2.2. Thực trạng phong cách tư duy của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay Tuyên truyền hiện nay
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.2.1.1. Về ưu điểm
Một là, một bộ phận sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhận thức đúng đắn, toàn diện về tư duy và phong cách tư duy.
Qua quá trình điều tra tác giả nhận thấy phần đông các sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều có nhận thức đúng định nghĩa về tư duy và phong cách tư duy.
“Tư là suy nghĩ, “duy” là sự liên kết. Tư duy là quá trình phản ảnh tích cực và có tính khái quát thế giới hiện thực khách quan vào trong ý thức con người, thông qua hoạt động của một thứ vật chất hữu là bộ óc và trên cơ sơ những tài liệu của cảm giác, tri giác, biểu tượng thu nhận được nhờ sự tác động vào các giác quan, của những sự vật và hiện tượng bên ngoài”.
Theo kết quả điều tra, khi được hỏi "Theo bạn tư duy được hiểu ngắn gọn là là gì?", tác giả nhận được kết quả (thông qua biểu đồ) như sau:
14.6%
7.4%
78%
Suy nghĩ Phán đoán Qúa trình nhận thức hiện thực khách quan
(Nguồn: Phiếu điều tra sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tháng 04/2019)
Biểu đồ biểu hiện: Có đến 78% số sinh viên có đáp án tư duy là “quá trình nhận thức hiện thực khách quan”, 14.6% sinh viên cho rằng tư duy là “suy nghĩ” và 7.4% sinh viên cho rằng tư duy chỉ là “phán đoán”. Từ con số trên có thể thấy, nhận biết của sinh viên hầu hết là chính xác đối với bản chất của tư duy.
Với đặc điểm của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tính chất công việc đòi hỏi phải có sự tư duy tự chủ, độc lập, sáng tạo sử dụng nhiều đến năng lực tư duy thì việc nhận thức đúng khái niệm, bản chất của tư duy và tạo cho mình một phong cách tư duy thích hợp là một điều vô cùng quan trọng. Phong cách tư duy sẽ mang tính quyết định đến sự thành công hay
thất bại trong công việc của mỗi người và đặc biệt là với sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hai là, một bộ phận sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có ý thức tự học và có nhiều phương pháp tự học linh hoạt, năng động và hiện đại
phù hợp với nhu cầu phát triển phong cách tư duy của cá nhân.
Trong quá trình khảo sát cho thấy cho sinh viên có thói quen lên kế hoạch cho việc tự học chiếm đa số (118/170 phiếu). Và luôn dành thời gian cho việc học tự học của bản thân trong khoảng thời gian nhất định và đa phần là từ 1-2 tiếng một ngày. Với mức thời gian đó cần thiết phải có những phương pháp tự học hiệu quả, khảo sát để tìm ra những phương pháp tự học phổ biến của sinh viên Học viện báo chí được kết quả sau:
(Nguồn: Phiếu điều tra sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tháng 04/2019)
Trong đó, nghiên cứu sách vở chiếm số phiếu nhiều nhất (87/170 phiếu) và theo sau là phương pháp học online (39/170 phiếu). Bởi đa số khảo sát được thực hiện bởi sinh viên các khối lí luận, mà các tri thức lí luận chính quy nhất, đúng đắn nhất thường được ghi chép và lưu giữ tại thư viện hoặc những tài liệu bản in đã được xuất bản khác. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì mạng internet cũng rất hữu dụng với lượng thông tin và kiến thức được cập nhập thường
xuyên từ nhiều lĩnh vực xã hội và cũng là công cụ hữu dụng để học ngoại ngữ, kiếm tìm thông tin minh họa đa dạng nên hình thức học online đã chiếm vị trí phiếu nhiều thứ nhì trong cuộc khảo sát trên. Cùng với khối lí luận là khối nghiệp vụ báo chí đòi hỏi sự nhạy bén về tin tức và các xu hướng mới của xã hội nên hình thức học online cũng được ưa chuộng. Bên cạnh đó còn có hình tức học nhóm đã được thực hiện từ rất lâu, qua hình thức này các thành viên học cùng nhau và có thể bổ sung miến thức cho nhau, những sinh viên ưu tú hơn có thể giúp đỡ những sinh viên khác và những sinh viên giàu kinh nghiệm hay có những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề có thể cùng nhau trao đổi và có nhận thức đúng đắn. Qua đó có thể thấy rằng sinh viên của Học viện đã có những phương pháp riêng phù hợp với nhu cầu tự học, phát triển tư duy của mỗi sinh viên theo học những chuyên ngành khác nhau.
Thứ ba, một phần sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hiểu biết và quan tâm nhất định về phong cách tư duy Hồ Chí Minh.
Được học tập và rèn luyện dưới một trường Đảng, sinh viên đã được thành một thế giới quan về xã hội học, chính trị học rất vững vàng và sâu sắc. Đồng nghĩa với việc trong quá trình đó, sinh viên đã được học, nghe và biết về phong cách tư duy Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, sự tác động của phong cách tư duy Hồ Chí Minh đã có những tác động đến sinh viên như:
Một bộ phận sinh viên đã biết đến tấm gương tự học Hồ Chí Minh (125/170 phiếu) và có sự hiểu biết về Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (108/170 phiếu). Những nhận thức trên không đơn thuần chỉ làm thay đổi tư duy tiếp thêm kiến thức hiểu biết về con người Hồ Chí Minh, học tập được những phương pháp, cách thức làm việc, những phẩm chất đạo đức quý giá mà còn dẫn tới việc thay đổi tích cực về thái độ. Điều này được thể hiện qua câu hỏi về “Sự cần thiết của việc học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh để xây dựng phong cách tư duy cho sinh viên” thì đa số sinh viên đều nhận định rằng đó là việc cần thiết.
Qua số liệu của bảng thông kê điều tra nhận thấy đa số sinh viên đều nhận thức rằng việc vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh nhằm xây dựng phong cách tư duy của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay rất cần thiết (36%) tương ứng với 83 phiếu, 49% cho rằng cần thiết tương ứng với 62 phiếu. Chính vì vậy, việc tiến hành xây dựng phong cách tư duy cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh là quan trọng và đáp ứng nhu cầu thực tế của đại bộ phận sinh viên hiện nay.
Bốn là, một bộ phận sinh viên có phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Qua quá trình điều tra khảo sát và số liệu báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ năm nhất đến năm cuối ở một số lớp và một số thầy cô giáo cho thấy. Trong quá trình học tập tại trường, nhiều sinh viên ở các lớp kể cả khối nghiệp vụ cũng như khối lý luận có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo điều này thể hiện rõ ở sự không chịu lệ thuộc, gò ép vào những cái gì đã có sẵn. Những giờ học trên lớp ở tất cả các môn học tại trường hiện nay đang theo đào tạo tín chỉ, vì vậy thời lượng học lý thuyết giảm và tăng thời gian thực hành trên lớp. Trong giờ thực hành giáo viên đưa vấn đề để làm bài tập nhóm, rất nhiều sinh viên hào hứng tham gia và đã có những ý kiến, cách tiếp cận, trình bày hay phân tích vấn đề rất sáng tạo, và đem lại hiệu quả cao. Thay vì trước đây học
theo lối mòn, nay các sinh viên đã tìm tòi, đề xuất những cái mới, vận dụng và liên hệ với thực tiễn hoặc trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý cách mạng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của đất nước. Việc tổ chức thi của nhà trường hiện nay cũng có những đổi mới, đa dạng hoá hình thức thi cũng giúp cho sinh viên độc lập, tự chủ, sáng tạo hơn trong phong cách tư duy của mình. Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên trong trường kết quả cho thấy rõ điều này: Tác giả đã phỏng vấn PGS,TS. Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học; PGS, TS. Đinh Thu Hằng phó trưởng khoa Phát thanh truyền hình; TS. Nguyễn Thị Kim Thu phó trưởng khoa Kinh tế chính trị; TS. Nguyễn Thị Như Huế giảng viên Khoa Triết học;TS.Đinh Thanh Tâm giảng viên khoa Tuyên truyền; TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương phó trưởng khoa xuất bản, TS. Nguyễn Thị Mai Lan giảng viên khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy những nhận định của các giáo viên về phong cách tư duy sinh viên học viện Báo chí và tuyên truyền như sau:
Kết quả phỏng vấn cho thấy tất cả các giáo viên đều cho rằng một bộ phận lớn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất năng động, có tư duy độc lập và khả năng sáng tạo tốt. Được giáo dục trong một môi trường vừa khoa học vừa năng động, chính vì vậy, năng lực tư duy của sinh viên có những ưu điểm nổi trội.
