hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Những năm vừa qua, huyện Gia Bình cùng với tỉnh Bắc Ninh và cả nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy đã đạt được một số thành tựu đáng
khích lệ nhưng vẫn phải cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Với đặc điểm là một huyện “thuần nông”, Gia Bình đặt nông nghiệp vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế. Đó là sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp trong điều kiện hoàn cảnh mới. Phát triển nông nghiệp sẽ làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, làm cho nông nghiệp, nông thôn trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp và khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, từ việc tìm hiểu thực trạng phát triển nông nghiệp ở huyện Gia Bình đồng thời trước những vấn đề đang đặt ra, tác giả xin đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp ở huyện Gia Bình như sau:
2.4.1. Nhóm giải pháp nhận thức
Để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò, vị trí phát triển nông nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức trong toàn đảng bộ và nhân dân, phát triển nông nghiệp vừa là yêu cầu khách quan, vừa là vấn đề cấp bách phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Cần xác định những chủ trương đúng đắn, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực trong phát triển nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đẩy mạnh phát triển nông nghiệp không những góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cần đề phòng, khắc phục khuynh hướng nhận thức chạy theo lợi ích trước mắt, phát triển nóng vội, thiếu cân đối, hài hòa giữa phát triển công nghiệp - nông nghiệp và các vấn đề xã hội khác, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, phải trả giá đắt. Phát triển nông nghiệp với năng suất, hiệu quả cao, sản xuất hàng hóa lớn là kết quả tổng hợp
của nhiều nhân tố đòi hỏi công sức, trí tuệ, tiềm lực tài chính, khoa học và công nghệ phát triển từng bước vững chắc, đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Do đó, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện phải kiên trì, tiến hành từng bước không được chủ quan, nóng vội. Nếu đốt cháy giai đoạn, có thể gây ra những hậu quả và thiệt hại nặng nề cho nguồn đầu tư, dễ gây mâu thuẫn nội bộ và mất lòng tin ở nhân dân.
Thứ hai, phải có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục về vai trò quan trọng của nông nghiệp.
Nông nghiệp phải được coi trọng và đặt lên sự quan tâm hàng đầu vì đây là ngành kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì nông nghiệp còn là ngành khai thác được các lợi thế về lao động, về tài nguyên để làm động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, phải tuyên truyền, giáo dục toàn thể nhân dân thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền và giáo dục về vị trí, vai trò cũng như chức năng của nền nông nghiệp đã được phổ biến bằng các văn bản, nghị định, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng thời được tuyên truyền trên đài phát thanh của các địa phương. Dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Tỉnh ủy, các cơ quan ngôn luận báo, đài luôn phấn đấu không ngừng vươn lên, phát huy vai trò của đội quân xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một mảng đề tài quan trọng, là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên lên hàng đầu. Các chuyên mục “Chuyện nông thôn”, “Câu chuyện cuối tuần”, “Chương trình khuyến nông”, “Gương làm kinh tế giỏi”,… đã phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho bà con nông dân trồng trọt, chăn nuôi, cách làm kinh tế… góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của ngành nông nghiệp.
Thứ ba, gắn nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của nông nghiệp với xác định các chủ trương, chính sách nông nghiệp phù hợp và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Chủ trương đúng là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, song vấn đề quyết định trực tiếp là tổ chức thực hiện đưa chủ trương trở thành hiện thực, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. phải căn cứ vào khả năng và thế mạnh của từng vùng, từng huyện để có chính sách phù hợp, nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển. Đặc biệt là các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, nơi quyết định đến năng suất, hiệu quả thu nhập của nông nghiệp.
