Những nhân tố tác động đếnviệc xây dựng phong cách tư duy của

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 59 - 66)

của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.1.1. Thời cơ và thách thức đối với thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình đó đã, đang đưa lại cho đất nước ta nói chung và cho thanh niên nói riêng những thời cơ xen lẫn những thách thức lớn. Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn luôn giữ niềm tin yêu sâu sắc đối với thế hệ trẻ, họ là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn lạc hậu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong quá trình hội nhập hiện nay, Việt Nam ngày càng khẳng định có vị thế bình đẳng trên trường quốc tế, là thành viên của tổ chức WTO vì vậy, môi trường kinh doanh của chúng ta ngày càng thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Hiện nước ta đang có khoảng cách tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới về trình độ phát triển. Sự biến động của nền kinh tế các nước có thể tác động mạnh đến nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có năng lực dự báo, phân tích tình hình và có phản ứng chính xác để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tác động từ bên ngoài.

Đứng trước tình hình đó, với vị trí, vai trò là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, thanh niên Việt Nam (trong đó có sinh viên) chiếm gần 30% dân số, họ có lợi thế đó là họ chính là lực lượng sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Vì vậy,

cùng với sự phát triển của đất nước, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên đã có những chuyển biến tích cực, thanh niên ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, những vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Nhưng, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế họ cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn đó là: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên nhìn chung còn thấp, đặc biệt phong cách tư duy ở một bộ phận không nhỏ thanh niên còn hạn chế, dẫn đếnviệc nhận thức về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn nhiều lệch lạc, việc làm và thu nhập thấp vẫn đang là những vấn đề bức xúc trong thanh niên. Rồi sức khoẻ và thể chất của thanh niên nước ta còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới rất nhiều, một bộ phận không nhỏ thanh niên thiếu ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn…

Trước những thuận lợi và khó khăn của đất nước cũng như của bản thân mình, hơn lúc nào hết thanh niên Việt Nam phải nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Phải nhận thức được khó khăn lớn nhất của mình trong giai đoạn này là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi hỏi rất cao ở thanh niên là phải tự học tập, tự rèn luyện phong cách tư duy để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng XHCN, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Để cùng đất nước vượt qua những khó khăn, trước mắt mỗi thanh niên phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải mở rộng tầm hiểu biết của mình về tình hình thế giới để có phong cách tư duy, hành động phù hợp hơn. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của thanh niên, của tổ chức đoàn để

cùng đất nước gặt hái được nhiều thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả những điều đó đã tác động không nhỏ tới việc xây dựng phong cách tư duy cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

2.1.2. Đặc điểm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân, Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường.

Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên: - Trường Tuyên giáo trung ương (1962- 1969) - Trường Tuyên huấn Trung ương (1970- 1983)

- Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984 -2/1990) trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V

- Trường Đại học Tuyên giáo (1990 - 3/1993)

- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993 đến 6/2005) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (6/2005 đến nay)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua chặng đường lịch sử vẻ vang 57 năm xây dựng và trưởng thành.

Trong 57 năm ấy, tuy mang những tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Song Học viện luôn là mái trường của Đảng. Từ năm 1990 đến nay vừa là trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa là bộ phận hữu cơ cấu thành Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo ở Trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên về lý luận và nghiệp vụ, đến nay Học viện trở thành một trung tâm quốc gia lớn về đào tạo giảng viên lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phóng viên, biên

tập viên, cán bộ tuyên truyền, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng văn hóa của đất nước.

Hiện tại Nhà trường đào tạo 36 chuyên ngành bậc đại học trong đó: 32 chuyên ngành đào tạo đại trà, 3 chuyên ngành đào tạo chất lượng cao và 01 chuyên ngành đào tạo liên kết quốc tế; 19 chuyên ngành bậc cao học, 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Hàng năm Học viện tuyển sinh gần 1800 sinh viên chính quy tập trung và gần 2000 sinh viên chính quy không tập trung. Năm 2016, quy mô đào tạo các hệ của Nhà trường: Đại học chính quy tập trung: 6.504 sinh viên; đại học văn bằng 2: 476 sinh viên; đại học vừa làm vừa học: 6.957 sinh viên; cao học: 998 học viên và 94 nghiên cứu sinh. Đặc biệt, Học viện được tín nhiệm giao nhiệm vụ tuyển sinh để đào tạo thạc sĩ các ngành Báo chí, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Kinh tế chính trị cho 3 khu vực trọng điểm quốc gia là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức bộ máy của Nhà trường có 34 đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc gồm: 21 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu (18 Khoa, 1 Trung tâm Thông tin - Khoa học, 01 viện nghiên cứu; 01 Tạp chí) và 13 đơn vị chức năng (3 Ban, 2 Văn phòng, 6 Phòng và 2 Trung tâm)

Hiện nay, Học viện có 407 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó 242 cán bộ là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 01 giáo sư, 35 phó giáo sư, 109 tiến sĩ (bao gồm cả Giáo sư và Phó Giáo sư), 211 thạc sĩ, 60 cử nhân. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo ở Trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên về lý luận và nghiệp vụ, đến nay Học viện trở thành một trung tâm quốc gia lớn về đào tạo giảng viên lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên truyền, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng văn hóa của đất nước.

