Theo kết quả khảo sát cho thấy các bài báo trong nghiên cứu được khảo sát chủ yếu là thể loại tin với 138 bài (86,9%) các thể loại khác bao gồm phóng sự gồm 9 bài (5,6%), phỏng vấn là 8 bài (5%) và 4 bài thuộc thể loại bình luận (2,5%)
Bảng 3.1 Các thể loại báo trên các trang báo mạng điện tử
Tên báo Thể loại
Tin Phóng sự Phỏng vấn Bình luận Số bài Tỷ lệ (%) Số bài Tỷ lệ (%) Số bài Tỷ lệ (%) Số bài Tỷ lệ (%) Báo NNVN 55 78.6 4 5.7 7 10 4 5.7 Báo NLĐ 83 93.3 5 5.6 1 1.1 - - Tổng 138 86.8 9 5.7 8 5 4 2.5
Xét riêng giữa 2 trường hợp báo NNVN và báo NLĐ có thể thấy sự chênh lệch về thể loại tin giữa 2 báo, nhất là phỏng vấn và bình luận. Ở hai thể loại này, trên báo NLĐ hầu như không được nhắc đến. Trong khi đó, TPHC/NNHC đang là một vấn đề mới được Đảng và Nhà nước quan tâm, định hướng nên những ý kiến, bình luận cũng rất quan trọng, nó có thể coi là một thước đo để thể hiện sự quan tâm của công chúng về TPHC/NNHC dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Có một thực tế khách quan rằng tin là thể loại với mục đích cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về các sự kiện, hiện tượng chính vì vậy mà tin có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh của độc giả và đó là sự lựa chọn hợp lý của nhà báo khi đưa ra những tin về vấn đề mới hiện nay như TPHC. Những bài phóng sự chủ yếu đưa ra những đối tượng cụ thể trong
những bối cảnh và với công việc cụ thể, phóng sự là thể loại xuyên suốt cả một quá trình về người thật, việc thật tạo được sự tin cậy của độc giả. Đối với thể loại bình luận cả 4 bài báo đều là do các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra những ý kiến của bản thân về vấn đề TPHC, đặc biệt với thể loại này chỉ có trên báo Nông nghiệp, việc đăng tải những ý kiến/bình luận của các chuyên gia, nhà khoa học – những người có sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề này là một điều hợp lý để độc giả có thể nắm bắt được thông tin cũng như có sự tin tưởng nhất định vào bài báo.
Xét riêng thể loại tin – thể loại chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số bài được khảo sát, kết quả cho thấy các tờ báo chủ yếu chú trọng vào tính thông tin nhanh về sự kiện chính vì vậy, những tin này chủ yếu chỉ dừng lại ở việc mô tả hết sức vắn tắt về các tình tiết diễn biến của sự việc theo khuôn mẫu. Bên cạnh đó, với đặc thù của báo mạng điện tử ngôn ngữ của tin luôn ngắn gọn, súc tích, giúp người đưa tin truyền tải nội dung quan trọng đến với độc giả một cách nhanh nhất nhưng vẫn đầy đủ những thông tin mà độc giả quan tâm. Chính vì vậy, các tin bài thường hết sức vắn tắt và bám sát vào sự kiện như “Chi tiền triệu mua giỏ quà hữu cơ”, “Gỡ vướng cho nông nghiệp hữu cơ”, “Bao giờ có hàng hữu cơ tốt, giá rẻ?”, “Mỹ mạnh tay với hàng hữu cơ "dởm"”,…
3.2. Cách đặt tiêu đề của bài viết
Tiêu đề (title) là một thứ tên gọi đặc biệt của tác phẩm báo chí. Theo
“Tác phẩm báo chí” – Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) [27]: Tilte không chỉ đơn thuần là một ký hiệu dùng để phân biệt tác phẩm này với các tác phẩm khác, mà còn là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng của tác phẩm đó. Nó là một trong những chỉ báo quan trọng trong việc phân tích tư tưởng, thông điệp mà người viết muốn truyền tải lại từ bài báo đó. Bộ phận tiếp xúc đầu tiên đến độc giả chính là title bài báo. Nó có khả năng tạo sự chú ý, thu hút sự quan tâm của công chúng đối với những tin bài được đăng tải. Title là câu quan trọng nhất của tin bài, dù là loại tin bài nào và tiêu đề của bài báo hầu hết là nội dung chính đúc rút từ tin bài đó. Tùy vào nội dung title có hay và hấp dẫn hay không mà độc giả có thể xem tiếp hoặc bỏ qua tin bài đó.