Trong những năm qua, huyện Gia Bình đã phát huy động lực to lớn của nông dân thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng trong tổ chức thực hiện còn tồn tại nhiều mặt yếu kém như: về cơ cấu đầu tư, giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, các chính sách khôi phục, phát triển các ngành nghề mới và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…
Thực tế đó cho thấy, tổ chức thực hiện là một khâu quan trọng vì chỉ nhận thức đúng đắn và có chủ trương đề ra thôi là chưa đủ. Theo Hồ Chí Minh, chủ trương một, biện pháp hai, tổ chức thực hiện phải là mười. Ở đây, Người không những chỉ ra quy trình thực hiện các nhiệm vụ, mà còn chỉ ra vai trò của các khâu, các bước trong quy trình đó, đặc biệt nhấn mạnh khâu tổ chức thực hiện, nhằm đưa đường lối, chủ trương của Đảng trở thành hiện thực. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực rộng lớn, nếu tổ chức thực hiện chặt chẽ, cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cần có các chính sách, cơ chế phù hợp nhằm tập trung nguồn lực, tích tụ đất đai, đầu tư khoa học và công nghệ, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, giá trị lớn (các giống lúa, gia súc, gia cầm, thủy cầm) và phát triển công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế nông thôn, làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Kết quả của công tác tổ chức thực hiện là phải làm cho đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn không ngừng được cải thiện và nâng cao, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới ngày càng được đẩy mạnh, từng bước thu hẹp khoảng cách về giàu - nghèo giữa các vùng nông thôn và giữa nông thôn với thành thị.
2.4.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy”. Chính vì vậy, cán bộ địa phương phải là người nhận thức đúng và đủ những nghị quyết, quyết định của đảng bộ để từ đó có những biện pháp, cách thức tuyên truyền phù hợp đến với người nông dân, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của nền nông nghiệp huyện nhà, vị trí cũng như vai trò đối với nền kinh tế của cả tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm hết mức đến việc phát triển nông nghiệp, kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp, nhằm khích lệ, động viên nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất.
2.4.2.1. Tăng cường đầu tư vốn cho nông nghiệp
Để đưa nền nông nghiệp của huyện nhà đi từ trình độ thấp lên thành nền nông nghiệp hàng hóa phát triển ở trình độ cao cần phải có đủ những điều kiện về khoa học công nghệ, các tư liệu sản xuất, trang thiết bị hiện đại... gọi chung là vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để phát triển nông nghiệp cần phải có các nguồn vốn sau:
Một là, vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp
như: trạm bơm, hệ thống kênh mương, các trạm kỹ thuật, hệ thống đường giao thông, trạm điện… Mặt khác, phải có nguồn vốn dự trữ để phòng thiên tai, nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa nông sản. Nguồn vốn này hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp và chủ yếu là do Nhà nước đầu tư.
Hai là, vốn cho các hộ nông dân đầu tư mở rộng sản xuất để trồng trọt,
chăn nuôi, làm nghề phụ với mô hình lớn. Người nông dân phải mua sắm các công cụ, thiết bị cơ khí hiện đại để nâng cao năng suất lao động, quay vòng đất
đai để tăng hiệu suất sử dụng đất… có như vậy thì sản xuất mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, họ phải có đủ tiềm lực để giữ hàng hóa trong một thời gian tránh tình trạng nông sản vừa thu hoạch bị các thương lai ép giá. Rất nhiều hộ gia đình, trồng bí đao, hành, tỏi… trong vụ hoa màu khi vun trồng rất vất vả nhưng khi được thu hoạch phải bán với giá rất thấp, không đủ bù đắp với số vốn họ đã bỏ ra. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm, làm giảm sút tinh thần sản xuất của nhân dân. Chính vì vậy nguồn vốn này cũng rất quan trọng, một phần do tư thương tự tích lũy được, nhưng chủ yếu thì cũng từ Nhà nước cho vay để làm ăn thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng. Với phương thức cho vay dễ dàng, thuận lợi và mức lãi suất không quá cao… các ngân hàng sẽ có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Suy cho cùng, thì đó là sự đầu tư của xã hội cho sự phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hiện nay.
