Thực trạng phát triển nông nghiệp ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 50 - 60)

Ninh hiện nay

2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân

2.2.1.1. Thành tựu

Với đặc điểm là một huyện “thuần nông”, huyện Gia Bình có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của ngành nông nghiệp và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể: tỷ trọng ngành nông – lâm - thuỷ sản giảm từ 35,8% năm 2011 xuống còn 25,27% vào năm 2015, bình quân cả giai đoạn là 30,53%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,8% năm 2011 tăng lên 45,8% vào năm 2015, bình quân giai đoạn là 39,3%; thương mại - dịch vụ từ 30,3% năm 2011 giảm xuống còn 28,92% năm 2015, bình quân giai đoạn là 29,61%. Thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/HU ngày 26/9/2008 của Ban Thường vụ Huyện uỷ “về thực hiện việc dồn điền đổi thửa đất canh tác trên địa bàn huyện giai đoạn 2008 - 2010”, đến nay, toàn huyện đã có 51/66 thôn đủ điều kiện hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện đưa cơ giới hoá vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Kết quả cụ thể:

Một là, phát triển toàn diện ngành nông nghiệp: *Về trồng trọt:

Năm 2015: toàn huyện đã gieo trồng được 11.479 ha cây trồng các loại (trong đó: Lúa xuân: 4.325 ha, năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha; Lúa mùa: 4.325 ha, năng suất ước đạt trên 60 tạ/ha; Cây màu các loại: 4.829 ha).

Triền khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2015 - 2016 đến các xã, thị trấn và hợp tác xã trên địa bàn huyện, đến ngày 30/10/2015, toàn huyện đã trồng được 1.300 ha cây màu vụ đông các loại.

Năm 2016: toàn huyện gieo trồng được 11.179 ha cây trồng các loại (trong đó: Lúa 8.651ha, năng suất bình quân đạt 64,5 tạ/ha; Cây màu các loại: 2.528 ha).

Năm 2017: những tháng cuối năm mưa dài ngày với lượng lớn hơn bình quân chung nhiều năm trở lại đây đã ảnh hưởng xấu đến năng suất lúa mùa và sản xuất cây vụ đông. Năm 2017 toàn huyện gieo trồng được 11.173,8 ha cây trồng các loại (trong đó: Lúa 8.639ha , năng suất bình quân đạt 61,5 tạ/ha, giảm 3,0 tạ/ha so với năm 2016; Cây màu các loại 2.534,8 ha).

Năm 2018: toàn huyện gieo trồng được 11.165,2ha cây trồng các loại (trong đó: Lúa 8.447ha, năng suất bình quân đạt 63,3 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha so với năm 2017; Cây màu các loại 2.718,2 ha).

*Về chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi được duy trì, phát triển theo hướng

giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tăng chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại, gia trại. Theo số liệu điều tra 01/10/2015, tổng đàn lợn là 36.000 con ; đàn trâu, bò là 4.135 con ; đàn gia cầm là 760.000 con . Sản lượng thịt hơi các loại 9.338 tấn, bằng 106% so cùng kỳ. Do làm tốt công tác tiêm phòng, vệ sinh khử trùng tiêu độc và kiểm soát dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi ổn định. Đến năm 2018, tổng đàn lợn là 36.525 con; đàn trâu, bò 3.930 con; đàn gia cầm 790,9 nghìn con. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 9.363 tấn.

* Về thủy sản: Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ nuôi cá thâm canh

và hỗ trợ nuôi cá giống lưu đông. Đã tổ chức triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản xuất tập trung tại xã Xuân Lai với tổng kinh phí đầu tư 35 tỷ đồng. Bước đầu triển khai có hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống. Năm 2015, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.013ha; sản lượng thuỷ sản ước đạt 5.875 tấn; năm 2017, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.023ha và sản lượng thuỷ sản ước đạt 6.138 tấn, toàn huyện có 336 lồng cá trên sông Đuống (trong đó có 333 lồng đạt tiêu chuẩn), tăng 180 lồng so với cùng kỳ năm 2016. Đến cuối năm 2017, cơ bản

hoàn thành Dự án 74 nuôi trồng thủy sản xã Xuân Lai. Năm 2018, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.021ha; sản lượng thuỷ sản ước đạt 6.165,5 tấn. Toàn huyện có 340 lồng cá trên sông Đuống (trong đó có 333 lồng đạt tiêu chuẩn), tăng 04 lồng so với năm 2017. Đến nay dự án nuôi trồng thủy sản xã Xuân Lai đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

