- Doanh thu năm 2020 giảm so với năm 2019 (khoảng 159 tỷ đồng), đồng thời các khoản phải thu khách hàng cũng giảm, có khảnăng chính sách bán chịu của công ty không được nới lỏng. Nếu chính sách bán chịu của công ty được nới lỏng, bán chịu hàng hóa với thời gian dài thì doanh thu sẽtăng do thu hút được nhiều khách hàng nhưng bên cạnh đó chi phí cũng tăng, công ty phải chấp nhận đánh đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro của khoản mục nợ phải thu. Vì thế, công ty cần xây dựng một chính sách hợp lý đểgia tăng doanh thu nhưng vẫn kiểm soát được các chi phí liên quan đến nợ phải thu.
- Vay và nợ thuê tài chính của công ty có khảnăng trả hết nợ từ lúc bắt đầu vay đến khi kết thúc năm tài chính (vay 384.220.811.140 đồng; số có khả năng trả nợ 384.220.811.140 đồng).
- Vốn đầu tư chủ sở hữu trong năm tài chính không đổi. Công ty có xu hướng nghiêng về Vốn vay nợ hơn là Huy động Vốn CSH. Tỷ lệ vay nợ của công ty cao nhưng có khảnăng trả hết nợtrong cùng năm tài chính, có thể thấy chính sách huy động vốn của công ty là phù hợp và có hiệu quảđối với lộ trình và chiến lược huy động vốn đã vạch ra của công ty. Nhưng công ty cũng cần phải xem xét lại việc Huy động Vốn CSH thay vì Vốn vay nợ vì khi có những yếu tốtác động như dịch bệnh covid kéo dài khảnăng trả nợ giảm hoặc không có khảnăng trả nợ thì có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
- Doanh thu bán hàng hóa cao hơn so với năm trước, các khoản giảm trừnhư chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại khá cao so với năm trước (năm trước khoảng 18.3 tỷđồng; năm nay lên tới gần 25.5 tỷđồng), nhưng công ty không trình bày rõ về vấn đề này trong phần thuyết minh.
- Hàng tồn kho: nguyên vật liệu quá nhiều so với thành phẩm điều này cho thấy sức hoạt động quá yếu, nguyên vật liệu tồn nhiều có thểảnh hưởng giá bán thành phẩm về sau.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH