Cách khắc phục

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (9) (Trang 44 - 48)

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3. Cách khắc phục

a. Đối với ngân hàng BIDV

- Cán bộ quan hệ khách hàng cần xem xét kỹ hồ sơ trước khi

cho vay, có sự trao đổi với bộ phận quản trị tín dụng trước khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng.

- Trước và trong q trình xét duyệt cho vay: Kiểm tra thơng tin của khách hàng, dự án sản xuất, kinh doanh, đối chiếu với thực tế, kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ khách hàng.

- Khi giải ngân: Kiểm tra đề nghị giải ngân của khách hàng phù hợp với từng mục đích sử dụng vốn vay cụ thể.

- Trong quá trình kiểm tra, đánh giá nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ quan hệ khách hàng phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo phịng quan hệ khách hàng và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.

- Trường hợp khách hàng trả nợ, cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng lập (02 bản) UNC hoặc giấy nộp tiền mặt trong đó ghi rõ nội dung trả nợ số tiền gốc, lãi và phí trả nợ. Sau

đó, cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân lập đề nghị thu nợ chuyển phòng dịch vụ khách hàng để tiến hành thu nợ.

b. Đối với ngân hàng Techcombank

- Tăng cường trình độ chun mơn cho cán bộ tín dụng: Coi

trọng việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất để cán bộ tín dụng có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung của đơn vị.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

+ Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thơng qua xác định giới hạn tín dụng/ mức cho vay của từng khách hàng.

+ Trên cơ sở giới hạn tín dụng/mức cho vay đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ: Cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay có vai trị vơ cùng quan trọng, thơng qua kiểm sốt tính tn thủ trong hoạt động cho vay có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và giảm thiểu những rủi ro tín dụng.

- Tăng cường công tác xử lý nợ:

+ Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước trình tự và thận trọng nhằm tránh phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng.

+ Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự trữ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ xấu, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả.

+ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khởi kiện, xử lý tài sản,....

c. Đối với ngân hàng HSBC

- Cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng khơng nên chỉ chú trọng vào mỗi

mảng khách hàng cá nhân để có thể mở rộng nhiều đối tượng khách hàng tạo đà tăng trưởng tốt hơn.

- Có thể nới lỏng một vài điều kiện mở thẻ tín dụng ví dụ như khơng bó buộc cá nhân chỉ cư trú tại 15 tỉnh/thành theo quy định mà có thể mở rộng ra các tỉnh thành khác nữa, giúp ngân hàng mở rộng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

- Xu hướng mở thẻ tại các quầy giao dịch tự động ngày càng phát triển ví dụ như LiveBank của TPBank hay SmartBank của MB Bank. Vì thế HSBC nên bắt kịp xu hướng chuyền đổi số mở ra các quầy giao dịch tự động tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng, hỗ trợ cho khách hàng các giao dịch mà trước nay chỉ có thể thực hiện tại quầy truyền thống. Vì thế các giao dịch có thể diễn ra ngồi giờ hành chính và ln nhận được tư vấn bởi nhân viên từ xa, giúp giảm một lượng lớn chi phí nhân sự, quản lý và tối ưu thời gian, tiền bạc cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Ngày nay, các ngân hàng dù đã phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hoạt động cấp tín dụng là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của ngân hàng thương mại. Đó là một hoạt động kinh doanh quan trọng, đem lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng thương mại. Tín dụng đã là một phần khơng thể thiếu, tiêu biểu trong hoạt động ngân hàng đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động cho vay chiếm tới 90% hoạt động của ngân hàng, vì thế việc xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý để giảm rủi ro là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Qua tìm hiểu quy trình tín dụng của 3 ngân hàng trên ta thấy được các điểm khác nhau cơ bản trong quy trình tín dụng ngân

hàng. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch tốn kinh tế. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hồn trả và có lợi tức ngân hàng huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ sung cho sản xuất kinh doanh.

Trên đây là tồn bộ phần bài tập lớn mà nhóm chúng em nghiên cứu và chuẩn bị. Trong q trình làm bài chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định về mặt kiến thức, do vậy nhóm chúng em hy vọng có thể nhận được những đánh giá từ cô để giúp cho phần bài tập lớn này của nhóm được hồn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng I – Học viện ngân hàng 2. https://www.hsbc.com.vn/

3. https://www.hsbc.com.vn/loans/products/home/ 4. https://www.hsbc.com.vn/loans/compare/

5. https://www.techcombank.com.vn/ 6. https://www.bidv.com.vn/

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (9) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w