Thực trạng công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 39 - 57)

mới của Đảng bộ huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

2.2.1. Thực trạng nội dung công tác vận động nông dân xây dựng nơng thơn mới của Đảng bộ huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội hiện nay

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, Nghị quyết của ảng, chính sách, pháp lu t của hà nước, của ảng bộ huyện về công tác v n động nông dân xây dựng nông thôn mới

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục là nội dung và cách thức và có vai trị hết sức quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn nhận, nhận thức của đối tượng đến một vấn đề nào đó. Và chắc chắn rằng, xây dựng nông thôn mới muốn thành công không thể không làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thuyết phục.

Theo số liệu khảo sát 5 xã trên địa bàn huyện, 90% người trả lời là được Đảng ủy, chính quyền xã phổ biến về chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng. Trong câu hỏi: Ơng (bà) có quan tâm tới chủ trương xây dựng nơng thơn mới khơng? Có 56% người trả lời là rất quan tâm; 30% người quan tâm và 8% cịn lại là bình thường. [Phụ lục 2] Như vậy có thể thấy, để nơng dân là chủ thể xây dựng NTM, phát huy được vai trị, tính chủ động, sáng tạo của mình, đảng bộ huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong suốt quá trình thực hiện xây dựng NTM. Các cán bộ, đảng viên của huyện có năng lực cơng tác, có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị vững vàng là tấm gương sáng để nông dân học tập. Điều này được thể hiện qua 40% số người trả lời trong câu hỏi về đề xuất của ông (bà) đối với cấp ủy đảng trong việc vận động nông dân xây dựng NTM. [Phụ lục 2] Cùng với đó, ban chỉ đạo huyện và cán bộ làm cơng tác tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục đẩy mạnh tuyên truyền cho nơng dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước xây dựng nơng thơn mới thông qua Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ Nữ, các đoàn thể khác và các buổi sinh hoạt, đối thoại với dân cư, tập huấn đồng thời thường xuyên truyền thanh thông qua loa phát thanh tại các xã, huyện. Theo số liệu điều tra xã hội học cho thấy, Huyện ủy đã chú trọng phát huy quyền làm chủ của nơng dân, chỉ có 28% người trả lời đề xuất cần phát huy quyền

làm chủ của nông dân trong q trình xây dựng nơng thôn mới. [Phụ lục 2] Đây là kết quả của việc huyện ủy đã phối hợp với HĐND, UBND huyện và các phòng, ban, ngành, đoàn thể tổ chức trong toàn huyện hơn 40 hội nghị chuyên đề, tổ chức trên 15 lớp tập huấn về công tác xây dựng nông thôn mới; dồn điền đổi thửa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với trên 2.800 lượt người tham gia [28]. Trong đó 3 xã Việt Long, Quang Tiến, Đơng Xn có số người dân tham gia đông nhất. Điều được đánh giá cao là việc đào tạo, bồi dưỡng luôn được chú trọng khâu chất lượng gắn với thực tiễn của cơ sở, tránh hình thức, chiếu lệ, lãng phí thời gian và cơng sức của người học. Thơng qua q trình bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn khơng chỉ các yêu cầu về cung cấp kỹ năng tổ chức sản xuất, kinh doanh được đáp ứng, mà nhiều yêu cầu khác không kém phần quan trọng như giải đáp các thắc mắc của người dân về một số vấn đề lý luận còn xa rời thực tiễn, những quan điểm trong chủ trương xây dựng NTM, nhất là trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Ban Chỉ đạo quốc gia có nhiều tiêu chí khơng phù hợp đối với địa phương từng bước được làm rõ.

Hơn hết, muốn nơng dân tự nguyện, tích cực tham gia xây dựng nơng

thơn mới thì phải làm sao cho dân hiểu được các nội dung, tiêu chí và nguyên tắc xây dựng NTM. Đảng bộ huyện đã không ngừng tuyên truyền, phổ biến cho nơng dân về các nội dung, tiêu chí và ngun tắc xây dựng NTM. Theo số liệu điều tra được có 30% trả lời là nắm rõ 19/19 tiêu chí, 27% trả lời là biết 18/19 tiêu chí, 35% trả lời biết 16 - 17/19 tiêu chí và 35% trả lời là biết dưới 15/19 tiêu chí [Phụ lục 2]. Trong 5 xã khi thực hiện điều tra, xã Xuân Giang và Đức Hịa là 2 xã có số người trả lời biết 19/19 tiêu chí chiếm 18% trên tổng số 30% người trả lời. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM, Huyện ủy Sóc Sơn đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền, nhân rộng các mơ hình, cá nhân điển hình tiên tiến, tổ chức các đồn đi thăm quan, học tập kinh nghiệm. Tiêu biểu là xã Mai Đình, Xuân Giang, Minh Phú và Quang

Tiến. Qua 5 năm tổ chức và triển khai thực hiện, đã có rất nhiều mơ hình, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng nông thôn mới được tuyên dương khen thưởng.

Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng NTM và căn cứ vào thực tiễn của huyện, Huyện ủy đã kịp thời ban hành Đề án 03-ĐA/HU ngày 13/4/2016 của Huyện ủy Sóc Sơn về tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện; Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 26/7/2015 về lãnh đạo

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020; Chương trình số 02-CTr/HU

ngày 07-12-2016 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng

bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2015-2020; Nghị quyết số 19-

NQ/HU ngày 21-7-2017 về việc tiếp t c đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi

thửa đất sản xuất nông nghiệp g n với xây dựng nông thôn mới đến nă 2019 và những nă tiếp theo; Cơng văn số 208/UBND-KT: Thực hiện chính sách

hỗ trợ kiên cố giao thông, thủy lợi nội đồng và giao thơng thơn xóm phục vụ xây dựng nông thôn mới; Kế hoạch số 01-KH/BCĐ thực hiện Chương trình số 02-CTr/HU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước

nâng cao đời sống nơng dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn nă 2019 [28]. Ban

Dân vận Huyện ủy tổ chức được 3 lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho Bí thư, trưởng thôn trên địa bàn huyện. Năm 2018, Đài Phát thanh – truyền hình huyện Sóc Sơn đã thực hiện 573 tin, bài, phóng sự về vấn đề nông nghiệp, nông thôn mới. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành tổng cộng 42 văn bản về lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NTM, dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện. Đồng thời, lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện ban hành 31 văn bản chỉ đạo, 9 quyết định để tổ chức thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới [28].

Qua công tác tuyên truyền, đa phần người nông dân đã có nhận thức đúng đắn về chủ trương xây dựng nông thôn mới. Theo số liệu điều tra xã hội học khi khảo sát 100 nơng dân của 5 xã dưới đây có thể thấy rằng công tác tuyên truyền vận động nhân dân đã được đảng bộ huyện chú trọng và đạt được kết quả nhất định. [Phụ lục 2]

TT Nội dung Câu trả lời Tỷ lệ (%)

1

Ơng (bà) có biết về chủ trương xây dựng nơng thơn mới khơng?

Có 96

Khơng 4

2

Ơng (bà) được thơng tin về chủ trương xây dựng nông thôn mới qua những kênh thơng tin nào?

Qua truyền hình và loa phát thanh 82 Qua pano, áp phích, tranh bích họa

trên đường

73

Cán bộ đến tuyên truyền tại nhà 73 Các tổ chức chính trị xã hội 87

3

Ai là người trực tiếp tham gia quá trình xây dựng nơng thơn mới?

Người nơng dân 89

Doanh nhân 30

Cán bộ chính quyền 65

Không biết 0

4

Ơng (bà) có muốn thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình?

Rất muốn 62

Muốn 38

Khơng muốn 0

5

Ơng (bà) cho biết ai là người vận động ông (bà) tham gia xây dựng NTM? Cán bộ Đảng 73 Cán bộ Chính quyền 85 Cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 87 Tất cả 81

Thứ hai, chă lo lợi ích v t chất và tinh th n cho nông dân

Một trong những tiêu chí được chú trọng trong xây dựng nông thôn mới chính là lợi ích vật chất và tinh thần của nông dân. Theo báo cáo của huyện Sóc Sơn, khi xây dựng NTM, huyện có xuất phát điểm thấp. Phần lớn các xã trên địa bàn huyện chỉ đạt vài tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí nơng thơn mới. Sóc Sơn có địa hình phức tạp, diện tích đất đồi, gị tương đối lớn, nhiều diện tích là vườn tạp. Việc chuyển đổi mơ hình kinh tế, những cánh đồng lúa chất lượng thấp, những quả đồi trồng cây tạp thành những mơ hình sản xuất chuyên canh là đòi hỏi tất yếu đặt ra. Nhưng khi ấy ruộng đất còn manh mún. Toàn huyện mới bước đầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và hình thành một số vùng sản xuất tập trung, nhỏ lẻ, chưa mang tính hàng hóa và cơ giới hóa trong sản xuất cịn thấp.

Sau 5 năm triển khai xây dựng NTM, huyện Sóc Sơn đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất của các ngành luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện 5 năm tăng trưởng trung bình 8,83%. Đặc biệt, nơng nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, hạ tầng kinh tế nông thôn được tăng cường đầu tư, nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như bộ mặt của nông thôn được nâng lên rõ rệt. Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, giao thông, thủy lợi nội đồng được tập trung đầu tư xây dựng. Tồn huyện, tính riêng về tiêu chí 02 (giao thơng) đã có đến 21/25 xã đạt, cịn lại 4 xã là Tân Minh, Bắc Sơn, Xuân Thu, Kim Lũ là chưa hoàn thiện quy hoạch và bê tơng hóa trong giao thơng. Những năm trước đây, việc đi lại trong huyện rất khó khăn và bất tiện. Các trục đường chính chưa được trải nhựa nên việc di chuyển hàng hóa khơng thuận lợi. Tuy nhiên, từ chương trình xây dựng nơng thơn mới, một số tuyến đường trục huyện và các cơng trình giao thông nông thôn đã được nâng cấp và cải thiện, giờ đây việc đi lại của nhân dân

trong huyện đã dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Quãng đường giữa các xã, thị trấn đã được rút ngắn về khoảng cách, tạo điều kiện cho giao lưu, mua bán, sinh hoạt văn hóa các xã với nhau.

