Các loại thuốc nhuộm sử dụng cho Cotton

Một phần của tài liệu ĐỒ án THIẾT kế QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ xử lý , NHUỘM và HOÀN tất vải dệt THOI từ sợi COTTON 100% MAY áo sơ MI (Trang 28 - 30)

 Thuốc nhuộm hoàn nguyên:

Thuốc nhuộm hoàn nguyên là những hợp chất màu hữu cơ không hòa tan trong nước. Thuốc nhuộm hoàn nguyên được dùng chủ yếu để nhuộm các phần tử xơ xenlulo hoặc thành phần xenlulo trong các loại vải pha. Chúng không được dùng để nhuộm len, tơ tằm vì quá trình nhuộm phải tiến hành trong môi trường kiềm khử. Một số ít thuốc nhuộm hoàn nguyên cũng được

dùng như thuốc nhuộm phân tán để nhuộm cho xơ tổng hợp hoặc làm pigment trong công nghiệp in hoa.

Thuốc nhuộm hoàn nguyên có đủ gam màu, màu tươi ánh rất cao, độ bền màu với quá trình gia công ướt rất cao, có độ bền màu với tác dụng của ánh sáng khí quyển cao nhưng lại kém bền màu với ma sát. Vì vậy thuốc nhuộm hoàn nguyên để nhuộm các hàng cao cấp từ xơ bông.

 Thuốc nhuộm trực tiếp

Có đủ gam màu từ vàng đến đen, màu tươi, được sử dụng để nhuộm và in hoa cho các loại vật liệu từ xenlulo như: bông, đay, gai, lanh… có một số thuốc nhuộm có thể sử dụng cho lụa, tơ tằm, các mặt hàng từ polyamide.

 Thuốc nhuộm hoạt tính

Thuốc nhuộm mà khi các phản ứng hóa học xảy ra, tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa thuốc nhuộm và xơ vải. Ngoài ra, liên kết cộng hóa trị còn được hình thành giữa các phân tử thuốc nhuộm và nhóm hydroxyl, để tạo nên màu sắc cho vật liệu được nhuộm, nên thuốc nhuộm hoạt tính có độ bền màu cao với quá trình giặt, với ma sát và với nhiều chỉ tiêu khác.

Ưu điểm của thuốc nhuộm hoạt tính là: có đủ gam màu, màu tươi ánh, giá thành sản phẩm không cao, kỹ thuật nhuộm và in hoa không phức tạp nên tuy là loại thuốc nhuộm mới ra đời năm 1956 đến nay đã có hàng nghìn màu khác nhau và được sử dụng ngày càng phổ biến để nhuộm và in hoa.

 Thuốc nhuộm phân tán

Để nhuộm loại xơ ghét nước này người ta sử dụng một loại thuốc nhuộm riêng gọi là thuốc nhuộm phân tán, có độ hòa tan trong nước rất nhỏ, chúng được nghiền đến độ mịn rất cao và được hòa tan vào dung dịch ở dạng huyền phù phân tán cao, ở dạng này khi nhuộm chúng sẽ bắt vào xơ. Tuy không hòa tan vào nước nhưng cấu tạo của thuốc nhuộm phân tán có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng bắt màu vào xơ của chúng, qua đó quyết định đến

độ bền màu cũng như ánh màu khác nhau. Thuốc nhuộm phân tán tốt cần có độ bền màu với ánh sáng, gia công ướt và bền màu với thăng hoa.

 Thuốc nhuộm lưu huỳnh

Thuốc nhuộm này có đủ gam màu, chúng được sử dụng rộng rãi để nhuộm vải xenlulo, không nhuộm được lên vải len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh. Nhược điểm của thuốc nhuộm nàu là màu kém tươi, bền với quá trình giặt cao, nhưng độ bền màu với ánh sáng và khí quyển chỉ ở mức độ trung bình.

 Kết luận

Có thể thấy có rất nhiều các loại thuốc nhuộm có thể sử dụng để nhuộm màu cho thành phần Cotton mỗi một loại thuốc nhuộm lại có các tính chất khác nhau, ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì thuốc nhuộm hoạt tính giúp cho vải cotton có độ bền màu cao hơn, tạo nên một bề mặt vải thoáng mát, mềm mại, không độc hại, cũng như góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đồ án thiết kế dây chuyền tiền xử lý - nhuộm - in hoa cho vải Cotton áo sơ mi sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính.

Một phần của tài liệu ĐỒ án THIẾT kế QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ xử lý , NHUỘM và HOÀN tất vải dệt THOI từ sợi COTTON 100% MAY áo sơ MI (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w