Hoạt động chuyên môn của Nhà trường so với thời kỳ đầu đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các chuyên ngành được mở rộng và đào tạo liên tục theo niên khoá. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động chung, góp phần bổ sung và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Các trang bị, thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư nhằm phục vụ kịp thời cho các chuyên ngành đào tạo đặc thù. Nhà trường mở rộng các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài, bắt đầu tham gia các dự án Quốc tế. Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật. Chất lượng đào tạo nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ của Đảng và Nhà nước.

Trong suốt chặng đường 55 năm qua, bằng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Học viện đã khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, nhất là công cuộc đẩy mạnh đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo của đất nước đang đi vào chiều sâu, những yêu cầu cao đặt ra đòi hỏi nhà trường phải có những bước đổi mới mang tính đột phá, việc đổi mới dạy và học trong nhà trường ngày càng được đẩy mạnh. Tất cả những yếu tố đó có tác động không nhỏ tới việc xây dựng phong cách tư duy cho sinh viên của Học viện báo chí và Tuyên truyền.

2.1.3. Đặc điểm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nói đến sinh viên là nói đến một bộ phận đông đảo, sáng tạo và tự tin, hòa nhập với xu thế quốc tế mở rộng hiện nay. Việc hình thành và hoàn thiện phẩm chất cho sinh viên luôn được đề cao trong nền giáo dục của nước ta. Do vậy, ngoài việc tổ chức giáo dục - đào tạo cho sinh viên kiến thức khoa học, hệ thống trường học còn đóng vai trò tuyên truyền, định hướng cho sinh viên rèn luyện đạo đức, thực hiện theo chuẩn mực của xã hội, pháp luật của nhà nước.

Là một bộ phận đóng vai trò quyết định đến sự phát triển tương lai của đất nước, quyết định tới sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tại Đại

hội lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam (22/11/1993), nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận rất quan trọng. Vai trò của sinh viên trong bức tranh xã hội ngày càng được ghi nhận đậm nét, trong Hiến chương nhân bản 2000 được 86 học giả và nhà hoạt động xã hội tên tuổi trên thế giới cùng ký tên, đã nhận xét: Hiến chương nhân bản II được công bố năm 1973 để ứng xử các vấn đề phát sinh trên hiện trường thế giới kể từ đó: sự trỗi dậy của chủ nghĩa phátxit, chiến tranh lạnh... và sự xuất hiện của sức mạnh sinh viên trong các trường đại học. Sinh viên là lớp tuổi trẻ thanh niên của đất nước, là thế hệ đưa đất nước phát triển, thực hiện mục tiêu cách mạng đương thời và tương lai của cả quốc gia. Theo đó, hòa cùng với những đặc điểm đó, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa mang những nét chung của sinh viên Việt Nam vừa mang những đặng trưng riêng có của nó.

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến từ ba miền Bắc, Trung, Nam và có cả một bộ phận là những người bạn đến từ nước bạn Lào. Điểm nổi bật đầu tiên của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đó là những con người năng động và sáng tạo. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương pháp học tập sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa mà không chờ đợi, không dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn.

Phần lớn sinh viên Học viện đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường học tập và làm việc. Họ không chỉ học tập trong phạm vi nhỏ ở trường, ở lớp mà còn phát huy sức mạnh học tập ở mọi nơi, mọi lúc, tham gia hoạt động xã hội, hợp tác với các tổ chức, cơ quan chuyên ngành nhằm tích lũy kinh nghiệm và học tập thực tiễn.

Sinh viên Học viện được giáo dục sâu sắc lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, do vật tư tưởng của sinh viên luôn được ổn định và giữ vững. Bên cạnh đó, Học viện còn đào tạo sâu nghiệp vụ Báo chí - Một lĩnh vực mà Đảng ta xem là một kênh truyền thông, một công cụ để xây dựng, phát triển Đảng, phát triển đất nước trên con đường hội nhập quốc tế. Bởi vậy, sinh viên Học viên rất có ý chí và tư tưởng cầu tiến lành mạnh, luôn cố gắng tham gia các hoạt động thực tiễn.

Đồng thời, họ đều là những sinh viên siêng năng, cần cù, chịu khó trong học tập cũng như trong công tác xã hội. Hiện nay, có một bộ phận lớn của sinh viên của trường đi làm thêm liên quan đến chuyên ngành học của mình nhằm một phần để giúp đỡ gia đình, có thêm thu nhập cá nhân trong quá trình học tập, một phần là nhằm tích lũy kỹ năng sống, tích lũy thêm kinh nghiệm xã hội và kiến thức chuyên ngành khi được làm đúng nơi, phù hợp với chuyên ngành mình đang học như: Đài truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan báo chí truyền thông, các tổ chức phi chính phủ… Họ có lối sống hiện đại, nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới, luôn đổi mới về con người cả về hình thức lẫn nhận thức. Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đào tạo để trở thành nhà báo, cán bộ tuyên giáo, giảng viên giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị… Đây là bộ phận quan trong đối với kênh truyền thông về những vấn đề của đời sống xã hội, về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng. Vì vậy đòi hỏi không dừng lại ở việc trau dồi kiến thức mà còn phải trau dồi cả kỹ năng - kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng tư duy,…

Là một trong những ngôi trường đào tạo các chuyên ngành mũi nhọn như: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Mác- lê nin, Báo in, Báo ảnh, Báo đa phương tiện…Bên cạnh đó, trường còn là nơi có khá nhiều Đảng viên ưu tú, đồng thời có một bộ phận số lượng lớn sinh viên trở thành Đảng viên. Cùng với chức năng và nhiệm vụ to lớn đó, phong cách tư duy đóng một vai trò chủ đạo trong quá trình học tập và đặc biệt

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)