Những yếu tố tác động đến công tác vận động nông dân xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 32 - 39)

dựng NTM của Đảng bộ huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội hiện nay

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn

* ặc điểm tự nhiên

ề vị tr địa lý, Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ

Hà Nội, phía Bắc giáp thị xã Phổ n (Thái Ngun), phía Đơng Bắc giáp huyện huyện Hiệp Hịa (Bắc Giang), phía Đơng Nam giáp huyện n Phong (Bắc Ninh), phía Tây Bắc giáp thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) và phía Nam giáp các huyện Mê Linh và Đơng Anh. Tồn huyện có 25 xã, 1 thị trấn được chia thành 3 khu vực: 9 xã đồi gò, 8 xã vùng trũng và 8 xã vùng giữa. Diện tích đất tự nhiên 306,5 km², chiếm 1/3 tổng diện thích tồn thành phố, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 13.559 ha, đất lâm nghiệp là 4.557 ha. Dân số của huyện trên 32 vạn người, chiếm khoảng 1/10 tổng dân số tồn thành phố.

Sóc Sơn là đầu mối giao thơng quan trọng ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, … đặc biệt Sóc Sơn có Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn, quan trọng của quốc gia.

ề địa giới hành ch nh, Huyện chia thành 36 đơn vị bao gồm thị trấn

Sóc Sơn và 25 xã, 199 thơn làng. Trên tồn huyện có 77 đơn vị cơ quan xí nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang của trung ương.

Về khí h u, Khí hậu Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí

hậu vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 – 29℃, chế độ mưa gắn liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1676mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do sự khác biệt về chế độ mưa và địa hình phức tạp nên thủy lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

* iều kiện kinh tế - xã hội

Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, năm 2017, kinh tế của huyện tăng trưởng 10,37%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,5 triệu đồng/người/năm (tăng 12,9% so với năm 2016). Huyện đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa; duy trì, phát triển thương hiệu hàng hóa nơng sản, giá trị sản xuất bình qn đạt 161 triệu đồng/ha. Tính đến hết năm 2018, huyện có số xã đạt chuẩn 18/25 xã [3].

Năm 2018, kinh tế huyện tăng trưởng 10,58%, cao nhất trong vài năm trở lại đây. Thu nhập bình quân trên người đạt 43,2 triệu đồng/năm. Tổng trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 5.558 tỷ đồng, tăng 10,28%; tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3.993 tỷ đồng, tăng 12,82%; tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.742,3 tỷ đồng, tăng 3,05% so với cùng kỳ. Hiện nay, huyện có 2 khu cơng nghiệp, 3 cụm cơng nghiệp và các điểm công nghiệp nhỏ với 45 doanh nghiệp FDI và 1.300 doanh nghiệp nhỏ, cùng 12.000 hộ sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho 35.000 lao động [4].

Về lĩnh vực văn h a - xã hội cũng được huyện quan tâm, trong đó

huyện có thêm 7 trường đạt chuẩn quốc gia; việc chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được triển khai tốt, không để dịch bệnh xảy ra. Ngoài ra, huyện cũng tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, môi trường. Huyện đã ra quân xử lý những vi phạm đất đai, giải tỏa hành lang an tồn giao thơng, giải tán các chợ tạm lấn chiếm lòng, hè đường…

Dưới sự tác động của những cơ chế, chính sách của Trung ương và Đảng bộ, những thế mạnh và điều kiện thuận lợi trên của huyện Sóc Sơn được khai thác khá hiệu quả. Song bên cạnh đó, những thành tựu đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nông nghiệp và nơng thơn phát triển cịn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn hạn chế ở một số địa phương, môi trường tại một số vùng làm nghề ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Yếu tố về tự nhiên là điều kiện thuận lợi để đảng bộ huyện đưa ra chủ trương phát huy điểm mạnh góp phần xây dựng nơng thơn mới còn yếu tố về kinh tế - xã hội là tiền đề để đảng bộ hoạch định và đưa ra phương hướng cũng như giải pháp để nâng cao đời sống xã hội và thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận động nông dân xây dựng NTM của đảng bộ huyện Sóc Sơn, do đó đảng bộ huyện cần khai thác và vận dụng linh hoạt các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương để phát huy tối đa lợi thế, tiến tới xây dựng nông thôn mới nhanh và bền vững.

* ặc điể đảng bộ huyện S c Sơn

Hiện nay, cùng với cả nước, đảng bộ huyện Sóc Sơn đã và đang lãnh đạo hệ thống chính trị huyện và nhân dân thực hiện cơng cuộc đổi mới, hồn thành nhiệm vụ trở thành huyện NTM đến năm 2020.

