Nhóm nghiên cứu đã xác định thông số cấu trúc vải: thành phần, khối lượng vải g/m2 , mật độ của vải tại phòng thí nghiệm khoa công nghệ Hóa của trường và xác định khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải tại phòng thí nghiệm của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm và phân tích kết quả xác định được, nhóm nghiên cứu đã cho ra một số kết quả sau:
Các thông số cấu trúc của vải: thành phần, khối lượng, mật độ có ảnh hưởng đến thoáng khí, mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt, cụ thể:
Mẫu vải M2 với thành phần CVC 74/26 có khối lượng và mật độ thấp nhất nhưng có độ thoáng khí cao hơn hẳn mẫu vải M1( thành phần 100% bông) và M3 với thành phần CVC 65/35. Từ đó cho thấy, cùng với một mẫu vải có kích thước theo tiêu chuẩn nhưng mẫu vải có mật độ và khối lượng thấp hơn các mẫu còn lại thì độ thoáng khí sẽ tăng. Thành phần của vật liệu cũng ảnh hưởng tới độ thoáng khí: phần trăm bông có trong vải càng nhiều thì độ thoáng khí càng tăng do các tinh thể trong bông ít hơn và xơ trong sợi liên kết lỏng lẻo hơn.
Mẫu M4 với thành phần là polyester 100%, mật độ và khối lượng cao cho khả năng mao dẫn cao. Ngược lại, mẫu M2 có mật độ và khối lượng thấp nhất cho khả năng mao dẫn thấp nhất.
56
KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Vải dệt kim là loại vải rất phổ biến trong ngành may mặc hiện nay, nó được hình thành từ các vòng sợi được liên kết đều đặn với nhau theo một quy luật tạo vòng nhất định được sản xuất bởi công nghệ dệt kim. Chính vì vậy, nó được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống. Bên cạnh đó, nó cũng là đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Các thông số cấu trúc ảnh hưởng đến các đặc tính cơ lý của vải như: khả năng thoáng khí, độ mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải, cụ thể:
‐ Mẫu vải M2 với thành phần CVC 74/26 có khối lượng và mật độ thấp nhất nhưng có độ thoáng khí cao hơn hẳn mẫu vải M1( thành phần 100% bông) và M3 với thành phần CVC 65/35. Từ đó cho thấy, cùng với một mẫu vải có kích thước theo tiêu chuẩn nhưng mẫu vải có mật độ và khối lượng thấp hơn các mẫu còn lại thì độ thoáng khí sẽ tăng. Thành phần của vật liệu cũng ảnh hưởng tới độ thoáng khí: phần trăm bông có trong vải càng nhiều thì độ thoáng khí càng tăng do các tinh thể trong bông ít hơn và xơ trong sợi liên kết lỏng lẻo hơn.
‐ Mẫu M4 với thành phần là polyester 100%, mật độ và khối lượng cao cho khả năng mao dẫn cao. Ngược lại, mẫu M2 có mật độ và khối lượng thấp nhất cho khả năng mao dẫn thấp nhât.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm thực hiện rút ra kết luận: Thông số cấu trúc về mật độ là yếu tố quan trọng ảnh huưởng đến các đặc tính cơ lý của vải: Mật độ sợi càng cao dẫn đến khối lượng càng cao tương ứng với thoáng khí giảm, mao dẫn tăng, khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải tăng. Ngược lại, mật độ vải thấp dẫn đến khối lượng vải thấp, thoáng khí tăng, mao dẫn giảm, khả năng dãn đứt và kéo đứt giảm.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc của vải dệt kim (độ dày của vải, độ chứa đầy diện tích của vải...) đến một số tính chất của vải (độ rủ, độ co, độ thoáng khí...) góp phần lựa chọn loại vải có thông số cấu trúc phù hợp để may đồng phục cho sinh viên trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: https://mayhopphat.com/tin-tuc/vai-det-kim.html [2]: https://tudienhoahoc.com/vai-det-kim.html. [3]: https://www.elle.vn/xu-huong-thoi-trang/9-kieu-ao-len-det-kim-nu-dep-cho-mua- thu. [4]: https://www.hanosimex.com.vn/quan-ao-det-kim/ao-det-kim-10.html. [5]: http://remquyhanh.com/man-khung-mau-man-khung-dep/ [6]: http://www.daythung.vn/vi/news/36-hng-dn-phan-loi-li-danh-ca/ [7]: https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/gia-vo-y-khoa-la-bao-nhieu-va-noi- nao- ban-uy-tin-44874.html.
[9]: Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương, “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần sợi Sandex tới các tính chất cơ - lý của vải Single Jersey dệt từ sợi CVC sử
dụng cho quần thể thao leging nữ”, Tạp chí khoa học& công nghệ, số 50.2019
[10]: ThS.Nguyễn Thị Luyên, “Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương pháp thực nghiệm”, Khoa Công Nghệ May & Thời trang.
