Thông điệp về thực trạng và xu hướng, triển vọng của việc sản

Một phần của tài liệu Thông điệp về thực phẩm hữu cơ trên báo mạng điện tử” (nghiên cứu trường hợp 2 trang báo mạng điện tử nông nghiệp việt nam và người lao động) (Trang 41 - 58)

xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC

Trên thực tế, một bài báo có thể mang nhiều nội dung nhằm chuyển tải tới nhóm công chúng. Trong đó, từ kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ giữa các nội dung bài viết có sự chênh lệch rất lớn. Những bài viết đề cập đến thực trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC chiếm đa số với gần 65%, hơn nửa so với tổng tỷ lệ bài với các nội dung khác, bên cạnh đó các bài viết khi đề cập đến xu hướng, triển vọng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC cũng chiếm 36,5%, đây là 2 nội dung thông tin được đề cập nhiều nhất trên 2 trang báo mạng điện tử khi xoay quanh vấn đề về TPHC/NNHC.

Lý thuyết chức năng quan niệm rằng xã hội là một tổng thể trong đó bao gồm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng của mình. Trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một trong những bộ phận đó và nó có chức năng riêng. Qua những chỉ báo về nội dung của TPHC được đăng tải, tác giả muốn tìm hiểu chức năng chính của 2 trang báo và thực trạng thông điệp được đăng tải khi đưa tin về vấn đề này.

2.2.1. Thông điệp về thực trạng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC

Nội dung được nghiên cứu về TPHC trên 2 trang báo mạng điện tử có tính đa chiều và phong phú, tuy nhiên nội dung chính của bài báo chỉ tập trung nhiều vào 6 mục đích: thông tin về văn bản, nghị định, quy định chính sách liên quan đến TPHC, đưa tin về hội thảo/ diễn đàn về NNHC/TPHC, cung cấp kiến thức về TPHC, đề cập đến thực trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC, đề cập đến xu hướng, triển vọng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC và giới thiệu/ quảng bá/ quảng cáo sản phẩm hữu cơ/ TPHC. Trong đó nội dung chính của bài báo đề cập đến thực trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC chiếm hơn ½ so với tổng bài có nội dung khác. Khi xét mối tương quan giữa 2 trang báo mạng điện tử, tác giả nhận thấy tỷ lệ đăng bài khi nội dung đề cập đến thực trạng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC có sự chênh lệch lớn. Có 73/103 bài báo đề cập đến nội dung này thuộc báo NLĐ, chiếm hơn 70% trong khi đó ở báo NNVN số lượng chỉ đạt 30 bài với gần 30%.

Bảng 2.1. Nội dung thông điệp về việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC

Nội dung bài báo đề cập đến các hoạt động Bài báo Tỷ lệ (%)

Sản xuất, canh tác hữu cơ 73 45,9

Việc bảo quản, vận chuyển TPHC 3 1,9

Gắn mác, dán nhãn logo cho TPHC 23 14,5

Buôn bán, tiêu thụ TPHC 53 33,3

Theo bảng số liệu thống kê ở trên cho thấy đối với những bài báo đề cập đến thực trạng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC có nội dung về sản xuất, canh tác hữu cơ và buôn bán, tiêu thụ TPHC chiếm đa số, dao động từ 33% đến trến 45%. Ngược lại, đối với những nội dung về việc bảo quản, vận chuyển TPHC hay gắn mác, dán nhãn logo cho TPHC lại chỉ đạt dưới 15%, ở đây có thể sự chênh lệch lớn trong nội dung đăng tải. Lý giải cho điều này tác giả nhận thấy rằng, phát triển NNHC đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia, theo Liz Bowles, người đứng đầu bộ phận phụ trách các vấn đề liên quan đến trồng trọt của SA, chia sẻ: "Doanh số thực phẩm hữu cơ trong năm 2018 đang tiếp tục gia tăng bất chấp mọi lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp ở Anh đang bị ảnh hưởng

