OBD là tên viết tắt của On-Board Diagnostic , là một chuẩn giao tiếp nhằm hỗ trợ chẩn đoán trên ô tô. OBD định nghĩa các dạng lỗi trong quá trình hoạt động của ô tô dưới dạng các DTC cùng với các dịch vụ đi kèm để thực hiện quá trình chẩn đoán trên ô tô.
Các dịch vụ của OBD có ưu điểm là rất dễ dàng truy cập, thậm chí là từ các thiết bị từ bên thứ ba Tính phổ biến cao, người dùng có thể dễ dàng chẩn đoán được tình trạng của xe dựa trên các thông số và DTC mà hệ thống OBD trả về.
Trong suốt quá trình phát triển, OBD đã phát hành khá nhiều phiên bản, trong đó OBD-II là bản OBD phổ biến nhất đến tận ngày nay.
OBD-II có thể được sử dụng như là một công cụ chẩn đoán thời gian thực.
OBD-II hỗ trợ nhiều tính năng với nhiều thông số khác nhau thông qua các thông số (OBD-II PID).
OBD-II hỗ trợ 5 chuẩn giao thức khác nhau: giao thức CAN, KWP, ISO 9141, J- 1850 PWM và J-1850 VPW.
Trước khi có sự ra đời của OBD, các hãng ô tô sử dụng MIL để hiển thị các mã lỗi người dùng phải đếm nhịp chớp tắt của đèn MIL để xác định mã, sau đó tra thông tin trong tài liệu của hãng ô tô đó.
Trong khi đó, nếu có thiết bị OBD-II, người dùng chỉ cần cắm thiết bị OBD-II vào cổng OBD trên xe, kết quả chẩn đoán trả về sẽ chứa toàn bộ các thông tin liên quan, bao gồm cả các DTC và dữ liệu hiên thời để theo dõi sự hoạt động của xe.
OBD có lịch sử phát triển từ năm 1991, bắt đầu từ hiệp hội bảo vệ môi trường California.
Vào năm 1994, các hãng xe ô tô ở Mĩ cam kết sẽ trang bị OBD-II trên toàn bộ danh mục sản phẩm của họ bắt đầu từ năm 1996 trở về sau. OBD-II cũng được chính thức giao cho hiệp hội các kỹ sư quản lý Chuẩn SAE J 1962 định nghĩa các chuẩn về DTC cùng với các cơ chế liên quan, bao gồm cả bộ kết nối OBD-II.
80 Ngày nay, OBD-II đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, vượt ra khỏi biên giới nước Mĩ, bắt buộc phải được trang bị trên tất cả các xe được bán ra (trừ một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam).
Mối liên hệ giữa CAN và OBD II
Hình 3. 8 Minh họa mối liên hệ giữa CAN và OBD II
OBD-II thực chất là một giao thức có lớp cao hơn so với CAN (cũng như 4 giao thức còn lại mà OBD-II hoạt động) Là một dạng lớp giao thức cao hơn HLP. Điều này có nghĩa rằng khi sử dụng OBD-II trên CAN, ta hoàn toàn có được toàn bộ các cơ chế đã được định nghĩa bởi CAN.
ISO 15765 là một tiêu chuẩn được phát hành vào năm 2008 nhằm qui định các thiết lập về lớp vật lý nhằm hỗ trợ cho OBD-II mà sau này đã được phổ biến rộng rãi.
81 OBD-II trên CAN theo lý thuyết sẽ hoạt động như một yếu tố kí sinh theo khung CAN Khi ta kết nối một thiết bị đọc OBD-II vào mạng CAN và các dữ liệu lấy được giao tiếp, ta chỉ thấy dữ liệu thô CAN chứ hoàn toàn không phải dữ liệu OBD-II cho đến khi ta gửi một đúng yêu cầu để bắt đầu đọc OBD-II.
Một OBD-II trên tin nhắn CAN sẽ bao gồm 1 ID (11 bit – ID lấy từ khung CAN) và 8 byte dữ liệu (64 bit).
Các ID có dạng 7xx cho phần chẩn đoán.
OBD-II Data (8 byte) được chia thành các vùng khác nhau: [chế độ] [PID] [dữ liệu]. Sẽ có sự phân biệt giữa ID yều cầu và ID phản hồi.
Hình 3. 10 Khung chứa tin nhắn nhận được qua OBD II
Hình 3. 11 Phân tích ý nghĩa dữ liệu
OBD-II Chế độ yêu cầu _ [Hex]: [khai báo] -01: Hiển thị dữ liệu hiện thời
-02: Hiển thị dữ liệu Freezed-Frame -03: Hiển thị các DTC đã lưu trữ
-04: Xóa các DTC và các giá trị lưu trữ -05: Kiểm tra các kết quả không dùng CAN -06: Kiểm tra kết quả/ Quản lý hệ thống
82 -07: Pending DTC đang chạy
-08: Điểu khiển sự hoạt động của các bộ phận trên ON – BOARD -09: Thông tin xe
-0A: Permanent DTC
OBD-II Chế độ phản hội = [chế độ yêu cầu] + (hex) 40 Mang ý nghĩa xác nhận Các dữ liệu lấy từ OBD luôn ở định dạng Hex
Như vậy, OBD-II là một dạng HLP có nhiệm vụ gửi/nhận dữ liệu dựa trên cấu trúc của định dạng trao đổi thông tin mà nó hỗ trợ (được đề cập đến trong phần này là giao thức CAN).
Nhìn chung cấu trúc cũng như các chế độ của OBD-II là hoàn toàn giống nhau đối với tất cả các giao thức mà nó hỗ trợ. Nhưng ta cần chú ý đến ID khi gửi dữ liệu vì nó phụ thuộc vào giao thức mang dữ liệu OBD-II.
Cần lưu ý rằng vùng hoạt động của OBD-II chỉ liên hệ đến EC động cơ cùng với các thông số của nó mà thôi.