Trên cơ sở Bảng Cân đối kế toán – Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE năm 2020, ta có bảng phân tích biến động các chỉtiêu như sau:
Bảng 3.22. Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản của VGS giai đoạn 2019-2020 (đơn vịtính: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Mức chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.304.532.876.887 76.51 1.341.859.920.851 76.29 (37.327.043.964) (2.78)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 23.989.910.060 1.41 13.405.541.314 0.76 10.584.368.746 1.17
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 808.493.357.229 47.42 904.647.966.585 57.3 (96.154.609.356) (10.63)
1. Phải thu của khách hàng 793.158.137.806 46.52 898.778.326.255 5.69 (105.620.188.449) (11.75)
2. Trả trước cho người bán 11.645.725.635 0,68 15.871.718.525 1.01 (4.225.992.890) (26.63) 3. Các khoản phải thu khác 18.568.801.578 1.09 22.747.054.003 1.44 (4.178.252.425) (18.37)
IV. Hàng tồn kho 463.649.575.458 27.19 417.818.585.160 23,75 45.830.990.298 10.97
V. Tài sản ngắn hạn khác 8.400.034.140 0.49 5.987.827.792 0.34 2.412.206.348 40.29
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 400.566.232.271 23.49 417.037.553.238 23.71 (16.471.320.967) (3.95)
I. Các khoản phải thu dài hạn 47.501.823.638 2.79 49.564.402.292 2.82 (2.062.578.654) (4.16)
II. Tài sản cố định 160.005.857.370 9.38 174.155.659.122 9.90 (14.149.801.752) (8.12)
IV. Tài sản dở dang dài hạn 46.620.873.607 2.73 43.940.747.487 2.50 2.680.126.120 6.1
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 119.238.508.277 6.99 110.583.525.837 6.29 8.654.982.440 7.83
VI. Tài sản dài hạn khác 27.199.169.379 1.60 38.793.218.500 2.21 (11.594.049.121) (29.89)
Thông quan bảng phân tích biến động ta có thể , Tổng giá trị Tài sản củ
năm 2020 giảm 53.798.364.931 đồng so với năm 2019 (tương ứng giảm 3,41%). Để có thể hiểu rõ hơn về mức suy giảm đáng kể này, cần có sự phân tích chi tiết hơn về các chỉ tiêu thuộc bảng phân tích biến động:
- Tổng giá trị TSNH năm 2020 so với năm 2019 giảm 37.327.043.964 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,78% trong đó:
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng 10.584.368.746 đồng, tương ứng tăng 1,17% so với năm 2019. Khoản mục này chiếm 1,41% vào năm 2020 và tăng hơn 0,65% so với năm 2019 (tăng từ 0,76% tới 1,14%). Giá trị Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty vào năm 2020 là 23.989.910.060đồng. Với lượng giá trịở mức cao như thế này, có thể thấy công ty có sự nỗ lực trong quá trình kinh doanh của mình, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, điều này còn có thể đánh giá thông qua tỷ số thanh toán bằng tiền mặt. Các khoản phải thu ngắn hạn: Tổng giá trị của các khoản phải thu ngắn
hạn năm 2020 giảm 96.154.609.356đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 10,63% so với năm 2019. Khoản mục chiếm 47,42% trong cơ cấu Tổng tài sản của công ty và giảm 9,88% so vớinăm 2019, chi tiết như sau:
Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam có diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sản xuất đến nhiều doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra việc nới giãn xã hội trong những tháng đầu dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏđến việc kinh doanh và quản lý tài chính của công ty. Sốnợ phải thu của khách hàng năm 2020 là 793.158.137.806đồng, mặc dù khoản mục phải thu khách hàng đã giảm đáng kể (giảm 11,75%) so với năm 2019 nhưng giá trị vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy yêu cầu công ty phải có kế hoạch xử lý các khoản phải thu này, thực hiện biện pháp hợp lý để nhanh chóng thu hồi. Tuy nhiên thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 47,42% là do trong tình hình kinh doanh bất lợi như vậy, doanh nghiệp muốn có doanh thu thì buộc phải bán chịu cho khách hàng.