xấu bởi hạn hán và nắng nóng. Chúng ta biết rằng trong những năm qua, lương thực hữu cơ ngày càng nhận được sự quan tâm….” (Báo NLĐ, TH 76). Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, trên thực tế, tiêu thụ TPHC đã trở thành một xu hướng mới ở Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân “37% người tiêu dùng Việt nói rằng sức khỏe là mối bận tâm lớn nhất của họ. Bên cạnh đó, 4 trong 5 người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm sâu sắc đến những tác động lâu dài mà các phụ chất nhân tạo có thể gây ra (80%) và mong muốn biết rõ chất cấu tạo nên thức ăn họ sử dụng hàng ngày (76%).” (Báo cáo “Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I/2018” của Nielsen) [19]. Chính vì vậy, đây là những thông tin mà độc giả quan tâm nhất khi nhắc đến TPHC hiện nay.

Gần 80% các tin bài khi đề cập đến thực trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC đều đề cập đến các loại TPHC, trong đó rau, củ quả, đây là đối tượng được viết đến nhiều nhất, chiếm hơn 25%, tiếp đó là lúa/gạo 16%. Các sản phẩm như hoa quả được nhắc đến trong 12,6% số bài trong khi các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm là 8,2% nhỉnh hơn các sản phẩm hữu cơ từ thủy, hải sản 2%; cây trồng lâu năm như tiêu, chè, café; sữa và thực phẩm chức năng lần lượt là 4,4% , 3,1% và 1,9%. Bên cạnh đó, những sản phẩm hữu cơ khác như bia, đường mía và rượu vang cũng được đề cập rải rác trong các bài báo với 3,8%.

Biểu 2.4 Tỷ lệ nhóm TPHC được đề cập đến trong bài báo (%)

24.5 15.7 12.6 8.2 6.3 4.4 3.1 1.9 3.8 0 5 10 15 20 25 30 Rau, củ quả

Lúa/Gạo Hoa quả Gia súc, gia cầm Thủy, hải sản Cây trồng lâu năm Sữa Thuốc/ TPCN Khác

Nhóm TPHC rau, củ quả và lúa/gạo là hai loại thực phẩm được đề cập đến nhiều nhất với tỷ lệ dao động từ 15,7% đến gần 25% do bởi đây là hai loại sản phẩm thiết yếu và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp phát triển nhất nhì tại Đông Nam Á nên việc sản xuất nông nghiệp hay NNHC đều là những sản phẩm một phần cũng đã khá quen thuộc với người dân. Do đó, dựa theo nhu cầu tiêu thụ lớn của người tiêu dùng, rau, củ quả là một trong những nhóm sản phẩm được nông dân canh tác theo hướng hữu cơ nhiều nhất ở nước ta. Mặc dù lúa/gạo hữu cơ là một trong số những nhóm được nhắc đến nhiều khi nói về TPHC tuy nhiên trên thực tế, nhóm thực phẩm này sản xuất ở nước ta không nhiều nhưng được hứa hẹn trong tương lai, loại thực phẩm này cũng sẽ phát triển mạnh mẽ "Trước đó, sự quan tâm chỉ mới dừng ở nhóm sản phẩm rau quả do nguy cơ cao bị nhiễm phân thuốc do ăn ngay. Còn cây lúa canh tác lâu ngày, gạo được nấu thành cơm trước khi ăn nên mọi người vẫn nghĩ là rất an toàn, không có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Nhưng khi có thông tin về việc gạo Việt xuất khẩu bị trả lại do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, người tiêu dùng bắt đầu nhìn lại" - bà Thoa nói (Báo NN, TH 05)

Biểu 2.5 Tỷ lệ nguồn gốc, xuất xứ của TPHC được đề cập trong bài

Các SPHC được đề cập đến trong bài chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam (62%), điều này cho thấy xu hướng và độ phổ biến của việc sản

62% 35% 3% Việt Nam Nước ngoài Không xác định

xuất, tiêu thụ TPHC ở Việt Nam ta hiện nay. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê, tỷ lệ nơi TPHC được bày bán lần lượt là: siêu thị (15,5%), chợ truyền thống (5,8%), đại lý cửa hàng (15,5%), các gian hàng hội chợ (4,85%), các nông trại hữu cơ (10,7%). Dựa vào số liệu trên có thể thấy nơi siêu thị, các cửa hàng đại lý là những nơi được bày bán TPHC nhiều nhất với cùng tỷ lệ là 15,5%, trong khi đó chợ truyền thống và các cửa hàng tại hội chợ lại không được đề cập nhiều.