Khi phỏng vấn PGS, TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học về tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền, cô trả lời: “Một bộ phận lớn sinh viên Học viện đã thực sự có tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo, họ mạnh dạn và chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội những tri thức mới, các sinh viên đã biết tự tìm tòi, đề xuất những cái mới. Ý thức tự rèn luyện đó được thể hiện trong quá trình học tập cũng như tham gia các hoạt động thực tiễn khác”
Ở một cuộc trò chuyện khác với TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương phó trưởng khoa xuất bản, cô trả lời: “Theo quan điểm của tôi. Trước tiên, phải nói
rằng người trẻ hiện nay là những người rất tài năng, chủ động, linh hoạt. Và đặc biệt, họ có tư duy nhạy bén và khả năng sáng tạo rất lớn- đây cũng là đặc điểm nổi bật thường thấy ở sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.
Tác giả đã phỏng vấn các giảng viên sự khác nhau giữa tư duy sinh viên năm nhất, năm hai với sinh viên năm ba, năm tư để có thể nhìn thấy sự phát triển tư duy của sinh viên trong quá trình học tập dưới mái trường Học viện. và đã thu được kết quả như sau:
Phỏng vấn TS. Đinh Thanh Tâm-giảng viên khoa Tuyên truyền, khi được hỏi về điều này, cô trả lời: “Sinh viên năm nhất vừa mới từ môi trường phổ thông lên cho nên tư duy về các khái niệm học thuật, về các phạm trù, quy luật, những vấn đề liên quan đến lý luận vẫn còn rất bỡ ngỡ, vẫn còn tư duy về mặt công thức lúc học phổ thông. Nhưng khi sang năm hai, năm ba, năm cuối, khi được làm quen với môi trường học và đặc biệt khi nắm được những kiến thức nền và bước vào học chuyên ngành sâu thì tư duy của các bạn mạch lạc hơn, phong phú hơn, nó được bồi đắp bởi kiến thức nền, chính vì vậy các bạn chủ động hơn trong việc tiếp nhận tri thức”.
Trong một cuộc trò chuyện khác với PGS, TS Đinh Thu Hằng phó trưởng khoa Phát thanh truyền hình, cô cho biết: “Sinh viên năm nhất, năm hai luôn khao khát tìm hiểu, mọi thứ rất màu hồng, đầy ước mơ, sẵn sàng làm mọi việc nên tôi thấy tư duy của các em còn rất tươi mới. Sinh viên năm ba, năm tư thì tư duy lại có độ thận trọng, suy nghĩ chín chắn, cẩn thận hơn, có chiều sâu nhiều hơn mặc dù năm nhất có đa dạng, nhiều hướng , dạng thức khác nhau”.
