Chính sách lưu lượng – Traffic Policing

Một phần của tài liệu QoS và các kịch bản triển khai trong hệ thống mạng đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ thông tin (Trang 62 - 63)

Chính sách lưu lượng được sử dụng để kiểm tra các luồng lưu lượng gói tin IP đi vào các cổng đầu vào của các bộ định tuyến có phù hợp với tốc độ lưu lượng đã được thỏa thuận từ trước hay không. Chính sách lưu lượng bao gồm bộ đo các lưu lượng để xác định lưu lượng đầu vào và đầu ra, trên cơ sở đó áp dụng chính sách điều khiển tốc độ lưu lượng phù hợp với đầu ra bởi bộ đánh dấu gói tin. Các gói tin có thể bị loại bỏ nếu không phù hợp với chính sách lưu lượng.

53

Thông thường, chính sách lưu lượng kiểm tra tốc độ của lưu lượng đi vào theo một tham số lưu lượng chính như: Tốc độ thông tin cam kết (CIR – Committed Information Rate) và tốc độ thông tin đỉnh (PIR – Peak Information Rate) hoặc một số tham số phụ khác như: Kích thước bùng nổ đỉnh (PBS – Peak Burst Size), kích thước bùng nổ cam kết (CBS – Committed Burst Size) và kích thước bùng nổ vượt ngưỡng (EBS – Excess Burst Size).

3.5.3.3. Tốc độ thông tin cam kết – CIR

Tốc độ thông tin cam kết là giới hạn trung bình tốc độ lưu lượng mà nhà cung đã cam kết theo bản thỏa thuận với khách hàng của họ. Đơn vị đo của CIR là byte/giây. Việc đếm số lượng byte của gói tin IP của CIR, bao gồm toàn bộ phần header của gói tin IP. Tuy nhiên, giống như PIR, các gói tin xuống tầng mạng và tầng thấp hơn mới được đếm header.

3.5.3.4. Tốc độ thông tin đỉnh – PIR

Tốc độ thông tin đỉnh là tốc độ lớn nhất mà các gói tin được phát đi từ phía khách hàng theo như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như thỏa thuận mức dịch vụ. Đứng bên phía khách hàng, thì tốc độ phát đi tối đa là giới hạn đường truyền vật lý của khách hàng. Do đó, PIR của khách hàng không thể lớn hơn tốc độ đường truyền

của khách hàng đó. Nếu PIR được đặc trưng bởi λmax, thì giá trị nghịch đảo của PIR

dựa trên lý thuyết sẽ là thời gian tối thiểu mà gói tin đi vào: 1/λmax. Đơn vị đo của

PIR là byte/giây.

3.5.3.5. Kích thước bùng nổ - Burst Size

Có 3 tham số kích thước bùng nổ được sử dụng trong chính sách lưu lượng như các tham số phụ: Kích thước bùng nổ cam kết (CBS – Committed Burst Size), kích thước bùng nổ vượt quá giới hạn (EBS – Excess Burst Size) và kích thước bùng nổ đỉnh (PBS – Peak Burst Size). CBS là kích thước bùng nổ tối ta mà mạng đã cam kết và chỉ rõ số gói tin tối đa trong các byte mà mạng có thể truyền đi theo PIR của nguồn truyền trong khi vẫn đồng ý làm theo CIR đã thực thi. EBS là một ngưỡng khác của kích thước bùng nổ, nó vượt quá CBS, và CBS < EBS. Các gói tin vượt ngưỡng EBS sẽ bị đánh dấu đỏ. CBS và EBS được sử dụng kết hợp với CIR. PBS là tham số kích thước bùng nổ tương tự như CBS, nó được sử dụng kết hợp với PIR.

Một phần của tài liệu QoS và các kịch bản triển khai trong hệ thống mạng đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ thông tin (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)