể không có sự du nhập, đan xen tín ngưỡng của các dân tộc khác. Ví dụ như hàng năm, người Thái ở Sơn La vẫn ăn tết độc lập nhân dịp quốc khánh 2/9, hay lễ cúng cơm mới của người Mông. Trước đây, người Thái không lập bàn thờ, bát hương cúng bái nhưng do ảnh hưởng của tập quán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

người Kinh, hiện nay không ít các gia đình người dân tộc cũng đi chùa, đi đền, thắp hương, thờ cúng trong các dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một.

+ Nghệ thuật

Do ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá, nghệ thuật khác nhau nên các hình thức hát (Khắp) cũng có nhiều thay đổi lớn. Những năm trước tôi đã được tận mắt chứng kiến các bà tham gia các hội thi “khắp” giữa các xã với nhau. Nhưng nay những lễ hội thi hát ấy không còn xuất hiện trong xã nữa mà nó chỉ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những người trẻ cũng không còn thích nghe hát Thái nữa.

Song các điệu múa Thái thì lại được dần khôi phục và có những biến đổi lớn, xuất hiện nhiều trong các chương trình từ nhỏ đến lớn. Một số loại hình nghệ thuật có xu hướng phát triển như múa xòe, múa phong cách. Những năm gần đây tại Chiềng Ly (Thuận Châu),Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Mường Chiến (Mường La) và các bản Cọ, bản Bó, bản Tông ở khu vực thành phố Sơn La, đã ra đời các đội múa bán chuyên biểu diễn các điệu múa, các làn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (Trang 44 - 56)