Rõ ràng chúng ta có thể thấy, sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền đang ngày càng chứng minh được năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của bản thân. Là những sinh viên trường Đảng, được học tập trong một môi trường khoa học và vô cùng năng động đã giúp cho sinh viên củng cố được năng lực, bản lĩnh tư duy, có sự chủ động và biến hóa linh hoạt. Hiện nay cùng với việc thực hiện đào tạo theo hình thức tín chỉ của Học viện đã phần nào thúc đẩy được năng lực tư duy của sinh viên, sinh viên đã hoàn toàn trở nên chủ động
hơn, tinh thần say mê tự nghiên cứu, tự học hỏi để trau dồi bản thân được thể hiện rất rõ, nó mang lại hiệu quả cao trong học tập và trong công việc.
Tác giả đã có sự nghiên cứu và phỏng vấn một số bạn sinh viên đạt được những kết quả cao trong học tập dưa trên tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự nghiên cứu, tự tìm tòi. Một số ví dụ điển hình sau:
Một số ví dụ điển hình như:
1. Bạn Lê Thùy Quyên, hiện đang là sinh viên năm 4 đang theo học chuyên ngành lịch sử Đảng thuộc khoa lịch sử Đảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, Quyên là một trong những sinh viên ưu tú và có nhiều thành tích xuất sắc đáng ngưỡng mộ.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Thuận, nơi có khoảng cách địa lý rất xa môi trường đại học của mình, nhưng vì có một niềm đam mê rất lớn với môn lịch sử nên Quyên quyết định rời xa gia đình để đến với học viện báo chí và đến với chuyên ngành lịch sử Đảng để thỏa mãn tình yêu của mình dành cho lịch sử nước nhà.
Khi được hỏi về phương pháp học tập để đạt được nhiều thành tích như vậy, Quyên trả lời: “trước hết, mình có một niềm đam mê vô cùng lớn với môn sử, và niềm đam mê ấy ngày càng lớn khiến mình ngày càng say mê học sử hơn. Và điều quyết định tất cả để mình có được những thành quả học tập như ngày hôm nay đó là tự học, không ngừng nỗ lực tư duy, tự tìm tòi nghiên cứu sách báo để tích lũy được cho mình một lượng kiến thức không hề nhỏ. Tự học cũng chính là nhân tố khiến cho tình yêu của mình với lịch sử ngày càng lớn hơn.”
Khi hỏi bạn bè của Quyên về tinh thần học tập của bạn ấy thì có bạn nói rằng: “từ 7 giờ sáng đã thấy Quyên ngồi trên thư viện nghiên cứu sách vở, ngày thường cũng như ngày nghỉ, Quyên như một cỗ máy sinh học vậy”.
Hình ảnh thường thấy của Thùy Quyên trong những buổi tự lên khoa Lịch Sử Đảng nghiên cứu tài liệu.
Chính nhờ sự siêng năng chăm chỉ và có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo nên quyên đã dành được vô số thành tựu học tập như:
- Sinh viên khá giỏi năm học 2015 -2016 - Sinh viên giỏi năm học 2016-2017 - Sinh viên xuất sắc năm học 2017-2018 - 5 kỳ liên tiếp đạt học bổng toàn trường
- Đạt giấy khen sinh viên tiêu biểu toàn trường và giấy khen của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Top 5 sinh viên tiêu biểu của học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngoài việc đạt được nhiều thành tích trong quá trình học tập, trong công tác hoạt động Đoàn, Quyên cũng là một Đảng viên ưu tú:
- 2 năm liền giữ chức là Bí thư liên chi đoàn Lịch sử Đảng
- Uỷ viên ban chấp hành liên chi đoàn học viện Báo Chí và Tuyên truyền - Uỷ viên ban chấp hành học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện của đoàn trườn. Những thành tựu trên mà Quyên đạt được chính là nhờ vào tinh thần tự học và tự rèn luyện bản thân. Quyên chính là tấm gương sáng cho các bạn sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền noi theo.
2. Bạn Trần Minh Tiến, sinh viên năm 3 học chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình là một tấm gương sáng tiếp theo cho sinh viên Học viện Báo chí