Đảng bộ Huyện Sóc Sơn là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng bộ được sự lãnh đạo của Trung ương và thường xuyên, trực tiếp là Thành ủy Hà Nội. Theo cơ cấu tổ chức của huyện, hiện nay tồn huyện có 64 chi, đảng bộ và 12.000 đảng viên. Cơ cấu cán bộ chủ chốt huyện Sóc Sơn gồm: Lãnh đạo Huyện ủy (01 Bí thư Huyện ủy và 01 Phó Bí thư Huyện ủy); Văn phịng Huyện ủy (01 Chánh văn phịng và 03 Phó Chánh văn phịng); Ban Tổ chức Huyện ủy (01 Trưởng Ban Tổ chức và 02 Phó ban Tổ chức); Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy (01 Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ

nhiệm); Ban Tuyên Giáo Huyện ủy (01 Trưởng ban và 03 Phó ban); Ban Dân vận Huyện ủy (01 Trưởng ban và 02 Phó ban) [7].

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao với công việc, có kinh nghiệm cơng tác tuy nhiên một số đảng viên nhận thức về lý luận chính trị cịn hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo, khả năng tuyên truyền vận động quần chúng của cán bộ làm công tác tuyên truyền còn một số hạn chế, hiệu quả thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch cịn chưa cao.

2.1.2. Vai trò và đặc điểm của nơng dân huyện Sóc Sơn trong quá trình xây dựng nơng thơn mới

- Vai trị của nơng dân huyện S c Sơn trong quá tr nh ây dựng nông thôn mới

Xây dựng nơng thơn mới là một chương trình phát triển nơng thơn toàn diện, bền vững trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh – quốc phịng nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Và để thực hiện thành công chủ trương đó, nơng dân là chủ thể đóng vai trị rất quan trọng.

Nông dân huyện Sóc Sơn là một trong những chủ thể, là nguồn nhân lực quan trọng trong q trình xây dựng nơng thơn mới. Vai trị của nơng dân huyện Sóc Sơn được thể hiện là chủ thể tích cực tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, nông dân huyện đã tham gia lao động, tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM. Họ cũng là chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Ngồi ra, nơng dân huyện Sóc Sơn đã và đang tham gia, đi đầu trong tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ, làm tốt công tác vận động nơng dân thì phải huy động tổng hợp sức mạnh của tồn xã hội, phải thơng tin đầy đủ cho nơng dân, tham gia đóng góp sức người, sức của xây dựng NTM, cần công khai và minh bạch trong cơng việc. Vì thế cần phải tuyên truyền trong từng gia đình, những hiểu biết của họ về q trình xây dựng nơng thơn mới là vô cùng quan trọng và cần thiết.

- ặc điểm của nông dân huyện S c Sơn trong quá tr nh ây dựng nông thôn mới

Thứ nhất, cũng như nông dân iệt Nam, nông dân huyện S c Sơn c tinh th n chịu h , năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn ết yêu thương nhau

Nơng dân huyện Sóc Sơn có tinh thần cần cù, chịu khó, chủ động và sáng tạo trong lao động sản xuất ra của cải vật chất làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mọi người luôn giúp đỡ quan tâm lẫn nhau, chia sẻ mọi khó khăn và cùng giúp nhau làm kinh tế. Người nông dân chủ yếu là làm nơng nhưng trong q trình xây dựng nông thôn mới, nơng dân huyện Sóc Sơn vẫn ln nỗ lực, khơng ngừng tìm hướng phát triển kinh tế bằng nghề thủ công truyền thống, sáng tạo và chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi chuyên canh, xen canh làm tươi đất xốp để tăng giá trị sản xuất.

Nông dân đã gieo trồng hai vụ lúa, một vụ màu trong năm để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, đặc biệt vào vụ mùa, nông dân huyện đã phát triển trồng ngơ trên diện tích lớn, đem lại năng suất cao. Một số trang trại chăn nuôi lợn và gà thịt, gà đẻ trứng với quy mô lớn với hàng trăm lợn nái ngoại sinh sản/trại, hàng ngàn lợn thịt/trại, hàng ngàn gà giống, gà thịt/hộ gia đình. Nơng dân đã tự cung cấp con giống tại chỗ, và xử lý chất thải làm bioga tạo ra chất đốt và điện thắp sáng. Cùng với đó, trong diện tích đất

trồng rừng, các hộ gia đình ln chú trọng và phát triển các cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khơng nhỏ cho kinh tế huyện.

Đặc biệt, trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nông dân huyện đã chủ động và tích cực đóng góp sức người, sức của, mỗi gia đình nhường một chút ven đất để bê tơng hóa làm mương, xây dựng đường làng, ngõ xóm.

Thứ hai, nơng dân huyện S c Sơn c truyền thống cách mạng, yêu nước, một lịng g n b , tin u và ln đi theo ảng

Nơng dân huyện Sóc Sơn có truyền thống chống giặc ngoại xâm thể hiện qua các cuộc kháng chiến như cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1076 – 1077); cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược (năm 1258); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 – 1945) và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975).

Chính những cuộc kháng chiến nêu trên đã thể hiện rằng nơng dân huyện Sóc Sơn ln mang trong mình ý thức tự lực, tự cường, giữ gìn bảo vệ đất nước trong chiến tranh, không ngại hi sinh gian khổ sẵn sàng hiến dâng xương máu để bảo vệ Tổ quốc bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của dân tộc, cùng với đó ln đồn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng.

Thứ ba, nông dân huyện S c Sơn t ch cực học t p ứng d ng những thành tựu của khoa học – công nghệ vào trực tiếp sản xuất

Huyện Sóc Sơn đã luôn chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với quảng bá, duy trì và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển mơ hình kinh tế hợp tác 5 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các vùng chuyên canh tập trung. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất. Làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các khâu, nhất là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và chất cấm trong chăn nuôi, để các sản phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo an tàn thực phẩm.

Ngoài ra cịn quan tâm hồn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng ở các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định. Đào tạo cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho các Hợp tác xã mở rộng dịch vụ, nhất là các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn, dịch vụ chế biến, liên kết sản xuất tiêu thụ nơng sản. Theo Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018:

Trồng trọt: Chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 600 ha; vùng

phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao là 148,5 ha; vùng sản xuất và tiêu thụ chè an toàn 200 ha; vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 5 ha; vùng phát triển hoa cây cảnh 0,2 ha và vùng nuôi trồng thủy sản đạt 5 ha so với năm 2017.

Lâm nghiệp: Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Sóc Sơn có

nhiều chuyển biến tích cực, trong đó hồn thành tốt cơng tác phịng chống cháy rừng, toàn huyện chỉ xảy ra 3 vụ cháy và 2 điểm cháy rừng, với tổng diện tích 0,6 ha, giảm trên 62% số vụ cháy và 99% diện tích rừng bị cháy so với năm 2017.

Chăn nuôi: Trong chăn nuôi, đến nay huyện đã giảm chăn nuôi nhỏ lẻ

nông hộ, chăn nuôi trang trại ngày càng tăng. Việc ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật được người dân quan tâm áp dụng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng được cải thiện; tỷ lệ sinh hóa đàn bị đạt trên 90%. Cơng tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp được quan tâm thực hiện.

Thứ tư, nông dân huyện S c Sơn t ch cực tham gia vào quá trình xây dựng kết cấu hạ t ng nông thôn ph c v cho hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội địa phương

Một trong những tiêu chí xây dựng nơng thơn mới đã được đưa ra thì xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là một trong những điều thiết yếu, có đóng góp lớn cho bộ mặt của nông thôn, phục vụ hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chính vì vậy, từ nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng cơ sở hạ tầng nơng dân huyện Sóc Sơn đã

tích cực hưởng ứng tham gia, đóng góp lớn cả về sức người và tài sản. Một số địa phương đã làm công tác tuyên truyền rất tốt, phong trào hiến đất, huy động đóng góp tiền và sức lao động để xây dựng cơ sở diễn ra sơi nổi tồn huyện. Người dân đã chủ động hiến đất và đóng góp thêm kinh phí để mở rộng thêm diện tích đường làng, cơng tác giải phóng mặt bằng, chi trả tiền bồi thường cũng như hỗ trợ được thực hiện như: đền bù giải phóng mặt bằng vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 mét tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn; giải phóng mặt bằng dự án khu I và khu II thuộc dự án khu du lịch sinh thái huyện Sóc Sơn; dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã Phù Linh và Tiên Dược; dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất xung quanh hồ Đồng Quan và hồ Kèo Cà.

Đặc biệt trong đó là dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn phải thu hồi 89,69ha đất nơng nghiệp tại huyện Sóc Sơn, liên quan tới 890 hộ dân sử dụng đất nông nghiệp và phải di dời 827 ngôi mộ; các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức chi trả 19 tỷ đồng, tương ứng với 10,3 ha đất cho các hộ dân bị thu hồi đất [4].

Những đặc điểm nêu trên đã cho thấy nơng dân huyện Sóc Sơn là chủ thể xây dựng nơng thơn mới, tham gia tích cực và có đóng góp to lớn cả sức

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 32 - 39)