Tác giả Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương [9] đã: “Nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần sợi spandex tới các tính chất cơ lí của vải single jersey”.
Nhóm tác giả đã sử dụng 04 vải CVC nhưng có tỷ lệ cài sợi spandex khác nhau. Các mẫu vải được xác định khả năng thoáng khí và khả năng giãn đứt lần lượt theo các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5092: 2009, ASTM D 737: 2004 và TCVN 5795 – 1994 kết quả cho thấy: tỷ lệ sợi spandex cài trong vải có ảnh hưởng tới độ thoáng khí của vải
single jersey. Khi tỷ lệ sợi spandex giảm thì độ thoáng khí của vải tăng lên rõ rệt, cụ
thể tỷ lệ sợi spandex 25; 33; 50 và 100% có độ thoáng khí tương ứng 84,8; 646,9; 562,7; 345,9 L/m2/S và khi lực tác dụng nhỏ (0-5N) thì độ giãn của vải không có sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lực tác dụng càng tăng thì độ giãn của vải có xu hướng giảm dần và sự khác biệt giữa các mẫu cũng rõ ràng hơn. Khi tỷ lệ sợi cài spandex tăng lên
thì độ giãn của vải có xu hướng giảm đi ở cùng một giá trị lực tác dụng, tức là mô đun đàn hồi của vải tăng lên.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuyên [10] đã “ Nghiên cứu khả năng đàn hồi của vải dệt
kim bằng phương pháp thực nghiệm”. Nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp thử
nghiệm, đo đạc – so sánh các mẫu thử, từ đó đưa ra bảng xây dựng hệ số đàn hồi tiêu chuẩn của một số mẫu vải dệt kim. Cuối cùng kết luận: Vải dệt kim có thông số đàn hồi cao, đặc biệt là tại các vị trí thắt của cơ thể: ngực, eo , mông. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy: Trọng luwonjg và độ dày của vải cũng có ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi, mật độ sợi cao nên làm giảm tỷ lệ lỗ trống trên mặt vải nên khả năng đàn hồi giảm.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi [11] đã công bố kết quả: “Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của mật độ dệt dọc và mật độ dệt ngang đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”. Nhóm tác giả đã sử dụng nguyên liệu là hai loại vải dệt kim Single và vải Rib 1:1 làm từ 100% Cotton với độ mảnh sợi Ne 30/1. Vải Single mật độ dọc 132; 140; 147 (hàng vòng/100 mm). Mật độ ngang 177; 180; 183 (cột vòng/100 mm), khối lượng 120 g/m2
đến 138 g/m2
Vải Rib 1:1 mật độ dọc 137; 144; 150 (hàng vòng/100 mm). Mật độ ngang 124; 133; 143 cột vòng/100 mm), Rib 1:1 khối lượng 314 g/m2
đến 331 g/m2
. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao Box-Wilson. Kết quả cho thấy:
‐ Phương trình hồi quy độ rủ của vải Single và vải Rib 1:1 các hệ số đều có ý nghĩa thống kê. Mật độ dọc và mật độ ngang ảnh hưởng đến độ rủ của vải.
‐ Khi tăng mật độ dệt dọc và mật độ dệt ngang, hệ số rủ của vải Rib 1:1 tăng nhanh hơn hệ số rủ của vải Single.
‐ Hệ số rủ của vải Single và Rib1:1 thay đổi khi khối lượng vải khác nhau. Khi khối
lượng vải tăng thì hệ số độ rủ tăng, độ rủ của vải giảm.
Nhóm tác giả Quaynor, Takahashi, Nakajima [12] đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ giặt và giặt lên các đặc tính bề mặt và độ ổn định kích thước trong bài báo đã công bố: “Effects of laundering on the Surface Properties and
Dimensional Stability of Plain Knitted Fabrics” được nghiên cứu đối với các loại vải
dệt kim phẳng trơn, cotton và polyester với các hệ số phủ khác nhau. Các loại vải được trải qua quá trình thư giãn và một loạt chu kỳ giặt và sấy khô kéo dài trong máy giặt ở
các nhiệt độ khác nhau. Kích thước, độ ma sát bề mặt và độ nhám của vải được đo trong mọi quá trình. Những thay đổi về độ ổn định kích thước và tính chất bề mặt với quá trình giãn và nhiệt độ giặt được làm rõ. Mối quan hệ giữa chuyển động ma sát và các thông số của cấu trúc vải cũng được bàn luận. Kết quả cho thấy độ co rút cao nhất được ghi nhận với bông dệt kim chùng ở nhiệt độ cao nhất. Có ảnh hưởng đáng kể của sự giãn ướt đối với sự ổn định kích thước cũng như các đặc tính bề mặt. Các loại vải dệt kim mỏng cũng cho thấy độ ma sát cao hơn các loại vải dệt kim chặt chẽ. Hệ số ma sát có xu hướng giảm khi độ chặt tăng lên, trong khi độ nhám bề mặt lại có xu hướng ngược lại. Có mối tương quan tốt giữa chuyển động trượt dính và các đường gân trên vải. Hệ số ma sát có xu hướng giảm khi độ chặt tăng lên, trong khi độ nhám bề mặt lại có xu hướng ngược lại.