[11]: Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017.
[12]: Quaynor, L., Takahashi, M., Nakajima, M., Effects of laundering on the Surface Properties and Dimensional Stability of Plain Knitted Fabrics , Textile Research Journal, 2000, Vol 70, No. 1, pp. 28-35.
[13]: https://vanbanphapluat.co/tcvn-5092-2009-vat-lieu-det-vai-det-phuong-phap-xac- dinh-do-thoang-khi
[14]: https://vanbanphapluat.co/tcvn-5795-1994-vai-det-kim-phuong-phap-xac-
dinh- do-ben-keo-dut-va-do-gian-dut
[15]: TCVN 5791 – 1994: Tiêu chuẩn lấy mẫu thử vải dệt kim. [16]: TCVN 5465-11:2009: Tiêu chuẩn xác định thành phần của vải
[17]: TCVN 8042: 2009 ASTM D 3776: 2007: Tiêu chuẩn xác định khối lượng của vải dệt kim
[18]: TCVN 5794:1994: Tiêu chuẩn xác định mật độ vải dệt kim.
[19]: TCVN 5092: 2009, ASTM D 737: 2004: Tiêu chuẩn xác định độ thoáng khí của vải dệt kim.
[20]: TCVN 5073-1990: Tiêu chuẩn xác định độ mao dẫn của vải dệt kim
[21]: TCVN 5795 – 1994: Tiêu chuẩn xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim.
60
PHIẾU ĐĂNG KÝ VÀ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOAHỌC CỦASINH VIÊN
1. Cơ quan chu tri: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đia chi: Số 298 – Đường Cầu Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà
Nội. Điên thoai:02437655121.
2. Tên đê tai:
Nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số cấu trúc tới đặc tính cơ lý của vải dệt kim 3. Chu nhiêm đê tai:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thơm Mã số sinh viên: 2019607571
Lớp: ĐH CNVLDM Khoa: Công Nghệ May & TKTT
Điên thoai: 0961056253 Email: thom12a1k43@gmail.com
4. Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên: TS. Lưu Thị Tho
Đơn vị công tác: Khoa CN May và Thiết kế thời trang Điên thoai: 0988278230
Email: luuthitho1973@gmail.com
5. Sinh viên tham gia thực hiện đề tài
STT Họ và tên 1 Trần Thị Mai Hoa 2 Nguyễn Thị Thùy 3 Trịnh Đỗ Đan Linh 4 Nguyễn Thị Hồng Nhung 5 Nguyễn Thị Thơm
6. Tinh hinh nghiên cưu ơ nươc ngoai:
Quy mô thị trường vải dệt kim toàn cầu đạt 23,8 tỷ USD vào năm 2018 và được dự đoán sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn dự báo. Ngành công nghiệp may mặc đang phát triển là một trong những yếu tố chính thúc đẩy thị trường. Hơn nữa,
tầm quan trọng ngày càng tăng của vải dệt kim trong các ngành ô tô, xây dựng, sản xuất và y tế dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu thị trường trong giai đoạn dự báo.
Do vải dệt kim có nhiều các tính chất ưu việt như: Co giãn, đàn hồi, thoáng khí, khả năng thấm hút tốt…. nên vải dệt kim được ứng dụng nhiều trong nhiều trong đời sống như quần áo lót mặc trong, quần áo thể thao, quần áo khoác ngoài… Do đó, vải dệt kim luôn được các nhà sản xuất, các nhà thiết kế, các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu để phát triển ra các loại vải dệt kim phong phú về chất liệu, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu được công bố liên quan tới vải dệt kim, tuy nhiên những công trình nghiên cứu chưa tập nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần, thông số cấu trúc tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt. Mỗi công trình nghiên cứu chỉ lồng ghép một vài tính chất của vải để phục vụ cho việc nghiên cứu [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9].
[1] Kunal Singha, Analysis of Spandex/Cotton Elastomeric Properties: Spinning and
Applications, International Journal of Composite Materials 2012, 2(2): 11-16
[2]M.Senthilkumar,S. Sounderraj and N. Anbumani, Department of Textile Technology, PSG College of Technology,India,Effect of Spandex Input Tension, Spandex Linear Density and Cotton Yarn Loop Length on Dynamic Elastic Behavior of Cotton/Spandex
Knitted Fabrics,volume 7, Issue 4, Fall 2012
[3] B. Jaouachi, M. Ben Hassen and F. Sakli, Study of Spandex filament position on
Spliced Elastic Yarn Cross Section, Internationl Coference ò Applied Research in Textile,
Cirat -3, 2018.
[4] M. Elshakankery, A. A. Almetwally Physical and Stretch Properties of Woven
Cotton Fabrics Containing Different Rates of Spandex, Journal of American Science,
2012;8(4).