Hiện nay trên toàn huyện đã hình thành 32 vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có nhiều mơ hình cho giá trị kinh tế cao. Sóc Sơn đã tập trung xây dựng thương hiệu và thực hiện quản lý tốt 7 nhãn hiệu tập thể, các mặt hàng nông sản sau khi được xây dựng thương hiệu đã tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất từ 1,5 – 2 lần so với trước đây [4]. Để phát huy thế mạnh rừng, huyện đã khuyến khích các hộ nơng dân chuyển đổi sang trồng những cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, cho hiệu quả kinh tế cao. Mơ hình trồng đào rừng được triển khai tại thơn Minh Tân - xã Minh Trí là một trong những hướng đi mới nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, tồn thơn đã có hơn 100 hộ trồng đào với tổng diện tích khoảng 30ha. Giá trị kinh tế từ cây đào mang lại vào khoảng 200 đến 300 triệu đồng [28]. Đời sống nông dân trên địa bàn huyện từng bước được nâng cao, các thiết chế văn hóa ở cơ sở được tập trung hồn thiện. Thu nhập bình qn đầu người trên địa bàn huyện được nâng lên, từ 29,8 triệu đồng/người năm 2015 lên 39,5 triệu đồng/người năm 2017 và đến năm 2018 tăng lên là 43,2 triệu đồng/người [2], [3], [4]. Tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 2,72% theo chuẩn nghèo đa chiều. Tồn huyện khơng còn nhà dột, nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; 92% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xun. Cơng tác y tế, các hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được bảo đảm [4].

Chăm lo đời sống vật chất đồng thời phải đi đôi với chăm lo đời sống tinh thần cho nông dân. Trong những năm gần đây, huyện đã thường xuyên tổ chức các cuộc thi với nhiều nội dung, chủ đề khác nhau. Với chủ đề phụ nữ tham gia xây dựng nơng thơn mới, hội thi phụ nữ Sóc Sơn đã diễn ra 3 năm liên tiếp, nội dung các phần thi của các đội đã thể hiện bằng nhiều hình thức phong phú kết hợp sân khấu hóa, với nhiều tiết mục ca múa nhạc, tiểu phẩm,

trong đó có nhiều tiểu phẩm tự biên phản ảnh chân thực các hoạt động phụ nữ tham gia xây dựng NTM tại địa phương, như phong trào dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hiến đất làm đường giao thông, vệ sinh môi trường, xây dựng đoạn đường nở hoa. Thông qua các hoạt động của các cấp hội đã góp phần tích cực vào hồn thành mục tiêu kinh tế xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

Kinh tế đã được đẩy mạnh trên các lĩnh vực, vì vậy thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm (tính đến tháng 3 năm 2019); tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 70%, tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn dưới 2%; duy trì tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 85% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 65%-70% tỷ lệ thôn, làng được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”, 100% tỷ lệ hộ gia đình khu vực nơng thơn được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó 65% hộ gia đình khu vực nơng thơn được dùng nước sạch; 95% rác thải được thu gom và vận chuyển trong ngày [4], [29].

Thứ ba, t p hợp nông dân trong tổ chức Hội ông dân, phát động các phong trào thi đua, v n động giáo d c hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực phát triển kinh tế, góp ph n xây dựng nơng thơn mới

Hội nơng dân và các đồn thể chính trính trị - xã hội vận động đoàn viên, hội viên tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua gắn với cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh” và “xây dựng gia đình hạnh phúc 5 khơng, 3 sạch” [3]. Huyện ủy đã đã phối hợp cùng các đoàn thể tổ chức phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh, hồn thành huyện đạt chuẩn nông thơn mới” vào năm 2019; hội thi “Phụ nữ Sóc Sơn tham gia xây dựng nông thôn mới kỷ niệm 88 năm ngày truyền thống phụ nữa Việt Nam”; phong trào “Hiến đất tình nguyện”; “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe tồn dân”, Chương trình thu hút 1.200 người lao động thuộc các cơ quan của huyện. Phong trào xây dựng đoạn đường nở hoa, mơ hình điểm sinh hoạt cộng đồng xanh – sạch – đẹp tại

các khu dân cư trên địa bàn. Kết quả tồn huyện đã có 68 đoạn đường nở hoa [4]. Đồng thời phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức triển khai thực hiện phong trào thi đua trên địa bàn, lắng nghe, tập hợp ý kiến nhân dân, tuyên truyền, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn, giúp đỡ các xã phấn đấu hồn thành sớm, có chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM và tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi đạt chuẩn [28].

Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp được xác định là khâu đột phá trong công tác xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 39 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)