Qua khảo sát cho thấy, tiêu đề của bài viết trên 2 trang báo mạng điện tử hầu hết đều phản ánh hoàn toàn nội dung bài viết về TPHC (98%)
Biểu 3.1. Tỷ lệ tiêu đề phản ánh nội dung bài viết
Dựa trên khảo sát, loại tiêu đề báo chủ yếu được đề cập đến là: Tiêu đề thông báo sự kiện (63,5%), Tiêu đề bình luận, biểu cảm (30,8%), Tiêu đề dưới dạng câu hỏi (2,5%), Tiêu đề giật gân (1,9%) và Tiêu đề trích dẫn (1,3%).
Để đánh giá nội dung thông điệp một cách dễ dàng tác giả chia nội dung tiêu đề đề theo hai nhóm chính: Tiêu đề có thông tin và Tiêu đề gợi. Qua thống kê cho thấy nhóm Tiêu đề có thông tin chiếm tỷ lệ đa số, các tiêu đề này được thể hiện ở đầu trang báo với mục đích trả lời cho câu hỏi chủ yếu là ai, cái gì: “Khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ”, “Đan Mạch quyết trở thành quốc gia hữu cơ 100% đầu tiên”, “Mở đầu ra cho nông sản hữu cơ”, “Xóa sổ thuốc trừ sâu để sống sạch”, “Doanh số thực phẩm organic ở Anh tăng 7 năm liên tục”,….Có thể thấy hầu hết những tiêu đề trên đều rất ngắn gọn, súc tích không quá rườm rà. Với những từ ngữ dễ hiểu, thể hiện đúng ý chính của tin bài sẽ khiến cho độc giả dễ nhớ và nhanh chóng nắm bắt được vấn đề.
Thêm vào đó, theo tôn chỉ của hai trang báo mạng điện tử NNVN và NLĐ, nhất là trên báo NNVN, luôn hướng tới nhóm độc giả là những người nông dân và những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Đặc biệt với đặc thù của các nhóm đối tượng này là không có nhiều thời gian nên những
1.9% 12.6%
85.5%
nội dung tiêu đề cần được ngắn gọn hết mức có thể. Bên cạnh đó, những tin bài thuộc nhóm Tiêu đề gợi được nhà báo/phóng viên sử dụng không nhiều
“Canada tung tiền "cất cánh" nông nghiệp hữu cơ”, “Bao giờ có hàng hữu cơ tốt, giá rẻ?”, “Thực phẩm organic nở rộ ở thị trường nhà giàu”, “Nông nghiệp organic "cứu" Cuba”,…..sử dụng những từ mang tính ẩn dụ, khơi gợi trí tò mò để tự độc giả hình dung về nội dung chính và thông điệp của tin bài.
Xét riêng về thông điệp của tiêu đề, khi đưa 159 bài viết trên 2 trang báo mạng điện tử báo NNVN và báo NLĐ cho thấy nội dung của các tin bài đưa ra khá phong phú và nhiều mặt. Tuy nhiên, không phải tiêu đề của bài báo nào cũng mang thông điệp, dựa trên khảo sát với gần 65% tin bài mang thông điệp trong tiêu đề, trong đó trên 90% tiêu đề được lấy từ nội dung chính của bài báo. Cho thấy phần lớn những bài báo đề có sự sàng lọc, tóm lược nội dung bài viết để từ đó xây dựng lên tiêu đề sát với nội dung nhất. Theo như đánh giá của tác giả về thông điệp tiêu đề của tin bài, các tiêu đề thường có những thông điệp chính về thị trường TPHC; giá thành TPHC và lợi ích, lợi nhuận của việc sản xuất/sử dụng TPHC và những thông điệp về sự Khó khăn trong sản xuất/tiêu dùng TPHC.
Đối với những nhóm nội dung về thị trường TPHC, “Canada tung tiền "cất cánh" nông nghiệp hữu cơ”, “Mở đầu ra cho nông sản hữu cơ”,“Xóa sổ thuốc trừ sâu để sống sạch”, “Khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ”,
“Đan Mạch quyết trở thành quốc gia hữu cơ 100% đầu tiên”, “Nông nghiệp hữu cơ được nhà nước hỗ trợ cao”,… là các tiêu đề với thông điệp mang tính định hướng, khuyến khích phát triển sản xuất/tiêu dùng TPHC. Các bài báo mang tựa đề như “Bao giờ có hàng hữu cơ tốt, giá rẻ?”, “Chi tiền triệu mua giỏ quà hữu cơ”, “Gạo hữu cơ giá cao vẫn được chuộng”, “Hàng organic giá mềm trong siêu thị kiểu mới”, “Tỏi Nhật 100.000 đồng/củ vẫn được tìm mua”, “Thực phẩm organic nở rộ ở thị trường nhà giàu” đều đề cập đến vấn đề giá thành của SPHC, ngay từ trong tiêu đề bài báo đã đề cập và có tính bình phẩm về giá thành của SPHC. Phần lớn các SPHC mang giá thành khá “cao”, còn được nhận định là loại thực phẩm sản xuất cho “thị trường nhà giàu” tuy nhiên vẫn được người
dân “ưu chuộng” và “tìm mua”. Bằng những tiêu đề trên, tác giả bài báo đã một phần nào đó khiến cho độc giả, người tiêu dùng hình thành nên tư tưởng “chịu chơi”, “chịu chi” cho những SPHC vì lợi ích của những TPHC này mang lại lớn hơn so với giá thành của nó.