Khoản mục trả trước cho người bán năm 2020 giảm 4.225.992.890 đồng tương ứng với giảm 26,23% so với năm 2019. Khoản mục này chiếm tỷ
trọng 0,68% trong cơ cấu tổngtài sảnnăm 2020, giảm 0,33% so với năm 2019. Nguyên nhân là do trong năm 2020, công ty có tạm ứng cho các công ty xây dựng một khoản ứng trước để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, cụ thể ứng trước cho các công ty như: Công ty Cổ phần Xây dựng Quang Minh (1.137.000.000 đồng), Công ty TNHH Kiến trúc ACT Việt Nam (5.394.256.667 đồng), Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Reenco Việt Nam (1.056.810.000 đồng). Ngoài ra còn một số khoản trả trước cho người nhà cung cấp khác (4.056.658.958 đồng).
Các khoản phải thu ngắn hạn khác năm 2020 giảm 4.178.252.425 đồng, tương ứng với giảm 18,37% so với cuối năm 2019. Khoản mục này chiếm tỷ trọng 1.09% trong tổng cơ cấu tài sảnnăm 2020và giảm 0,35% so với năm 2019. Nguyên nhân là do công ty đã thực hiệncác khoản thu từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ngoài ra các khoản phải thu cho tạm ứng, ký quỹ, ký cược cũng giảm nhẹ.
Khoản mục hàng tồn kho năm 2020 tăng đáng kể, tăng 45.830.990.298 đồng, tương ứng tăng 10,97% so với năm 2019. Mặc dù đây là mức tăng đáng kể nhưng chỉ tăng đối với nguyên liệu, vật liệu tồn kho, có thể mức tăng này nguyên vật liệu này do trong năm 2020 công ty gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất do tình hình dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên các khoản mục như chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm giảm, có thể thấy mặc dù tình hình dịch bệnh gây nhiều trở ngại cho việc kinh doanh nhưng công ty vẫn thực hiện tốt việc bán hàng của mình.
- Tổng giá trị tài sản dài hạnnăm 2020 giảm so với năm 2019 là 16.471.320.967 đồng tương ứng với giảm là 3,95%, trong đó:
Khoản mục các khoản phải thu dài hạn năm 2020 giảm 2.062.578.654 đồng, tương ứng giảm 4,16% so với năm 2019. Khoản mục này chiếm 2,79% trong cơ cấu tổng tài sảnnăm 2020 và giảm 0,03% so với năm 2019. Nguyên nhân là do công ty đã thực hiện ghi giảm khoản chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án đã phê duyệt của khu đô thị VietDuc Legend City giai đoạn 2, khoản chi trả trước này sẽ được trừ vào tiền sử
Tài sản cố định năm 2020 giảm 14.149.801.752 đồng tương ứng giảm 8,12% so với cuối năm 2019. Khoản mục này chiếm tỷ trọng 9,38% trong cơ cấu Tổng tài sản năm 2020 và giảm 0,52% so với cuối năm 2019.Với mức khấu hao được ghi nhận bổ sung trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính, có thể thấy giá trị khấu hao được ghi nhận với tài sản cố định nói chung là hợp lý.
Khoản mục các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2020 tăng 8.654.982.440đồng, tương ứng tăng 7,83% so với năm 2019. Khoản mục này chiếm 6,99 % trong cơ cấu Tổng tài sản năm 2020 và tăng 0,7% so với năm 2019. Có thể thấy với mức tăng này, công ty đãđầu tư vào dự án xây dựng mới trong năm, cụ thể là Dự án khu đô thị VietDuc Legend City đang được công ty đẩy mạnh để tiến đến giai đoạn 2. Chính vì nguyên nhân này đã đẩy khoản mục tài sản dở dang dài hạn tăng 6,1% tương ứng tăng 2.680.126.120 đồng.
Khoản mục tài sản dài hạn khác năm 2020 giảm 11.594.049.121 đồng, tương ứng giảm29,89% so với năm 2019. Khoản mục này chiếm tỷ trọng 1,6% trong cơ cấutổngtài sản của công tynăm 2020 và giảm 0,61% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm là do các chi phí thuê kho, thuê văn phòng, sửa chữa lớn tài sản cố định, công cụdụng cụ chờ phân bổ giảm mạnh. Với mức giảm này có thể là do tình hình phân bổ công cụ dụng cụ bị trì hoãn do quá trình sản xuất gặp nhiều trở ngại khi dịch bệnh bùng phát, các chi phí khi thuê kho và văn phòng cũng giảm có thể là do nguyên do này. Thông qua phân tích cơ cấu và tình hình biến động của Phần tài sản có thể thấy, phần Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tổng tài sản (chiếm gần 3/4 trên tổng tài sản) là hợp lý dohoạt độngchính của công ty làsản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ thép. Tài sản dài hạn chiếm khoảng 1/4 trong cơ cấu Tổng tài sản của công ty, chủ yếu là đến từ các khoản đầu tư dài hạn cho các dự án, công trình lớn. Trong tương lai, công ty cần nỗ lực hơn hết trong việc gia tăng hiệu quả trong việc sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.23. Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của VGS giai
đoạn 2019-2020 (đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
Chênh lệch Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) C. NỢ PHẢI TRẢ 947.935.955.665 55.6 1.065.784.175.164 60.59 (117.848.219.499) (11.06) I. Nợ ngắn hạn 929.414.054.415 54.51 1.038.900.704.819 59.07 (109.486.650.404) (10.54) 1. Phải trả người bán 469.128.027.413 27.51 342.815.577.012 19.49 126.312.450.401 36.85 7. Các khoản phải trả khác 785.542.452 0.05 766.894.669 0.04 18.647.783 2.43 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 384.220.811.140 22.53 630.376.601.995 35.84 (246.155.790.855) (39.05) II. Nợ dài hạn 18.521.901.250 1.09 26.883.470.345 1.53 (8.361.569.095) (31.1) 1. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 15.300.000.000 0.9 24.095.238.095 1.37 (8.795.238.095) (36.5) D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 757.163.153.493 44.4 693.113.298.925 39.41 64.049.854.568 10.02 I. Vốn chủ sở hữu 757.163.153.493 44.4 693.113.298.925 39.41 64.049.854.568 10.02 1. Vốn góp của chủ sở hữu 421.115.890.000 24.7 421.115.890.000 23.94 0 0 2. Thặng dư vốn cổ phần 69.835.386.699 4.1 69.835.386.699 3.9 0 0
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 214.512.450.354 12.58 156.604.807.764 8.9 57.907.642.590 36.98
TỔNG CỘNG
Thông qua bảng phân tích biến động,tổng nguồn vốn của công ty năm 2020 giảm 53.798.364.931 đồng, tương ứng giảm là 3,06% so với năm 2019. Để có thể hiểu rõ hơn về mức suy giảm đáng kể này, cần có sự phân tích chi tiết hơn về các chỉ tiêu thuộc bảng phân tích biến động:
- Tổng giá trị Nợ phải trả năm 2020 giảm 117.848.219.499 đồng, tương ứng giảm 11,06% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 55,6% trong tổng nguồn vốn năm 2020, trong đó:
Khoản mục nợ ngắn hạn năm 2020 giảm 109.486.650.404 đồng, tương ứng giảm 10,54% so với năm 2019. Khoản mục này chiếm tỷtrọng 54,51% trong cơ cấu tổng nguồn vốn và giảm 4,56% so với năm 2019. Trong đó:
Khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 126.312.450.401 đồng, tương ứng tăng 36,85% so với năm 2019, khoản tăng này là do phát sinh nợ phải trả đối với công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, cụ thể là phát sinh 117.442.204.805 đồng và các khoản nợ ở các công ty khác cũng tăng nhẹ. Ngoài ra còn trả được khoản nợ cho Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (66.943.957.321 đồng), tuy nhiên khoản giảm nợ phải trả này không bù đắp được cho khoản tăng nợ phải trả ở các công ty khác.
Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm 246.155.790.855 đồng, tương ứng giảm 36,5% so với năm 2019. Khoản này chiếm tỷ trọng 22,53% trong cơ cấu tổng nguồn vốn và giảm 13,31% so với năm 2019. Điều này cho thấy công ty đã giảm việc sử dụng đòn bẩy tài chính, điều đó sẽ giảm áp lực đến việc trả nợ và trả lãi vay vào những năm sau. Các khoản phải trả, phải nộp khác cuối năm 2020 tăng 18.647.783 đồng,
tương ứng tăng 2,43% so với năm 2019. Khoản này chiếm tỷ trọng 0,05% trong cơ cấu tổng nguồn vốn, tăng 0,01% so vớinăm 2019. Sở dĩ các khoản phải trả, phải nộp khác tăng lên chủ yếu là do công ty phải chia lợi nhuận cổ tức cho các bên liên quan, các khoản kinh phí công đoàn và bảo hiểm bắt buộc.
Khoản mục nợ dài hạnnăm 2020 giảm 8.361.569.095 đồng, tương giảm 31,1% so với năm 2019. Khoản này chiếm tỷ trọng 1,09% trong cơ cấu tổng nguồn vốn năm 2020. Khoản vay dài hạn tăng lên là do công ty đã
chuyển khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên sang dài hạn. Mục đích của việc chuyển đổi này là năm 2020 công ty mở rộng sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước châu Âu và Nhật Bản vào dây chuyền sản xuất ống thép, tôn cán nguội, tôn mạ kẽm hiện đại nên cần có một nguồn vốn lớn, dài hạn để đầu tư.
- Tổng giá trị Vốn chủ sở hữucủa công ty năm 2020 là 757.163.153.493 đồng, tăng 64.049.854.568 đồng tương ứng tăng 10,02% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 44.4% trong cơ cấutổngnguồn vốn, trong đó:
Khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu không đổi so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 24,7% trong cơ cấutổngnguồn vốn năm 2020. Số vốn chủ sở hữu cuối năm 2020 không đổi là do công ty chủ yếu huy động vốn từ việc đi vay thay vì huy động vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty đang có sự huy động nguồn vốn khá rủi ro. Tuy nhiên với tình hình kinh tế trong năm có nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng đã mở ra những thời cơ mới cho công ty trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thì việc áp dụng tỉ lệ nguồn vốn như vậy có thể chấp nhận được vì sẽ giúp công ty tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính cũng như khuếch đại lợi nhuận.
Tóm lại, qua phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn cho thấy Vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm cuối năm 2020 chiếm tỷ trọng là 44.4% trong tổng cơ cấu nguồnvốn điều đó chứng tỏ công ty cũng có năng lực tài chính. Tuy nhiên công ty vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, công ty có xu hướng nghiêng về Vốn vay nợ hơn là Huy động Vốn CSH. Tỷ lệ vay nợ của công ty cao nhưng có khả năng trả hết nợ trong cùng năm tài chính, có thể thấy chính sách huy động vốn của công ty là phù hợp và có hiệu quả đối với lộ trình và chiến lược huy động vốn đã vạch ra của công ty. Nhưng công ty cũng cần phải xem xét lại việc Huy động Vốn CSH thay vì Vốn vay nợ vì khi có những yếutố tác động như dịch bệnh covid kéo dài khả năng trả nợ giảm hoặc không có khả năng trả nợ thì có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Công ty cần có chính sách huy động vốn hợp lý hơn để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và đảm bảo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh.
bằng ½ vốn chủ sở hữu (20,91%), tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bởi vốn chủ sở hữu (23,49%). So với năm 2019 thì công ty có tỷlệ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn bất cân đối hơn (khoảng 80% và 20%), điều đó cho thấy quy mô về vốn của DN tăng lên. Đồng thời với tỉ lệ nợ khá cao (55,6%) trong cơ cấu nguồn vốn, tuy nhiên lợi nhuận chưa phân phối lại cao hơn so với năm 2019. Điều này chứng tỏ công ty đã quản trị và sử dụng tốt đòn bẩy tài chính cũng như về rủi ro khitỷlệ nợ cao có thể đem lại như đã phân tích trong năm 2020.