Nguyên lý hoạt động và kiến trúc của mô hình dịch vụ phân biệt

Một phần của tài liệu QoS và các kịch bản triển khai trong hệ thống mạng đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ thông tin (Trang 35 - 38)

2.3.2.1. Nguyên lý hoạt động

Khi bắt đầu đi vào mạng DiffServ tại bộ định tuyến biên, gói tin IP sẽ được phân loại. Bộ định tuyến biên thực hiện việc phân loại bằng cách kiểm tra mã DSCP (DiffServ Code Point) chứa chủng loại dịch vụ nằm trong phần đầu gói cùng với một số dữ liệu khác liên quan tới luồng vi mô của gói IP (địa chỉ đầu gửi, địa chỉ đầu nhận).

Các gói tin đến bộ định tuyến có thể đã được đánh dấu hoặc chưa đánh dấu, bộ định tuyến xác định điểm mã điều khiển dịch vụ DSCP của gói tin và phân loại các gói tin theo phương pháp phân loại kết hợp hành vi BA. Các gói tin phân loại thành các lớp BA được chuyển tiếp theo hành vi từng bước PHB (Per Hop Behavior) được định nghĩa trước cho các BA. Mỗi PHB được thể hiện bởi giá trị DSCP và xử lý giống nhau đối với các gói tin trong cùng lớp BA.

26

Hình 2-10 Mô hình các bước dịch vụ phân biệt

Sau khi chủng loại của gói IP được xác định, bộ định tuyến biên sẽ áp dụng một số giải pháp điều chỉnh tiếp theo cho gói tin nếu cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ tuân thủ cụ thể của gói IP và mức độ chặt chẽ của DiffServ, giải pháp được bộ định tuyến biên sử dụng có thể là đánh dấu gói, điều chỉnh gói (loại bỏ gói hoặc làm trễ gói một thời gian nhất định trước khi chuyển tiếp).

Bộ định tuyến lõi có nhiệm vụ kiểm tra chủng loại của gói IP và chuyển tiếp gói tin IP theo cách gói tin đó được nhận, bao gồm định tuyến cho gói, hoặc xếp gói vào bộ đệm thích hợp nếu cần thiết.

Mặc dù đã khắc phục được nhược điểm về tính áp dụng rộng của IntServ nhưng mô hình DiffServ chỉ có khả năng đảm bảo QoS cho luồng IP tổng. Hiện nay, mô hình DiffServ vẫn chưa được các nhà cung cấp dịch vụ triển khai trong mạng của họ cũng bởi nguyên nhân là sự cần thiết phải đầu tư nâng cấp mạng, thiếu động lực triển khai do tính tiện lợi của cung ứng thừa dung lượng cũng lý giải cho hiện trạng này.

2.3.2.2. Kiến trúc của mô hình phân biệt dịch vụ

Kiến trúc của mô hình phân biệt dịch vụ được định nghĩa trong RFC 2475. Trong đó, một mạng IP được chia thành các miền phân biệt dịch vụ (viết tắt là miền DS – DS Region), trong một miền DS có một hoặc nhiều vùng phân biệt dịch vụ (viết tắt là vùng DS – DS Domain) kế tiếp nhau. Một vùng DS gồm có các bộ định tuyến hỗ trợ cơ chế phân biệt dịch vụ, còn gọi là các nút DS, hoạt động với cùng một chính sách cung cấp dịch vụ. Một vùng mạng IP hoặc vùng IP có một đường biên, một vùng DS được phân ranh giới bởi một đường biên DS (DS Boundary). Một nút DS đặt tại đường biên DS được xác định là nút biên DS (DS Boundary node); và một nút DS ở bên trong vùng DS được gọi là nút bên trong DS (DS interior node).

27

Có hai kiểu nút biên DS: nút biên lối vào và nút biên lối ra. Nút biên lối vào là nút biên DS đặt ở lối vào của vùng DS, và nút bên lối ra là nút biên DS được đặt ở lối đầu ra của vùng DS theo hướng truyền từ máy gửi sang máy nhận. Các lưu lượng đi vào một vùng DS thông qua nút biên đầu vào và đi ra một vùng DS thông qua nút biên đầu ra. Hình 2-12 cho chúng ta thấy rõ về các thành phần chính trong một vùng DS

Hình 2-11 Các thành phần chính trong một vùng DS

Các nút biên DS thực thi việc phân loại và điều khiển lưu lượng đầu vào để bảo đảm rằng các gói tin qua vùng DS được đánh dấu thích hợp để lựa chọn một PHB từ một nhóm PHB được hỗ trợ trong phạm vi vùng DS đó. Các nút trong vùng DS hay còn gọi là các nút lõi thực hiện việc lựa chọn cách ứng xử chuyển tiếp cho các gói tin dựa trên điểm mã dịch vụ DSCP của chúng, sắp xếp vào một trong các PHB

Mô hình DiffServ tại biên và lõi của mạng được mô tả cụ thể các chức năng như sau:

Hình 2-12 Mô hình tại biên và lõi của DiffServ.

Một miền DS có một hoặc nhiều vùng DS liền kề nhau có các chính sách quản trị khác nhau. Do đó, một miền DS có thể cung cấp DiffServ qua các bộ định tuyến trên mạng dưới nhiều chính sách quản trị khác nhau.

28

Tổng quát, mỗi vùng DS thực thi các chính sách và PHB của chúng. Mỗi vùng có thể sử dụng điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP để chỉ định các kiểu lưu lượng. Để cung cấp DiffServ qua miền DS, các vùng DS ngang hàng trong miền DS có thể thiết lập một mức thỏa thuận dịch vụ SLA chứa thỏa thuận lưu lượng TCA phù hợp tại các Interface giữa các vùng DS. Một số vùng DS trong một miền DS có thể kế thừa một chính sách cung cấp dịch vụ chung và có thể hỗ trợ tập hợp chung các nhóm PHB và cách sắp xếp điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP, vì vậy có thể loại bỏ quy định lưu lượng giữa các vùng DS trong một miền DS.

Hình 2-13 Miền DS và vùng DS

Một phần của tài liệu QoS và các kịch bản triển khai trong hệ thống mạng đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ thông tin (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)