Bên cạnh đó những lợi ích, lợi nhuận từ việc sản xuất/sử dụng TPHC cũng được đăng tải nhiều, “Thoát nghèo nhờ trồng rau HC”, “Doanh số organic Tây Ban Nha cao kỷ lục”, “Nông nghiệp organic "cứu" Cuba”,
“Doanh số thực phẩm organic ở Anh tăng 7 năm liên tục”, “Nông nghiệp hữu cơ tạo việc làm lành mạnh”, “Nông dân lãi hơn 50 triệu đồng/ha nhờ trồng lúa sạch”, “7X miền Tây thoát nghèo nhờ rau thủy canh”, “Phát triển nông sản thực phẩm hữu cơ - nâng cao vị thế nông nghiệp Việt Nam”. Một điều dễ có thể thấy rằng, cách thể hiện thông điệp qua tiêu đề của người viết mang tính thông tin và khích lệ một cách mạnh mẽ, tác động vào trạng thái tâm lý khác nhau của độc giả, đặc biệt là đối với những người nông dân hay những người tiêu dùng khi thấy được lợi nhuận và lợi ích của việc sản xuất, tiêu dùng TPHC bằng việc sử dụng những cụm từ mạnh như “thoát nghèo”, “cao kỷ lục”, “cứu”, “lãi”, “nâng cao vị thế” có thể sẽ thay đổi nhận thức hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất/sử dụng TPHC.
Như vậy có thể thấy rằng, tiêu đề bài viết hầu hết những bài viết đều đưa ra những phản ánh tích cực khi đề cập đến thị trường TPHC và lợi ích, lợi nhuận của việc sản xuất/sử dụng mà TPHC đem lại. Bên cạnh đó những khó khăn/vướng mắc trong sản xuất/tiêu dùng TPHC cũng được nhà truyền thông đưa ra ngay từ đầu tiêu đề.
3.3. Hình ảnh, nhân vật được sử dụng trong bài báo
3.3.1. Thông điệp được thể hiện qua hình ảnh được sử dụng trong bài báo
Thông điệp qua hình ảnh là một dạng thông điệp dễ thu hút được sự chú ý của độc giả, những hình ảnh thường gợi lên cảm xúc và tác động vào nhận thức giúp độc giả hình dung ra vấn đề một cách trung thực nhất. Nói cách khác, trong truyền thông, hình ảnh đóng vai trò quan trọng giúp cho nhà
truyền thông chuyển tải thông điệp trực tiếp tới công chúng cũng như thu hút sự chú ý của bạn đọc khi tiếp nhận bài báo, hơn nữa độc giả có thể tiếp nhận thông tin trên báo mạng qua ảnh tốt hơn qua kênh chữ, do vậy ảnh luôn được sử dụng để minh họa cho các bài báo. Đặc biệt đối với báo mạng điện tử do không bị giới hạn về dung lượng nên có thể sử dụng nhiều hơn một ảnh trong một tin bài, nhưng thường không quá 4 ảnh. Qua khảo sát trên tổng số 159 bài báo thu thập nghiên cứu có đến 143 bài báo (gần 91%) có sử dụng ít nhất một hình ảnh trở lên đi kèm, các hình ảnh chủ yếu được đặt xen kẽ đối với những nội dung liên quan.
