Các công cụ cần dung thiết kế mô hình CAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình mạng can trên ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 94 - 98)

3.3.1. Phần cứng

-STM32F103T8C6. -Arduino Uno. -Mạch nạp STLINK.

-Mạch chuyển SB ART.

-Đồng hồ Instrument Cluster grand i10. -Máy đo xung Hantek.

-Cáp nối, dây điện và linh kiện điện tử (điện trở, LED…).

3.3.2. Phần mềm

-Trình biên dịch Keli C cho STM32. -IDE Arduino.

-Phần mềm Terminal, giao tiếp truyền dữ liệu lên máy tính qua ART. -Phần mềm CATIA.

-Phần mềm Hantek6022BE. -Thư viện MCP2515.

-Thư viên SPL cho trình biên dịch C.

3.4. Phần cứng mô hình 3.4.1. Nút STM32F103C8T6

85 STM32F103C8T6 là module tích hợp sẵn bộ điều khiển CAN Bộ điều khiển CAN sẽ được kết nối với bộ chuyển đổi (hay bộ truyền-nhận) thông qua 2 đường CAN Tx và CAN Rx. Chức năng của bộ chuyển đổi này là để chuyển đổi từ tín hiệu số trên đường TX thành tín hiệu tương tự trên bus CAN và chuyển đổi từ tín hiệu tương tự trên bus CAN (CAN_H và CAN_L) thành tín hiệu số trên RX.

Thông số kỹ thuật

-Nguồn cấp cho STM32F103C8T6 hoạt động: 5V -Nguồn cấp cho TJA1050: 3.3 V

-Chân TX -Chân RX

3.4.2. Nút ARDUINO UNO R3

Arduino UNO R3 module không tích hợp bộ điều khiển CAN để tạo thành một nút CAN hoàn chỉnh dung module MCP2515. Mudule sử dụng chip MCP2551 làm bộ CAN điều khiển và TJA1050 làm bộ truyền nhận. Arduino Uno R3 và Module MCP2515 giao tiếp chuẩn SPI.

SPI (Serial Peripheral Bus) là một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao do hãng Motorola đề xuất. Đây là kiểu truyền thông Master-Slave, trong đó có 1 chip Master điều phối quá trình tuyền thông và các chip Slaves được điều khiển bởi Master vì thế truyền thông chỉ xảy ra giữa Master và Slave. SPI là một cách truyền song công (full duplex) nghĩa là tại cùng một thời điểm quá trình truyền và nhận có thể xảy ra đồng thời. SPI đôi khi được gọi là chuẩn truyền thông 4 dây vì có 4 đường giao tiếp trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input Slave Output), MOSI (Master Ouput Slave Input) và SS (Slave Select).

SCK: Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên cần 1 đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi.

MISO– Master Input / Slave Output: nếu là chip Master thì đây là đường Input còn nếu là chip Slave thì MISO lại là Output. MISO của Master và các Slaves được nối trực tiếp với nhau.

MOSI – Master Output / Slave Input: nếu là chip Master thì đây là đường Output còn nếu là chip Slave thì MOSI là Input. MOSI của Master và các Slaves được nối trực tiếp với nhau.

86 SS – Slave Select: SS là đường chọn Slave cần giap tiếp, trên các chip Slave đường SS sẽ ở mức cao khi không làm việc. Nếu chip Master kéo đường SS của một Slave nào đó xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa Master và Slave đó. Chỉ có 1 đường SS trên mỗi Slave nhưng có thể có nhiều đường điều khiển SS trên Master, tùy thuộc vào thiết kế của người dùng.

+ MISO Mang các dữ liệu từ các thiết bị SPI về Arduino. + MOSI Mang các dữ liệu từ Arduino đến các thiết bị SPI. + SS Chọn thiết bị SPI cần làm việc.

+ SCK dòng đồng bộ.

Hình 3. 14 Chân giao tiếp SPI

Thông số kỹ thuật

-Nguồn cấp cho Arduino no R3 hoạt động: 5V -Nguồn cấp cho MCP2515: 5 V

87

Hình 3. 15 Nút ARDUINO UNO CAN

3.5. Mô hình

88

Hình 3. 13 Mô hình thực tế mạng CAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình mạng can trên ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)