[5] Quaynor, L., Takahashi, M., Nakajima, M., Effects of laundering on the Surface
Properties and Dimensional Stability of Plain Knitted Fabrics , Textile Research Journal,
2000, Vol 70, No. 1, pp. 28-35.
[6] Stjepanovič, Z., Karba, M., Research on the influence of yarn feeding load and
machine speed onortorož, Slovenia. Proceedings, 2005, pp. 709-714.
[7] Tezel, S. and Kavuşturan Y., Experimental Investigation of Effect of Spandex
and Tightness Factor on Dimensional and Physical Properties of Cotton/Spandex Single Jersey Fabrics, Textile Research Journal, Vol. 78 (11), 2008, pp. 966-976.
[8] Postle, R., Carnaby, G.A., de Joung, S., The mechanics of Wool Structures , Ellis Harwood Lim., 1988.
[9 ] Kolundžič, B. Leich, A., Skupljanje desno-ljevog pletiva u funkciji vremena, gustoče
isirovinskog, Vương. Tekstil, 1984, Vol. 33, số 1, tr. 1-13.
7. Tinh hinh nghiên cưu ơ trong nươc:
Tại Việt Nam, vải dệt kim cũng được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số cấu trúc tới các tính chất cơ lý của vải [10, 11, 12, 13, 14]. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim. Vì vậy, “ nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số cấu trúc tới đặc tính
cơ lý của vải dệt kim’’ được nhóm lựa chọn để nghiên cứu.
[10] Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương, “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành
phần sợi Sandex tới các tính chất cơ - lý của vải Single Jersey dệt từ sợi CVC sử dụng cho quần thể thao leging nữ”, Tạp chí khoa học& công nghệ, số 50.2019
[11] ThS.Nguyễn Thị Luyên, “Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương
pháp thực nghiệm”, Khoa Công Nghệ May & Thời trang.
[12] Tạ Vũ Lực, Vũ Thị Hồng Khanh, “Nghiên cứu xác định thông số công nghệ cho
quá trình xử lý nhiệt độ đối với tất nén làm từ Polyamid và Elastan”, tạp chí khoa học và công nghệ, 133(2019) 039-044
[13] Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017.
[14] Nguyễn Thị Thủy, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc vải dệt kim
đến tính đàn hồi của nó”, Luận văn thạc sĩ khoa học công nghệ vật liệu dệt, may - Đại
học Bách khoa Hà Nội.
8. Muc tiêu cua đê tai:
Xác định ảnh hưởng thông số cấu trúc (g/m2, mật độ), thành phần vải đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim.
63
Góp phần làm cơ sở cho việc lựa chọn vải dệt kim phù hợp cho việc thiết kế sản xuất một số sản phẩm dệt kim cụ thể.
9. Nôi dung nghiên cưu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc vải: thành phần, khối lượng vải
g/m2, mật độ sợi của vải đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của một số mẫu vải dệt kim. Lựa chọn được loại vải có cấu trúc phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm.
10. Muc tiêu kinh tê - xa hôi:
Xác định ảnh hưởng thành phần, thông số cấu trúc (g/m2, mật độ) đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải. Lựa chọn được loại vải có cấu trúc phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm.
11. Muc tiêu khoa hoc công nghê
- Góp phần làm tiền đề cho việc lựa chọn vải phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm.
- Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
12. Tom tắt nôi dung đê tai:
Nghiên cứu tổng quan về vải dệt kim.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
Xác định thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khối lượng g/m2 đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
- Kết quả và bàn luận
Xác định được thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải nghiên cứu.
Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
64 đứt và giãn đứt của vải.
Kết luận: Kết luận về ảnh hưởng của thành phần, mật độ, khối lượng g/m2 của vải tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt.
13. Thời gian, tiến độ thực hiện công việc
STT Nôi dung công viêc
1 Nghiên cứu lí thuyết:
Viết thuyết minh đề tài
2 Nghiên cứu tổng quan vải
dệt kim.
3 Nghiên cứu thực nghiệm:
- Xác định được thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ và độ dày của vải.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải nghiên cứu.
4 Nghiên cứu thực nghiệm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng g/m2 đến
khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải nghiên cứu. 5 Tổng hợp kết quả và viết
bài báo cáo tổng kết đề tài
6 Báo cáo nghiệm thu đề tài
14. Dự kiến kết quả đạt được
- Bảng tổng hợp kết quả thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải nghiên cứu. - Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
- Ảnh hưởng của mật độ, khối lượng g/m2 đến khả năng khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
N/C Cơ ban
x
67
Ngay ... thang ... năm 2020 Ngay ... thang ... năm 2020
Giảng viên hướng dẫn Chu nhiêm đê tai
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Lưu Thị Tho Nguyễn Thị Thơm
Ngay ... thang ... năm 2020
Trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