Ba là, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ người dân: không chỉ nhận
đầu tư từ Nhà nước và sự ưu đãi từ các ngân hàng xã hội, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vốn tự thân của người dân cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Để tăng nguồn vốn này, cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân, các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp… Trên địa bàn huyện Gia Bình hiện nay có rất nhiều công ty, xí nghiệp đang hoạt động với quy mô khá lớn, không chỉ tạo việc làm cho người dân trong vùng mà hàng năm còn đóng góp rất lớn vào những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của huyện, thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà ngày càng đi lên theo hướng tích cực.
2.4.2.2. Xây dựng các hình thức tổ chức kinh doanh nông nghiệp
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, huyện Gia Bình vẫn luôn đầu tư xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tính chất công việc đồng thời hướng dẫn cho cán bộ, nông dân tham gia vào các hình thức tổ chức sản xuất, mua bán trên cơ
sở tự nguyện, tự giác, hợp tác cùng có lợi. Đó là việc các hợp tác xã mua, bán những nông phẩm có chất lượng cao với giá thành ổn định, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện nay, ngành nông nghiệp của huyện đã hình thành một số trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến, các mô hình thâm canh lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây hoa màu… Song, sự khan hiếm về vốn được coi là một trở ngại lớn đối với việc phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Hầu hết đất mà các trang trại sử dụng là đất đấu thầu hoặc đất chuyển đổi từ ruộng trũng nên không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, khi các chủ trang trại đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn để phát triển sản xuất đều bị từ chối. Chính vì thiếu vốn mà việc sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các trang trại gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các trang trại đều có quy mô nhỏ, không tập trung thành từng cụm gây khó khăn trong việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Bình quân một trang trại trồng trọ sử dụng 1,2 ha đất các loại, trang trại chăn nuôi sử dụng 0,12 ha, trang trại thủy sản sử dụng 1,3 ha, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp sử dụng 1,2 ha. Đặc biệt các trang trại nằm trong vùng, khu chuyển đổi hệ thống đường giao thông còn hạn chế, việc lưu thông vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Việc điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chắt lọc qua quá trình thực tiễn thâm canh, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi vẫn còn theo cảm tính, chưa dựa trên cơ sở, căn cứ khoa học cụ thể. Do đó, việc tiêu thụ nông sản cũng bấp bênh, hầu như các trang trại đều phải tự túc lo đầu ra, tự đi tìm thị trường tiêu thụ.
Một trở ngại nữa đối với việc phát triển trang trại là do đất đấu thầu nên nhiều chủ trang trại không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững với quy mô lớn, chỉ dừng lại ở phạm vi ngắn hạn với quy mô nhỏ. Trình độ quản lý của những chủ trang trại và tay nghề la động trong trang trại còn nhiều hạn chế. Hầu hết lao động trong các trang trại đều là nông dân, chưa được qua trường lớp đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản các kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, năng lực quản lý cũng như các thông tin về thị trường hàng hóa.
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề gây bức xúc, khó giải quyết của nhiều trang trại, nhất là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đối với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở quy mô vừa và nhỏ, các chất thải không được xử lý triệt để bằng phương pháp sinh học; thậm chí, khi một số chủ trang trại xả trực tiếp phân chuồng tươi xuống ao hồ hoặc ném xác gia súc, gia cầm đã chết xuống ao hồ làm thức ăn cho cá đã làm cho môi trường sống và môi trường nước trong ao nuôi trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến cá thường bị dịch bệnh, lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Mô hình kinh tế làm trang trại đã có những đóng góp quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Gia Bình nhưng đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra: dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch tả lợn châu Phi, hay dịch cúm gia cầm H5N1… đã làm cho nhiều hộ gia đình, chủ trang trại điêu đứng, gây thiệt hại về vốn nghiêm trọng. Mặt khác, ngày công lao động thấp, cộng với các cơ chế, chính sách chưa đồng bộ đang là nỗi trăn trở không nhỏ đối với nhiều chủ trang trại. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể cần có sự can thiệp một cách kịp thời, đồng bộ để có