Đặc biệt, khi đưa vào phân tích tương quan giữa bối cảnh và nơi bày bán TPHC, tác giả đã nhận thấy 6/6 trường hợp bài viết đề cập đến nơi bày bán TPHC ở chợ truyền thống đều ở nước ngoài. Thực tế cho thấy rằng, chợ truyền thống ở Việt Nam được nhắc đến như các cá nhân mở tự phát, không qua bất cứ sự kiểm soát cũng như những tiêu chuẩn vệ sinh ở đây không được quản lý một cách chặt chẽ. Trong khi ngược lại, thực phẩm được bày bán tại siêu thị hay các cửa hàng chuyên dụng phải đạt đủ những tiêu chí cũng như phải trải qua nhiều khâu kiểm định. Chính vì vậy, đây cũng có thể coi là một lý do TPHC được bán tại các siêu thị và các cửa hàng đại lý nhiều hơn so với chợ truyền thống.

Biểu 2.6 Tỷ lệ mục đích khi đề cập đến thực trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC

Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy đối với những bài báo đề cập đến thực trạng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC, nội dung bài viết

23% 12% 22% 43% Khó khăn Một nửa khó khăn, một nửa lợi thế Lợi thế Không xác định

không thường đề cập đến mục đích của việc đưa ra thực trạng đó, con số này lên đến 43%, trong khi đó mục đích khi nói đến khó khăn là 23% nhỉnh hơn 1% so với khi nói về lợi thế của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC (22%), cuối cùng 12% khi đề cập đến cả khó khăn và thuận lợi trong bài báo. Đối với những bài báo đề cập đến sự thuận lợi trong việc sản xuất, tiêu thụ TPHC hầu hết đều được xét dưới góc độ chung là quỹ đất sản xuất

“Bà Nguyễn Triều Thương phân tích dư địa tự nhiên cho thấy huyện Triệu Phong còn nhiều điều kiện để phát triển ngày càng bền vững và mạnh mẽ hơn nữa về các mặt…..Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông sản sạch, nông sản hữu cơ,…” (Báo NN, TH 110)

“TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết, Kiên Giang có điều kiện đất đai và vùng biển rộng, trù phú, lợi thế về sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản. Đây là lợi thế lớn để phát triển sản xuất lúa và tôm hữu cơ,...” (Báo NN, TH 146)

Bên cạnh đó đối với những tin bài đề cập đến sự khó khăn, thách thức trong khâu sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC lại được thể hiện rất rõ qua những lời trích dẫn từ người sản xuất, buôn bán hoặc người đại diện các cơ quan quản lý. Các khó khăn chủ yếu đề cập đến là chưa có hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận và đánh giá rõ ràng; chi phí đầu tư và giá thành cao; khó khăn trong việc mở rộng chuỗi cung ứng nuôi trồng - sản xuất và phân phối; tài nguyên đất hạn chế về số lượng và chất lượng. Ngoài ra các yếu tố về trình độ lao động kỹ thuật canh tác hữu cơ thấp và hạn chế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ cũng tạo ra những trở ngại lớn. Theo như khi đề cập về quy mô và hiệu quả sản xuất hiện nay phần lớn các doanh nghiệp và hộ sản xuất NNHC còn nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào các dự án hỗ trợ. Về tổng thể, chưa có quy hoạch hay định hướng đối tượng cũng như thị trường cho SPHC, theo Ông Nguyễn Văn Bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: “Phần lớn DN và hộ sản xuất hữu cơ còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch hay định hướng đối tượng cũng như thị trường cho sản phẩm.”