* Về lâm nghiệp: tổ chức tốt phong trào trồng cây nhân dân năm 2015 và đã

trồng được gần 72.000 cây các loại... Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng cho 42,4 ha rừng tại khu vực núi Thiên Thai, Du Tràng; đến năm 2018, đã trồng được trên 55.000 cây các loại. Công tác bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm và đã khống chế, dập tắt kịp thời 02 vụ cháy rừng nhỏ xảy ra trên địa bàn trong mùa khô hanh.

* Về ngành nghề phụ: với các ngành nghề phụ ở nông thôn, các làng nghề

phát triển khá đa dạng, phong phú như: mây tre đan, chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến gỗ, dâu tằm tơ, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, gây trồng cây cảnh, trạm khắc đá, chế biến nấm, xây dựng, vận tải nội bộ. Trong đó nhiều nghề được khôi phục; các nghề phát triển mạnh như nghề đúc đồng (Đại Bái), làm hương (Nhân Thắng)... Hàng hoá các làng nghề của huyện có mặt ở khắp các tỉnh trong nước, một số mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài. Ngành nghề nông thôn đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh. Thu nhập của lao động ngành nghề ở các địa phương luôn cao hơn sản xuất nông nghiệp từ 2-3 lần.

Hai là, về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

* Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu

tư, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Công tác qui hoạch đô thị được quan tâm và đạt được những kết quả khả quan ở Trung tâm huyện lị và một số khu vực phụ cận phát triển khá. Trong 5 năm qua, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn ước đạt 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước đầu tư 296,5 tỷ đồng, tập trung cho xây dựng các

công trình phúc lợi xã hội, đường giao thông, hội trường đa năng, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đường tỉnh 282, 280, trụ sở xã, thị trấn, nhà sinh hoạt thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới... Đã có 69/74 thôn làm đường bê tông. Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp, đến nay toàn huyện có 69 trạm bơm cục bộ do hợp tác xã quản lý, 9 trạm bơm đầu mối do xí nghiệp thuỷ nông quản lý được nâng cấp và xây mới; cứng hoá được 79 km kênh mương. Các công trình xây dựng đều đảm bảo chất lượng, phục vụ thiết thực cho sản xuất, tạo điều kiện quan trọng nâng cao đời sống nông dân.

Mạng lưới điện nông thôn từng bước được nâng cấp và cải tạo, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống viễn thông phát triển, phủ sóng di động toàn huyện, đảm bảo thông tin, liên lạc thông suốt. Toàn huyện có 51 điểm cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, có 27.720 máy điện thoại cố định, bình quân 29,9 máy/100 dân, tăng xấp xỉ 3 lần so với chỉ tiêu huyện đã đặt ra.

* Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão: triển khai việc kiểm tra, đánh

giá hiện trạng hệ thống đê điều, công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ để có biện pháp tu sửa kịp thời và xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều năm 2017. Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn kịp thời không để phát sinh các hành vi vi phạm công trình bảo vệ đê điều, được tỉnh ghi nhận và đánh giá cao. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ để có biện pháp tu sửa kịp thời.

Ba là, xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống cho nhân dân * Xây dựng nông thôn mới:

Ngày 10/03/2011, Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, thành lập Tổ chỉ đạo xã điểm xây dựng nông thôn mới. Uỷ ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo huyện đã phân công các ngành chuyên môn của huyện phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới được tiến hành chủ động, phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động nhân dân tổ chức thực hiện các tiêu chí, không thụ động trông chờ, ỷ lại vốn của Trung ương và của tỉnh, mà xác định tiêu chí nào thuận lợi sẽ cho triển khai thực hiện trước, tận dụng mọi nguồn lực của địa phương nhất là nguồn lực từ trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cảnh quan môi trường, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh gắn với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí tiếp tục tăng lên, đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân khu vực nông thôn được cải thiện. Năm 2018 hoàn thành kế hoạch xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Song Giang, Giang Sơn, Quỳnh Phú), nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 100% xã; Đồng thời Ủy ban nhân dân huyện đã hoàn thiện hồ sơ và phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới của tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Hoàn thành lắp đặt hệ thống đường ống đưa nước sạch đến 100% ngõ xóm; tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó 86,9% số hộ sử dụng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 02-BYT; Tỷ lệ trường học có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%.

Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy – Uỷ ban nhân dân huyện, các ngành chuyên môn của huyện đã chỉ đạo, hỗ trợ các xã: định hướng sản xuất và tiêu thụ (quy hoạch vùng sản xuất), xây dựng mô hình, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu lao động, các hoạt động đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất.

* Nông thôn Gia Bình phát triển khá nhanh. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Nền kinh tế nông thôn và gia đình hộ nông thôn, tăng dần tích lũy, khu vực nông thôn bắt đầu phát triển và có khả năng tái sản xuất mở rộng. Thực hiện

chủ trương rà soát, bổ sung, nâng cấp, quy hoạch phát triển giao thông nông thôn. Trong suốt những năm từ 2015 đến nay, nhiều tuyến đường mới liên huyện, liên xã, liên thôn được xây dựng mới, nâng cấp, đổ bê tông và trải nhựa. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần khép kín thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa hai vụ, diện tích cây vụ đông. Tiếp tục đầu tư ngân sách huyện, sự hỗ trợ ngân sách từ tỉnh và Trung ương thực hiện các dự án: Dự án đầu tư các công trình trạm bơm, các kênh mương đã bị xuống cấp với tổng kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, khoảng cách thu nhập giữa khu thị trấn với nông thôn không chênh lệch nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo giảm theo hàng năm. Một số điều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh đã được cải thiện tốt hơn. Nhiều thôn, xã đạt chuẩn văn hóa, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt qua từng năm.

Bốn là, trình độ khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cao:

Trình độ khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thủy sản. Chương trình giống được triển khai thực hiện theo nhiều dự án: lúa, cây hoa màu, nạc hóa đàn lợn. Có 90% diện tích đất trồng lúa được cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch. 80% diện tích lúa được gặt bằng máy, các khâu phun thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh chuồng trại... từng bước được cơ giới hóa. Một số xã trên địa bàn huyện đã ứng dụng công nghệ cao giao sạ trong trồng lúa. Từ khi ứng dụng công nghệ khi thu hoạch, người dân đã giảm bớt công lao động, giảm đến 60% chi phí so với thuê nhân công.

2.2.1.2. Nguyên nhân

Một là, có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng. Nền kinh tế đất nước

tăng trưởng ở mức cao, xã hội ổn định, mặt khác có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của các cơ quan cấp tỉnh, các sở, ban ngành cũng

như sự giúp đỡ nhiệt tình có hiệu quả của các huyện trong tỉnh; sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn.

Hai là, sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, hành động trong các cấp ủy

và toàn Đảng bộ trên cơ sở thực hiện quy chế làm việc và nguyên tắc Đảng; có sự đồng thuận, nỗ lực, cố gắng, thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh.

Ba là, Chính quyền các cấp đã cố gắng chủ động, tích cực cụ thể hóa sự

lãnh đạo của cấp ủy, tập trung chỉ đạo, đổi mới quản lý, điều hành đồng thời có sự phối hợp tốt hơn giữa các cấp, ngành trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Bốn là, môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh từng bước được cải thiện

trên các mặt như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bổ sung cơ chế, chính sách, khuyến khích đầu tư, cải cách hành chính… đã tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh.

Năm là, kết hợp tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh và Trung ương với

phát huy nội lực, tiềm năng của vùng; đề ra được cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng và lắng

nghe ý kiến của quần chúng nhân dân. Phát triển kinh tế đồng thời chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo... đã tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, là nhân tố quan trọng giữ vững sự ổn định chính trị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

Bên cạnh các thành tựu trên, nền nông nghiệp của huyện Gia Bình vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cần phải được xem xét và khắc phục.

Thứ nhất, quy mô sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chưa hình thành

được các vùng nguyên liệu. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để nâng cao chất lượng, sản lượng còn chậm, gặp nhiều khó khăn; chưa có mô

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)