Bảng 3.2. Số hình ảnh được sử dụng trong bài báo
Số ảnh trong bài báo
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Báo Người lao động Trên hai trang báo Tin bài Tỷ lệ (%) Tin bài Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Tin có 1 ảnh 20 33,3 76 90,4 66,8
Tin có 2 ảnh 12 20 4 4,8 11,2
Tin có 3 ảnh 14 23,3 2 2,4 11,2
Tin có 4 ảnh 10 16,7 1 1,2 7,7
Tin có 5 ảnh 3 5 - - 2,1
Trong đó phần lớn tin khi được đăng tải thường kèm theo ảnh, phổ biến nhất là 1 ảnh với gần 67%, các tin bài kèm theo 2 ảnh trở lên ứng với 30%. Qua bảng số liệu ta có thể thấy trên báo NN số lượng ảnh được dàn trải, tỷ lệ số lượng hình ảnh được đính kèm gần như tương đương nhau, ngược lại, trên báo NLĐ lại tập trung chủ yếu sử dụng 1 hình ảnh trong 1 bài viết, chiếm 90,4% so với tỷ lệ ảnh đính kèm trên loại báo này. Trên thực tế, càng nhiều hình ảnh thì sẽ càng khiến cho độc giả có những mường tượng, thu hút, đánh giá về TPHC/NNHC dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nếu có thể đưa ra hơn 1 ảnh trong một bài viết sẽ làm tăng thêm hiệu quả truyền thông, tuy nhiên cũng cần cân đối sao cho tùy vào bài viết ấy ngắn hay dài mà cân nhắc về việc đính kèm bao nhiêu ảnh.
Bảng 3.3 Tương quan giữa tỷ lệ ảnh xuất hiện và nội dung chính của bài báo
Nội dung của bài báo Tỷ lệ (%)
Thông tin về văn bản, nghị định, quy định chính sách liên quan đến TPHC
80
Đưa tin về hội thảo/ diễn đàn về NNHC/TPHC 83.3
Cung cấp kiến thức về TPHC 100
Đề cập đến thực trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC 96
Đề cập đến xu hướng, triển vọng của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ TPHC
83.3
Giới thiệu/ Quảng bá/ Quảng cáo sản phẩm hữu cơ/ TPHC 81.8
Qua số liệu khi chạy tương quan giữa hình ảnh và nội dung chính của bài viết, tác giả nhận thấy rằng, khi cung cấp kiến thức cho công chúng về TPHC 100% các bài viết đều sử dụng hình ảnh để minh họa, trong khi đó với nội dung khi giới thiệu/quảng bá/quảng cáo SPHC/TPHC con số này chỉ đạt gần 82%. Trên thực tế, khi muốn truyền thông, quảng bá về một điều gì đó, bên cạnh việc đưa thông tin về nó thì việc đăng kèm hình ảnh đóng một phần quan trọng, nó có thể tác động vào nhận thức giúp độc giả hình dung, và quen dần hình ảnh loại SPHC đó.
Bên cạnh đó cũng có không ít những hình ảnh kèm theo là ảnh minh họa, điều đấy cho thấy phần nào sự thiếu hụt trong khả năng tiếp cận mục tiêu, thông tin về TPHC của nhà báo/phóng viên dù ở các báo khảo sát được hình ảnh mang tính minh họa là không nhiều với 9,1%
Hình 3.1. Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Viên và vườn rau “sáu không” (Báo NLĐ, TH 20)
Hình 3.2. Lứa gà đầu tiên của Hải Đăng Green Farm gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam (Báo NN, TH 107)
Đa phần hình ảnh trong các bài báo không được ghi chú nguồn cụ thể lên đến hơn 50%, đặc biệt là đối với những hình ảnh về TPHC được nhắc đến trong bài, những nhân vật và địa điểm được đề cập trong bài có đến gần một nửa là không được ghi chú nguồn cụ thể. Việc không ghi chú nguồn cụ thể có thể ảnh hưởng rất nhiều đến độ tin tưởng đối với người đọc về tính xác thực
của bài báo. Sau khi chạy tương quan tác giả nhận thấy, có đến 64/70 bài báo được thu thập từ báo NNVN không có ghi chú nguồn rõ ràng cho những bức ảnh được đăng tải. Đây là những bất cập trong việc truyền thông chuyển tải thông tin đến công chúng. Về các nguồn ảnh khác, đối với những hình ảnh được lấy trên Internet chiếm là 22,2%, hình ảnh do chính phóng viên viết bài đó chụp là 19% hay lấy từ đồng nghiệp là 7%, trong khi đó hình ảnh do người dân cung cấp chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 1,3%.
Mặt khác, box thông tin (hộp thông tin) và sapo cũng là một cách truyền tải thông tin tạo sự chú ý cho người đọc. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các nội dung của sapo đều được tóm tắt từ nội dung chính của bài báo. Sử dụng báo mạng điện tử hầu hết là những người không có nhiều thời gian và thích sự tiện lợi, chính vì vậy một box dài không phải là sự lựa chọn lý tưởng trong một bài báo, mà thay vào đó nên đưa ra những box tin