Ngoài ra, các bài báo cũng đã chỉ ra rất rõ những thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ TPHC, Bà Thái Hương – Chủ tịch Tập đoàn TH, chia sẻ: “Thiết lập được một mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ là rất khó, không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi, muốn có được sản phẩm hữu cơ, thì phải tạo ra một môi trường cân bằng sinh thái, giảm thiểu tối đa nguồn sinh vật hại, hài hòa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và minh bạch ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị…...Sự trì trệ trong việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia với các sản phẩm nông nghiệp đã tạo điều kiện cho “chủ nghĩa cơ hội”, hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh nở rộ….” (Báo NN, TH 93)

"Điều khó khăn nhất không phải là giống gà mà phải có trang trại “dám” nuôi theo tiêu chuẩn của nhà hàng, chịu sự giám sát chặt chẽ về quy trình, về công thức của Viện, từ đó có khả năng nhân rộng mô hình", ông Cường chia sẻ. (Báo NN, TH 107)

“Việt Nam đang rất thiếu những điều kiện để chăn nuôi hữu cơ, như con giống hữu cơ, thức ăn hữu cơ, quy trình, môi trường chăn nuôi hữu cơ.”, ông Nguyễn Văn Cường chia sẻ . (Báo NN, TH 107)

“Theo ông Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên sự khuyến khích hỗ trợ mới dừng lại ở lời nói mà chưa có hành động cụ thể, thiết thực nào, các DN đi đầu về sản xuất hữu cơ cũng chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà nước và chính quyền địa phương……..” (Báo NLĐ, TH 06)

Có thể thấy qua nội dung thông điệp được đăng tả về thực trạng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều những khó khăn từ phía người sản xuất trong việc tiêu thụ SPHC cũng như từ phía lãnh đạo, các cơ quan quản lý về việc định hướng và phát triển sản xuất HC trong tương lai.

2.2.2. Thông điệp về xu hướng, triển vọng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC

Theo số liệu khảo sát về xu hướng, triển vọng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC được đề cập trong những bài báo đa phần đều đề cập đến lợi thế, thuận lợi (chiếm 67%). Hiện nay trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, người tiêu dùng có thể sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn cho bữa ăn hàng ngày.

Biểu 2.7 Tỷ lệ xu hướng, triển vọng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC

Theo “Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017” của AC Nielsen chỉ ra rằng, có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm Organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon [1]. Trước nhu cầu của thị trường nhiều doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư, sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, với những sự hỗ trợ của nhà nước, mô hình NNHC được đề cập đến với sự triển vọng cao.

“Theo đó, mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa sẽ được hỗ trợ 50% chi phí mua giống, thiết bị, vật tư; hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở xây dựng mô hình về an toàn thực phẩm... Đối với mô

17%

14%

67%

2%

Khó khăn

Một nửa khó khăn, một nửa lợi thế

Lợi thế

hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí xây dựng mô hình theo định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền. Các hoạt động nhân rộng mô hình được hỗ trợ 100% chi phí tổ chức tập huấn kỹ thuật, tham quan, hội thảo đầu bờ, hội nghị sơ kết, tổng kết; cán bộ kỹ thuật chỉ đạo nhân rộng mô hình được hưởng chế độ phụ cấp tối đa là 2,0 mức lương cơ sở/người/tháng...” (Báo NLĐ, TH 7)

Tại Hội nghị Hữu cơ và Triển lãm thương mại Guelph, Bộ trưởng Nông nghiệp và Nông phẩm Lawrence MacAulay đã thông báo: “Chính phủ Canada sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết để cập nhật Tiêu chuẩn Hữu cơ Canada (COS)……Bộ Nông nghiệp và Nông phẩm Canada khẳng định sẽ tiếp tục làm việc với lĩnh vực sản xuất hữu cơ để trợ giúp nhiều hơn cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của lĩnh vực quan trọng này.” (Báo NLĐ, TH 15)

Một phần của tài liệu Thông điệp về thực phẩm hữu cơ trên báo mạng điện tử” (nghiên cứu trường hợp 2 trang báo mạng điện tử nông nghiệp việt nam và người lao động) (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)